Chào bạn,

Đăng nhập xem việc làm phù hợp

Blog IT

Bi kịch chung hay lời minh oan dành cho Apple Watch và AirPods

Bi kịch chung hay lời minh oan dành cho Apple Watch và AirPods

Có iPhone, dùng Apple Watch để làm gì?

Phải mất vài tuần lễ sau khi Amazon và Google cùng từ bỏ Apple Watch, người dùng mới nhận ra rằng ứng dụng của 2 ông lớn này không còn có mặt trên chiếc smartwatch gắn mác Táo. Đó đều là các ứng dụng có thể coi là quan trọng trên smartphone, nhưng lại chẳng có ai dùng trên smartwatch.

Vậy người dùng sử dụng Apple Watch để làm gì? Câu trả lời là để theo dõi bước chạy, giấc ngủ. Nghe nhạc, để ra lệnh Siri đặt báo thức. Để nhận tin nhắn và nhanh chóng nhận biết được đâu là tin khuyến mại, đâu là tin quan trọng do bạn bè, gia đình gửi tới.

Tránh sai lầm của Android Wear, Apple tránh nhồi nhét giao diện và tính năng vào Watch.
Tránh sai lầm của Android Wear, Apple tránh "nhồi nhét" giao diện và tính năng vào Watch.

Bạn có thể dễ dàng nhận ra rằng phần lớn các công dụng này đều có thể được thực hiện từ điện thoại. Nhưng bên cạnh các công dụng mà smartphone không có (ví dụ như rung nhẹ 10 lần để báo đã đến điểm rẽ trên bản đồ), công dụng quan trọng nhất của Apple Watch có lẽ là để bạn không cần phải động đến smartphone nhiều như vậy.

Hãy thử nghĩ mà xem, thay vì phải bỏ smartphone ra khỏi túi quần và đưa lên để mở khóa, bạn có thể lắc nhẹ cổ tay và nhanh chóng biết được tin nhắn vừa nhận là tin... vớ vẩn hay quan trọng. Với số lượng ứng dụng tin nhắn dày đặc mà chúng ta đang sử dụng, khoảng thời gian tiết kiệm được sẽ là rất nhiều.

Thực tế, rất nhiều người tôi từng gặp đều đã tỏ ra cực kỳ hài lòng về chiếc smartwatch của họ. Sử dụng Apple Watch cũng giống như chuyển nơi sinh sống ra một thành phố nước ngoài. