Trường hợp của Marissa Mayer, CEO Yahoo là một trường hợp hiếm gặp trong giới lập trình. Cô có lẽ chính là “CEO thách giá nhất lịch sử”, cô không những không thể vực dậy Yahoo, mà còn phung phí thêm 2 tỷ đô la “mua sắm” thêm vài chục startup nữa (và tất cả cũng đều thất bại ê chề).
Ấy vậy mà cô vẫn vẫn được trả lương “ngất ngưỡng”. Theo Fortune, cô sắp sửa nhận được 123 triệu đô la… vì đã thất bại.
Nhìn chung, người ta hay nghĩ lập trình viên quá “đắt đỏ”
Giống như như Mayer, người ta hay nói lập trình viên được đánh giá quá cao, rằng họ đơn giản chả đáng giá là bao.
Nhưng chính bản thân bạn biết rõ sự thật.
Bạn làm việc cực kỳ nhiều để nhận được từng đồng lương của mình. Bạn hơn cả đáng giá ý chứ. Nhưng lượng công việc bạn phải thực hiện không phải lúc nào cũng mang lại đồng lương như ý.
Với đa phần lập trình viên, lương của họ quả thật không xứng đáng.
Liệu bạn có thể kiếm thêm nhiều tiền hơn nữa? Nếu bạn thực hiện các bước dưới đây, bạn không những được tăng lương, mà có khi còn tăng nhiều là đằng khác.
Cũng như mọi khi, “muốn ăn thì lắn vào bếp” nếu bạn không thể làm việc thật chăm chỉ, có lẽ đây không phải là bài viết cho bạn. Vì đây có lẽ là một trong những việc khó nhất trong sự nghiệp của mình.
Đa số dev “sợ” tăng lương…
Nghe “khìn khìn” quá nhỉ? Tăng lương như vậy ai mà không thích? Tất nhiên là những ai ngại “nhiệt” rồi.
Đây là những người lập trình viên với hội chứng external locus of control. Họ tin rằng sự nghiệp của mình được định hình chủ yếu từ những yếu tố họ không thể kiểm soát.
Quan niệm sai lầm này xoay quanh…
- Sự khan hiếm. “Những vị trí cao đâu có nhiều, đâu phải lúc nào cũng có chỗ trống để lên thế. Nếu có người lên thì chắc gì đã tới lượt mình”
- Khả năng chi trả. “Công ty có vẻ như không có đủ sức mạnh tài chính để tăng lương cho mình đâu”
- Giới hạn. “Tôi không có tố chất lãnh đạo. Tôi thiếu uy tín và thiếu kỹ năng của một leader. Tôi chả muốn phải chịu trách nhiệm cho một mớ người, project, phòng ban đâu,…”
- Nhận thức. “Bạn không thể được tăng lương hay thăng chức nếu bạn không chải chuốt, ngăn nắp. Nếu bạn không biến thành “thú cưng” của quản lý, đừng hy vọng được lương cao”
Bạn đã nhận ra rồi chứ? Những lập trình viên này không tự kiểm soát được sự nghiệp của mình, mà thụ động ngồi chờ mọi thứ xảy ra. Họ sẽ chẳng đạt được ước muốn trong cuộc sống nếu không giành kiểm soát ngay từ bây giờ.
Những yếu tố trên thực sự không kiểm soát được
Ngay cả khi những quan niệm ở trên là đúng đi chăng nữa. Vậy thì bạn thực sự xui xẻo ư. Bạn có nên buông tha cơ hội tăng lương “hợp lý”.
Tất nhiên là không rồi. Khi bạn thật sự tài năng, việc bản được tăng lương chả liên quan gì đến những yếu tố bên ngoài cả, tất cả là ở bạn. Và vấn đề nằm ngay ở đây, một câu hỏi mà không phải dev nào cũng trả lời được.
Tại sao sếp phải tăng lương cho tôi?
Tôi muốn vậy. Tôi cần ông ấy tăng lương. Tôi muốn ông ấy phải để ý, nhận ra sự chăm chỉ và cống hiến của tôi với công ty. Nhưng thật ra, đó không phải là vấn đề của ông sếp, mà là việc của bạn cơ. Những bạn lập trình viên thiếu kinh nghiệm thường hay hướng câu trả lời về bản thân, với những câu mô tả như “tôi là một nhân viên giỏi/tài năng” hay “Tôi rất biết lắng nghe”.
