Sau khi app đã được tải thành công lên App Store, bước tiếp theo là duy trì và hỗ trợ app đó. Những apps nổi tiếng nhất trên stores thường cập nhật thường xuyên vào hằng tuần trong khi vòng đời của các app khác thường là 1 hoặc 2 lần trong 1 tháng.
Một số thông tin cần chú ý:
- Hầu hết các apps thành công đều ra đời 1-4 cập nhật/ tháng
- Mức độ cập nhật phụ thuộc vào phản hồi của người dùng, dữ liệu và quy mô nhóm lập trình
- Hầu hết các cập nhật tính năng nên được hoạch định trong tối đa 2 tuần
- Cân bằng giữa các cập nhật nhanh liên quan đến fix bug và các phiên bản ra đời tính năng – các phiên bản này cần nhiều thời gian
- Lên kế hoạch cho 2-4 bản updates trước nhưng cũng nên quan tâm đến nhu cầu thị trường
- Tại sao update app lại quan trọng?
Update app là 1 trong những công cụ marketing tốt nhất của các dev. Khi số lượng app mà người dùng cài đặt trên thiết bi ngày càng tăng, các update thường xuyên có thể giúp app nhận được sự quan tâm nhiều hơn so với các app khác trên 1 thiết bị, vì nó sẽ thể hiện trong danh sách cập nhật như App Store hoặc Google Play Store. Apple và Google cũng thích các app được cập nhật, đặc biệt là với sự ra mắt của OS chính.
Ngoài ra, app updates sẽ gầy dựng sư gắn kết với người dùng, vì các cập nhật bao gồm các bug fix và tính năng mà người dùng yêu cầu. Nó cho thấy bạn nghiêm túc với app và app vẫn đang được duy trì. Lúc này, bạn sẽ lan tỏa được sự gắn kết đó sang các hoạt động offline khi người dùng trung thành giới thiệu app với người quen. Hình thức cam kết này sẽ không thể đạt được nếu chỉ dựa vào Marketing.
Cuối cùng, các update app tạo cơ hội để dev “nói chuyện” với userbase qua việc ra đời các notes. Trong khi số lượng người dùng có khả năng sẽ đọc các release notes là khá thấp, những người thực sự đọc nhiều hầu hết là những người có am hiểu kỹ thuật và sử dụng app nhiều nhất. Các release notes chắc chắn sẽ không bị bỏ qua.
2. App cập nhật mỗi tháng
Các app store không tưởng thưởng cho tâm lý “cứ tung ra thì sẽ hưởng lợi”. Nếu bạn cảm thấy không có trách nhiệm với cập nhật app ít nhất 1 lần trong tháng thì bạn nên cân nhắc nghiêm túc việc lập trình app ngay từ ban đầu. Các cập nhật app store của bạn nên được thúc đẩy bởi phản hồi về chất lượng từ người dùng, số lượng dữ liệu và mức độ thấu hiểu thị trường. Bạn nên cân bằng giữa các yếu tố này và mức độ cập nhật phù hợp sẽ tốn không ít thời gian. Thận trọng với việc lên kế hoạch ra đời các phiên bản cập nhật lúc đầu sẽ đảm bảo các updates này đến tay người dùng sớm hơn.
Tất nhiên, nếu bạn có 1 số lượng lớn app trong portfolio thì việc cập nhật chúng mỗi tháng là 1 chuyện thách thức. Ngoài ra còn có trường hợp app trong “trạng thái bảo trì” để chờ các nguồn đầu tư tiếp theo.
3. Ra đời các updates về tính năng
Mức độ cập nhật app hầu hết phụ thuộc vào các loại tính năng trong app mà bạn đang cố gắng giải quyết. Càng nhiều tính năng hoặc các tính năng càng lớn thì càng tốn nhiều thời gian để ứng dụng cập nhật trên các thiết bị của người dùng.
Gợi ý từ Savvy Apps là giải quyết các tính năng tốn nhiều hơn 2 tuần để lập trình. Nếu 1 tính năng theo hoạch định là tốn nhiều tháng thì bạn nên vạch rõ chiến lược, thay vì cố nhét vào 2 tuần. Lý do là vòng đời lập trình 2 tuần đòi hỏi rất nhiều ngày để kiểm tra và sàng lọc updates. Tính cả thời gian approve app thì bạn đã mất tầm 3-4 tuần.
Những tình huống mà 1 tính năng cần toàn diện hơn đòi hỏi nhiều tháng nỗ lực thì phù hợp nhất đối với các team lớn hơn. Các teamlowns hơn có nguồn lực để thực hiện nhiều phiên bản ra đời cùng lúc như: 1 nhóm sẽ gắn với cập nhật fix bug và duy trì app, 1 nhóm nâng cấp tính năng dự định sẽ ra đời trong 1-2 tháng. Nếu bạn là dev độc lập hoặc không có nhiều người để làm việc với app cùng 1 lúc, thì hãy tập trung vào vòng đời phát triển tính năng cần tối đa 2 tuần.
4. Các cập nhật fix bug
Thông thường, cập nhật fix bug sẽ giúp app ổn định hơn, như sự ra đời OS liên tiếp của Apple và Google mới đây – iOS 9 and Android 6.0 – chủ yếu liên quan đến tính ổn định và fix bug hơn là các tính năng mới.
