Chào bạn,

Đăng nhập xem việc làm phù hợp

Blog IT

6 đặc điểm chung của các chương trình thí điểm IoT thành công

6 đặc điểm chung của các chương trình thí điểm IoT thành công

Hội thảo công bố báo cáo “Internet vạn vật - Từ truyền thông đến hiện thực” vừa được Bộ KH&CN phối hợp cùng WB

tổ chức hôm nay, ngày 6/3/2018 tại Hà Nội.

Báo cáo mới công bố của nhóm chuyên gia WB cho biết, chính phủ các nước đang tích cực sử dụng sử dụng Internet vạn vật - IoT nhằm phục vụ công dân của mình tốt hơn nhưng họ cũng đang gặp phải một số cản trở nhất định như: mới có rất ít sáng kiến vượt qua khỏi giai đoạn thí điểm, mô hình kinh doanh chưa phát triển đủ mức để duy trì hạ tầng IoT lâu dài và bối cảnh chính trị còn chưa đáp ứng được yêu cầu.

“IoT có tiềm năng rất lớn nhưng đòi hỏi Chính phủ, khu vực kinh tế tư nhân và xã hội dân sự phải tiến hành một cách có hệ thống và dựa trên thông tin đầy đủ”, ông Prasanna Lal Das, chuyên gia Quản lý tri thức trưởng WB, chủ biên báo cáo về IoT cho biết.

Các chuyên gia WB cho hay, theo cách suy nghĩ thông thường, mọi người cũng biết IoT sẽ thay đổi nhiều thứ, từ các đầu cảm biến trong tháng máy cảnh báo cho các cơ quan chính phủ biết về các rủi ro đối với sự an toàn của công chúng; cho tới số liệu lấy từ cặp sách của học sinh nhằm đảm bảo an toàn cho các em; hay các xe chở rác thông minh giúp tiết kiệm tiền cho chính quyền thành phố. “Các tác giả báo cáo cũng tìm kiếm bằng chứng về những thay đổi như vậy trong bộ máy chính phủ các nước”, đại diện WB cho hay.

Cũng theo WB, thời gian gần đây giới doanh nghiệp và các nhà hoạch định chính sách đã quan tâm nhiều tới IoT. Nhiều báo cáo đã nêu ví dụ hàng tỉ, thậm chí hàng nghìn tỉ thiết bị đã được kết nối với nhau, mở ra cơ hội thay đổi mọi hoạt động kinh tế.

“Báo cáo này nhắm tới mục tiêu mở ra một cuộc tranh luận giữa các nhà hoạch định chính sách với nhau và với khu vực kinh tế tư nhân về mức độ hiểu biết về cách thức ứng dụng IoT vào thực tế và tạo nên tác động kinh tế xã hội”, ông Gannesh Rasagam, Giám đốc nhóm thuộc Ban Tài chính, Năng lực cạnh tranh và Đổi mới sáng tạo toàn cầu của WB nói.

Nghiên cứu của nhóm chuyên gia WB chỉ ra rằng, khu vực kinh tế tư nhân đã đi trước một vài bước nhưng các cuộc hội thảo với các nhà hoạch định chính sách của chính phủ cho thấy vẫn còn khoảng cách như: hầu hết các cơ quan chính phủ vẫn còn khá xa lạ với IoT cũng như cách thức áp dụng chúng vào công việc chức năng của họ; nhiều người không hiểu rõ thực hiện các sáng kiến có thành phần IoT trong đó như thế nào và có lẽ càn phải có một bộ công cụ để giúp mọi người bắt tay vào thực hiện. “Hầu hết các cơ quan đều mong muốn học tập các sáng kiến từ chính phủ các nước khác, cái gì thành công, cái gì không thành công và điều đó có ảnh hưởng như thế nào đến kế hoạch của họ”, chuyên gia WB cho hay..

Bên cạnh đó, báo cáo mới công bố của nhóm chuyên gia WB cũng đã nêu một số ví dụ cụ thể tại Đức, Canada, Anh, Estonia, Kazakhstan, Ấn Độ, Nhật Bản, Mỹ và Các tiểu vương quốc Ả rập.

Trên cơ sở nghiên cứu, các tác giả báo cáo đã rút ra nhận định, cũng như nhiều công nghệ đột phá khác, IoT mới chỉ bắt đầu được đưa vào trong dịch vụ của Chính phủ. Theo nhóm chuyên gia WB, IoT vẫn đang trong thời kỳ thai nghén. “Chúng tôi đã chứng kiến nhiều sáng kiến có hợp phần IoT nhưng chúng hầu như không được nhân rộng, ngay cả tại các nước phát triển”, chuyên gia WB chia sẻ.

Nghiên cứu của WB cũng đưa ra một số nhận định đáng lưu ý về IoT trên thực tế, đó là: Chính sách và quy định pháp lý không bắt kịp thực tế, hầu hết các chính sách mới dừng lại ở cấp độ quốc gia chứ chưa vươn tới cấp địa phương và thường có tính chất hạn chế; Các mô hình kinh doanh vẫn còn đang trong giai đoạn phát triển ban đầu, nhiều dự án vẫn còn trong giai đoạn thí điểm và chưa tìm ra mô hình cấp vốn dài hạn; Còn thiếu nghiêm trọng kỹ năng và kiến thức, bắt buộc phải có tư duy kỹ thuật số thì mới có thể thực sự sử dụng tốt IoT được; Quản lý số liệu là vấn đề cốt lõi của IoT nhưng hầu hết các nước vẫn còn đang vật lộn với vấn đề cơ bản liên quan đến công tác thu thập, truy cập, quản lý và xác định giá trị số liệu; Hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu và hiện là cản trở lớn, thể hiện ở chỗ mạng lưới IoT chưa phát triển ngay cả tại các nước phát triển.

Nhấn mạnh vai trò quan trọng của nhà nước trong việc tạo thuận lợi cho IoT, nhóm chuyên gia WB chia sẻ: “Một số ví dụ về triển khai IoT hiệu quả nhất cho thấy cần phải có hạ tầng công cộng và khung pháp quy/chính sách đi kèm; chính phủ các nước giữ vai trò quan trọng quy định tới sự thành, bại của các sáng kiến IoT”.

Đáng chú ý, theo các chuyên gia WB, quá trình nghiên cứu một loạt các đô thị trong khuôn khổ đánh giá, họ đã qua sát thấy những chương trình thí điểm IoT thành công nhất thường có chung các đặc điểm.

Cụ thể, báo cáo của nhóm chuyên gia WB chỉ ra rằng, 6 đặc điểm chung của những chương trình thí điểm IoT thành công nhất gồm có: lãnh đạo biết khơi nguồn cảm hứng để khởi động dự án, thúc đẩy tiến độ và duy trì phát triển; phần lớn các chương trình IoT đều được dẫn dắt bởi chính quyền thành phố/đô thị/địa phương chứ không phải chính quyền trung ương; thương hiệu “đô thị thông minh” là một động lực chính của các chương trình IoT; các nhân tố “điều phối” độc lập, bên thứ ba đóng vai trò chính trong triển khai; chú trọng vào yếu tố địa phương; đối tác công tư có thể là một mô hình bền vững.

Vân Anh

Nguồn: Ictnews.vn

Bài viết tương tự

Bài viết nổi bật