Có khi sếp chả để ý đến bạn
Bạn là một nhân viên chăm chỉ, tận tụy, tài năng. Bạn biết lắng nghe và luôn luôn quan tâm đến công việc. Sếp bạn chả quan tân đâu. Tại sao vậy?
Vì đó đều là tiêu chuẩn khởi đầu. Bạn hiển nhiên phải làm việc chăm chỉ, hiển nhiên phải là một nhân viên tận tụy rồi. Trong thực tế chỉ có một yếu tố duy nhất để xét tăng lương hay thăng chức.
Kết quả.
Có hai kiểu kết quả…
- Kết quả thông thường. Bạn làm việc vô cùng tốt. Nếu bạn là dev JavaScript dev, code của bạn rất sạch, hiệu quả, tiếp kiệm,…
- Kết quả chuyển đổi. Những kết quả này mang lại cải thiện rõ rệt cho công ty, cả ngành hoặc đến khách hàng. Có thể chỉ đơn giản là một kiến thức chung nào đó, hoặc chi tiết hơn, một phần miềm đặc biệt.
Tại sao những kết quả này lại quan trọng như vậy? Kết quả thông thường xây dwungj lòng tin. Sếp bạn sẽ có thể đầu tư vào bạn hơn, nếu họ tin tưởng bạn.
- Sự tin tưởng biểu hiện theo nhiều hình thái. Nó tạo nên uy tín trong công việc. Lòng tin xây dựng danh tiếng – tạo sự an toàn. Nếu bạn tuyên bố mình có thể đạt được kết quả mà không ai đạt được trước đó, hay đòi hỏi một sự đầu tư nhất định, lòng tin chính là thứ “tiền tệ” đem ra đặt cược.
- Tính chất của kết quả chuyển đổi là sự kỳ lạ. Những kiểu kết quả này thường khá nguy hiểm, rủi ro và có cường độ lớn. Trước khi đạt được, những kiểu mục tiêu này trông có vẻ “bất khả thi”. Nhưng khi đã thành công, sẽ mang lại quyền hạn, sức bật và tài nguyên to lớn.
Kết quả sẽ trông như sau.
Jason Fried, đồng sáng lập Basecamp, gặp vấn đề nghiêm trọng, không biết phải làm gì. Ông muốn phát triển doanh nghiệp của mình theo một hướng mới nhưng chẳng biết lập trình.
Ông có biết một ít về thiết kế, nhưng như vậy vẫn chưa đủ. Ông cố tự học thêm PHP, nhưng lại không có được động lực theo đuổi. Nên ông đăng bài blog nhờ giúp đỡ…
… Đó cũng là lý do anh gặp được David Heinemeier Hanson. David phản hồi, giúp Jason giải quyết vấn đề. Họ bắt đầu làm việc cùng nhau, David cố gắng hết sức để xây dựng lòng tin và tạo nên kết quả thông thường. Họ cuối cùng cùng nhau làm việc với phiên bản Basecamp đầu tiên, và David viết hết toàn bộ code trong phiên bản này.
Đến đây, kết quả chuyển đổi bắt đầu xuất hiện. David xuất Ruby on Rails từ tác phẩm của mình ở Basecamp, tung ra (dưới dạng open source) vào năm 2004 và share quyền commit vào năm 2005. Ruby on Rails kể từ đó được tin dùng bởi nhiều công ty lớn như Shopify, Airbnb, Twitch, Hulu và SoundCloud.
Ruby on Rails đã đưa Basecamp lên vị trí dẫn đầu trên thị trường; đến tháng một năm 2016, hơn 1,2 triệu website có chạy Ruby on Rails. Từ đó giúp Basecamp gián tiếp thu hút sự chú ý và đầu tư từ nhà sáng lập của Amazon, Jeff Bezos.
Sếp của bạn muốn cả kết quả thông thường lẫn kết quả chuyển đổi. Nhưng họ sẽ không quan tâm đến sự thay đổi chuyển đổi cho đến khi họ tin tưởng bạn đạt được kết quả thông thường. Vì kết quả chuyển đồi thường có rủi ro cao; và lòng tin sẽ là đòn bẩy để họ trao cơ hội cho bạn.
Cơ hội đó chính là cơ sở để bạn được tăng lương. Nhưng bạn mở miệng hỏi như thế nào, và khi nào?
Step 1: Những vướn mắc trước khi bắt đầu
Tất nhiên, khó khăn và mệt mỏi là điều không thể tránh khỏi. Nên bạn cần đón đầu và giải quyết chúng trước khi mọi chuyện trở nên tồi tệ. Hơn nữa, khi bị lơ đi, những vấn đề này có nguy cơ gây hậu quả khá nghiêm trọng.
- Thỏa thuận tuyển dụng hạn chế. Một số thỏa thuận có ghi người tuyển dụng được giữ tất cả phần mềm bạn làm ra. Đây là một “thảm họa pháp lý” có nguy cơ đẩy đời bạn “đi về xa xăm”. Trong đa số trường hợp, người tuyển dụng không nên có quyền sở hữu sản phẩm của lập trình viên, đặc biệt nếu họ nghỉ việc.
- Bạn không được công nhận là “sao hạng A”. Có lẽ bạn là siêu sao, có lẽ không. Nếu không, bạn nên cố gắng ngay từ giờ là vừa. Nếu bạn thực sự tài giỏi, bạn cần phải được nhìn nhận một cách đúng đắn.
- Sếp bạn nổi tính tham lam. Danh tiếng, quyền lực, tiền bạc và thanh thế khơi dậy những đức tính xấu xa nhât của một con người. Bạn làm ra một thứ gì đó thật tuyệt vời và có khi sếp của bạn sẽ giành lấy công lao từ sự cố gắng của người khác. Bạn cần biết cách xử lý như thế nào trong trường hợp như vậy.
Đây không phải là tất cả vấn đề bạn cần xử lý, nhưng vẫn là ba vấn đề quan trọng nhất. Luôn giải quyết chúng khi bạn đã sẵn sàng.
Step 2: Tìm giải quyết vấn đề phù hợp nhất
Bạn cần lập danh sách những vấn đề cần giải quyết. Những vấn đề này có thể hướng đến riêng công ty, cho cả một ngành lập trình/thiết kế, hoặc một sự cố chỉ ảnh hưởng đến khách hàng. Bạn cần những vấn đề này để:
- Trở nên có ích vời người tuyển dụng. Khi những vấn đề quan trọng nhất được giải quyết, người tuyển dụng sẽ được hưởng danh tiếng, tiền bạc, cơ hội, và thanh thế từ giải pháp tương ứng. Hãy dốc sức vì nhà tuyển dụng và bạn sẽ đi vào huyền thoại.
- Hãy trở nên thật quan trọng. Hãy lựa chọn vấn đề nào có tiềm năng ảnh hưởng mạnh và rộng. Cho dù là vấn đề của công ty, toàn ngành, hay của khách hàng; thì vấn đề vẫn nên đủ “mãnh liệt” để mọi người ghi nhận, và “biết ơn” với giải pháp.
Bạn nên bắt đầu tiếp cận vấn đề bằng cách hỏi, hỏi mọi người về vấn đề họ đang gặp phải. Vậy ta phải hỏi ai đây?
- Đồng nghiệp. Bạn có thể hỏi bất cứ ai trong công ty, những dev khác, marketer, sale, manager,… hay thậm chí là đồng nghiệp cũ. Hãy hỏi họ về những khó khăn hiện nay, và cả trong quá khứ nữa. Nhưng hảy “cố” tỏ vẻ thật tự nhiên, như trong buổi trò chuyện khi ăn trưa chẳng hạn.
- Khách hàng. Nếu sếp “khá” tin tưởng bạn, hãy xin phép phỏng vấn khách hàng luôn. Còn nếu sếp không quá tin tưởng, hãy tìm thử những người không phải khách hàng và xin phỏng vấn họ. Bạn chỉ cần năm đến mười phút là quá đủ.
- Influencer. Liệt kế các influencer cho cho mỗi vấn đề, nhưng đừng liên lạc với họ vội. Mỗi influencer có cho mình một lượng khán giả có thể đang mắc vấn đề bạn sẽ giải quyết,
Khi phỏng vấn, ta nên hỏi những câu hỏi như thế nào?