Đối với các app lâu đời hơn, vì đã có sẵn thị trường sử dụng lớn nên cập nhật fix bug khá thông dụng. Những apps này tập trung vào phát triển và ổn định hóa trải nghiệm người dùng vì các tính năng cảu chúng đã được sửa đổi nhiều. Các apps này thường có vòng đời lập trình tính năng dài hơn, xảy ra đồng thời với các updates quan trọng. Trái lại, các release notes của App Store chỉ đơn giản là “Chúng tôi đem đến các updates thường xuyên để app trở nên tốt hơn dành cho bạn”.
Các updates fix bug thường xảy ra vào hằng tuần hoặc mỗi 2 tuần.
5. Những update lớn so với các update nhỏ
Các phiên bản cập nhật tính năng thường được dành cho updates của app lớn trong khi fix bug thường dành cho app nhỏ. Phiên bản lớn hoặc cập nhật tính năng thường kèm với số thứ 2 của chính phiên bản đó, trong khi các update nhỏ là con số cuối cùng trong dãy 3 chữ. Ví dụ, 1 tính năng có thể đi từ v2.1 đến v2.2, còn fix bug cập nhật từ v2.1 thành v2.1.1.
Các quy ước về số thay đổi kha khá trong ngành và tiếp tục cải tiến. Đối với phần mềm desktop, với việc tốc độ ra đời của browers chung, con số của các phiên bản đơn giản và cao hơn. Vào tháng 1/2016, Google Chrome đang ở ver 47 và Mozilla Firefox ở ver 43. Tương tự, Facebook và Google nói chung bắt đầu thừa nhận huẩn mực trên dành cho các mobile apps. App chủ đạo của Facebook đang ở ver 46 và mỗi phiên bản sẽ nhảy 1 con số tròn trĩnh. Phương pháp tiếp cận với các con số phiên bản này thì không hữu ích lắm với người dùng, nhưng sẽ đại diện cách các con số của phiên bản cập nhật hoạt động trong tương lai.
6. Mẫu lịch cập nhật và lộ trình app
Sau phiên bản đầu tiên, update tiếp theo có thể sẽ tập trung vào bug. Các dev nên giải quyết càng nhiều vấn đề chung càng tốt và đừng lo lắng khi thêm bất kì tính năng nào, chỉ cần chúng không khiến v.10 bị gỡ bỏ. Phương pháp tiếp cận này sẽ giảm tổng các yêu cầu hỗ trợ, đem đến cho bạn cơ hội để tăng thứ hạng app store của bạn và tránh các update kéo dành nhiều tuần. Ở công ty Savvy Apps, họ cố gắng đưa ra các update fix bug lên 1 app store trong vài ngày sau khi app v1.0 ra mắt. Và fix bug đầu tiên sẽ được đánh số là v1.0.1.
Sau đó, mỗi release sẽ gồm 1 vài fix bug và cả tiến. Sau đó bạn có thể bắt đầu chuyển sang vòng đời cập nhật tính năng từ 1 đến 2 tuần. Như đã đề cập, nếu bạn không có 1 đội ngũ làm app lớn, hãy trau dồi 1 tính năng cho đến khi nó khớp với vòng lập trình và thiết kế 1-2 tuần. Cập nhật tính năng lớn đầu tiên được đánh dấu v1.1 và nếu 2 updates dược đưa ra liên tiếp sau đó, chúng sẽ là v1.1.1 và v1.1.2.
Khi người dùng đưa ra phản hồi qua hệ thống hỗ trợ, App Store, mạng xã hội và các nơi khác, các dev nên theo dõi các nội dung được yêu cầu nhiều nhất và đưa chúng lên đầu để bắt đầu chuyển chúng vào mỗi phiên bản cập nhật của mình. Sử dụng các phân tích, suy luận như báo cáo crash và các dữ liệu cứng khác nhằm tối ưu hóa các đối tượng trong bản updates. Sau đó, tiếp tục kiểm tra approve của app store nhiều lần khi cần thiết. Các release về tính năng trong tương lai sẽ được đánh số v1.2, v1.3… và sửa chữa lớn sẽ đẩy con số phiên bản lên v2.0.
Nhìn chung, tốt nhất là bạn lên kế hoạch cho 2-4 updates cũng như 1 tầm nhìn rộng hơn trong 6 hay nhiều tháng. Bên cạnh đó vẫn tiếp tục phân loại chúng theo nhu cầu thị trường.
Tóm tắt
Thông thường updates app vào khoảng 1-4 lần trong 1 tháng. Nhưng nếu bạn là dev độc lập hoặc team nhỏ có thể cho ra đời 1 phiên bản trong 1 tháng. Các nhóm làm app lớn hơn với nhiều app đã hoàn thiện sẽ rơi vào khoảng 2,3,4 lần cập nhật. Bạn nên tiếp tục cân bằng giữa việc thêm các tính năng và ổn định hóa app của mình. Giữ vững nguyên tắc và tránh làm cho phạm vị ứng dụng chậm lại. Với chiến lược này, bạn chắc chắn sẽ giúp bản thân có 1 bộ update tốt theo userbase của mình.
Techtalk via IDE Academy via SavvyApps