- Trong quá trình làm việc, anh/chị gặp vấn đề nào nan giải nhất?
- Tại sao vấn đề lại nan giải như vậy?
- Có ai nữa mà anh/chị biết gặp phải vấn đề này không?
- Nếu vấn đề bị bỏ ngỏ, hậu quả là gì?
- Nếu muốn giải quyết, bạn sẽ đi theo hướng nào?
- Bạn lo ngại điều gì nhất về vấn đề này?
Đừng quên thay đổi lại một số câu hỏi để phù hợp với từng đối tượng.
Step 3: Tìm giải pháp cho vấn đề
Hãy dành một ít thời gian để xem xét các vấn đề đã liệt kê ra. Vấn đề nào (nếu được giải quyết) mang lại ảnh hưởng lớn nhất trong công việc? Bạn có thể giải quyết được vấn đề nào? Giải quyết như thế nào? Bạn sẽ làm gì để cải thiện tình hình của mọi người?
Hãy khái quát sơ bộ ý tưởng của mình, nhưng đừng vội bắt tay vào làm gì cụ thể cả. Hãy đem ý tưởng này đến những người bạn đã phỏng vấn, và cả những người không trả lời lời mời phỏng vấn, và hỏi feedback từ họ.
Ghi lại những feedback giá trị này.
Tìm đến những người influencer. Hãy tập trung vào những người nào có liên quan đến vấn đề. Hãy thật thẳng thắng và đi thằng vào vấn đề, tránh spam, quanh co.
Tiếp tục ghi lại những feedback giá trị này.
Nghỉ ngơi một hay ngày, sau đó hẵng quay lại phân tích những feedback thu được. Tìm điểm tương đồng, mọi người có nêu lên những nội dung tương tự nhau không? Tìm điểm mâu thuẫn, đồng nghiệp của bạn đồng tình hay bất đồng với influencer? Tại sao?
Hãy quyết định dựa trên những feedback nhận được. Bạn cần đáp ứng được bốn tiêu chí sau:
- Mang lại “đòn bẩy”. Với “đòn bẩy”, giải pháp của bạn có thể giúp ích đồng thời năm hay năm mươi nghìn người mà không cần bạn “chỉ tay cầm trịch”.
- Thu hút người theo dõi. Người theo dõi đông đảo sẽ giúp bạn có thêm “đòn bẩy” và sức mạnh. Bước vào cuộc hợp với email list 50.000 người, 100.000 Facebook fan, kết nối với 2,4 triệu người qua LinkedIn sẽ tăng độ uy tín của bạn lên rất nhiều.
- Bạn là người kiểm soát. Bạn phải tự bảo vệ mình. Đảm bảo mọi thỏa thuận thật đúng mực, và giải pháp của bạn không nên được phát triển trên tài nguyên hay tài sản của công ty, hãy cố giữ mọi thứ thật rạch ròi.
- Giải pháp dễ áp dụng. Hầu như dev nào cũng mắc thói quen xấu là… phức tạp hóa mọi thứ lên. Nhưng nếu bạn muốn giải pháp được sử dụng phổ biến, thì phải làm sao cho thật đơn giản.
- An toàn khi sử dụng. Hãy đảm bảo giải pháp của bạn là… hợp pháp. Ứng dụng không được vị phạm hoặc phá vỡ các quy định của pháp luật và công ty. Đừng đẩy sếp của bạn vào con đường “lao lý”.
Nếu bạn nghĩ sếp sẽ “mở lòng” trước kế hoạch của bạn, dành thêm tý thời gian nữa để giải thích kế hoạch này chi tiết hơn một chút. Mặc khác, nếu sếp không quá để tâm, hãy giữ những chi tiết cần thiết cho riêng mình.
Muốn ví dụ cụ thể? Sau đây là một số “tấm gương” cho bạn tham khảo.
- Dr. Pete Meyers ở Moz nhận thấy marketer chuyên về search engine vấp phải một vấn đề khá nan giải. Họ cần phải theo dõi các cập nhật của Google lên thuật toán tìm kiếm. Giải pháp? MozCast, một micro-site hiển thị cập nhật và thay đổi với thuật toán của Google.
- Matt Cutts là trưởng đội Webspam của Google. Anh là người viết phiên bản SafeSearch (một trong nhiều filter của Google Search) đầu tiên của Google. Anh dành phần lớn thời gian và tâm sức nhằm gia tăng và cải thiện năng lực nhận biết ngôn ngữ của search engine. Anh đã phải viết nhiều bài blog, tạo video, trò chuyện với hàng nghìn người để để giúp mọi người cho ra đười content thật chất lượng. Bởi vậy, anh không khác gì “người hơi có tiếng”, thậm chí fan của anh ta còn có tên riêng là “Cuttlers”.
- Matt Mullenweg tách b2 và tạo ra WordPress. CNET nhận thấy sức mạnh cảu WordPress, và quyết định tuyển Matt để giúp họ hoàn thiện WordPress hơn nữa. Thay đổi chuyển đổi tự động thu hút cơ hội và mọi người về Matt, giúp anh có thời gian và tài nguyên cần có để tiếp tục đam mê của mình – hoàn thiện WordPress.
- Jessica Hische là nghệ sĩ và tay bút chuyên về mẫu chữ. Cô ấy nổi tiếng nhờ những lời khuyên được chia sẻ trên blog và drop cap hằng ngày. Cô quyết định chia sẻ quan điểm về nghề nghiệp đặc biệt của mình qua sơ đồ hài hước “Tôi Có Nên Làm Việc Không Công?” Nội dung này đã “gãi trúng chỗ ngứa” và được nhiều “tay to” chia sẻ như Fast Company, Lifehacker, Seth Godin, và AdWeek.
Step 4: Cho mọi người thấy kết quả
Đến đây là xong rồi. Bạn đã có được một giải pháp cho vấn đề cứng đầu. Đã đến lúc công bố với thể giới. Đây là bước quan trọng, mà nhiều lập trình viên vẫn hay bỏ ngõ. Họ cho ra đời một giải pháp tuyệt vời, sau đó lại lo sợ mà không quảng bá nó ra – Thật lãng phí, và thảm họa.
Mới đầu, chả ai quan tâm đâu.
Mới đầu, hầu hết mọi người chả quan tâm bạn làm được gì đâu. Họ không quan tâm bạn đã đạt được gì, hay đạo đức làm việc khó tin của bạn, thậm chí cả những kiến thức chuyên sâu cũng vậy.
Bạn phải trả lời được câu hỏi “Tôi được lợi gì?” để có thể thu hút sự ủng hộ.
Đây là cách làm.
- Chia sẻ giải pháp. Liên lạc với tất cả mọi người – khách hàng, đồng nghiệp, influencer – những ai đã chia sẻ feedback hoặc giúp đỡ bạn theo cách nào đó. Trò chuyện về họ. Cho họ thấy những ý kiến của họ đã giúp ích đến nhường nào, đã tạo sự khác biệt,… Tỏ ra thật chân thành, và bày tỏ lòng biết ơn.
- Tiếp cập những ai phản đối. Tất cả đồng nghiệp, khách hàng hay influencer đã ngó lơ bạn hoặc từ chối giúp đỡ. Cho họ thấy giải pháp và cám ơn họ đã giành thời gian. Nếu họ sẵn sàng tiếp nhận ý tưởng, đừng ích kỷ. Hỏi họ thêm ý kiến để cải thiện trong tương lai.
- Biến người ủng hộ thành “người hùng”. Công khai vinh danh những ai đã ủng hộ bạn. Nếu bạn dùng Twitter hay Facebook, đừng quên tag họ vào.
- Chia sẻ câu chuyện hết lần này đến lần khác. Sẽ luôn có người vẫn chưa kịp nghe câu chuyện. Những người lạ lẫm với kết quả chuyển đổi bạn đã tạo ra. Chia sẻ những khó khăn, quá trình, thành công của bạn. Và Vẫn tiếp tục thật biết ơn và tốt bụng.
- Nuôi dưỡng những mối quan hệ mới. Nếu bạn vẫn làm đúng cho đến đây, bạn nên có một danh sách supporter, gồm khoảng 10 – 50 influencer mà bạn đã có cơ may hợp tác. Hãy tìm cách duy trì những môi quan hệ này, tìm hiểu về họ, dành thời gian cho họ, vinh danh họ bằng tác phẩm của mình.
- Trở thành “ông tơ”. Nếu đã xây dựng được nhiều mối quan hệ như vậy, bạn sẽ bắt đầu thấy lỗ hổng, những “vùng trống” mà supporter của bạn có thể giúp nhau. Hãy xin phép, và nếu họ gật đầu, giới thiệu họ với nhau.
Làm việc thật chăm chỉ và mọi người quanh bạn sẽ nhận ra. Gia tăng uy tín trong ngành và bạn đã thu hút được sự chú ý của cấp trên rồi đấy.
Hãy ghi nhận mọi thứ. Mọi dữ liệu, kiến thức bạn đã thu thập, mọi thành quả bạn đã đạt được, dù có nhỏ nhoi, vô dụng hay “lạc đề” đến đâu đi chăng nữa. Như vậy, bạn đã sẵn sàng cho mọi cơ hội khả thi nhất rồi đấy.
Step 5: Chia sẻ kết quả, đòi hỏi những gì bạn đáng giá
Hãy yêu cầu gặp mặt sếp. Đừng ích kỷ, hãy hướng cuộc gặp này về họ. “Biến đổi” vấn đề theo hướng đáp ứng nhu cầu của họ.
- Họ muốn tăng lượng khách hàng? Cho họ thấy giải pháp của bạn có thể thu hút khách hàng như thế nào.
- Họ muốn tăng thị phần? Cho họ thấy kết quả này cũng có thể làm được điều đó.
- Họ đang tìm kiếm danh vọng và uy thế? Cho họ thấy mọi người nói về bạn/họ như thế nào. Móc nối danh vọng này đến nỗ lực và công sức của họ.
- Họ cần thêm doanh thu? Chứng minh rằng giải pháp sẽ mang lại đúng lớp người dùng, lớp khách hàng tiêu nhiều tiền hơn.
Nếu sếp bạn từ chối thì sao?
Vậy nếu bạn tốn mất một mớ thời gian mà ông sếp vẫn cười vào mặt bạn? Hay có thể họ thấy hứng thú nhưng lại không muốn tăng lương? Khá khó chịu đấy, nhưng đây là một trong nhiều rủi ro bạn phải đối mặt.
Bạn còn nhớ những supporter của mình chứ? Những người đồng nghiệp, influencer và khách hàng bạn đã tìm đến? Hãy kêu gọi bọn họ một lần nữa.
Bạn hoàn toàn nắm giữ tác phẩm của mình (vì không bị ràng buộc pháp lý rồi mà), nên có thể hoàn toàn đi theo bất cứ hướng nào bạn chọn. Bạn có thể tìm đến các doanh nghiệp khác (thông qua đồng nghiệp), lên một cuộc hẹn y như buổi nói chuyện với sếp bạn.
Nếu họ muốn đầu tư, còn gì tốt hơn nữa, hãy cộng tác với họ (theo kiểu freelance).
Bạn có thể tiếp cận mỗi doanh nghiệp hoặc influencer và thương lượng trực tiếp với họ. Bạn sẽ đưa ra những lợi ích trong cuộc gặp, để đổi lại tiền bạc. Có rất nhiều cách thức để bạn “phát tán” sáng kiến của mình.
Không phải lập trình viên nào cũng được trả lương quá cao (hơn năng lực)
Marissa Mayer thất bại vì cô không thể cho ra kết quả. Nhưng bạn không bắt buộc phải dính vào “vết xe đổ” này. Bạn làm việc cực kỳ chăm chỉ cho từng đồng lương của mình. Nếu làm tốt, bạn đáng giá từng đồng một, mà còn hơn thế nữa kìa. Lập trình viên, là một trong nhiều công việc khác, không phải lúc nào cũng nhận được giá trị tương ứng.
Bạn hoàn toàn có thể gia tăng thu nhập của bản thân, tạo giá trị thông thường và chuyển đổi nếu bạn muốn mọi người nhận ra tài năng “siêu sao” của mình.
Đa phần lập trình viên bỏ qua những cơ hội như thế này. Hãy cố gắng bức phá khỏi nhóm chung, trở thành siêu sao để xóa đi quan niệm “overpaid developer” trong mắt người tuyển dụng.
Techtalk via sitepoint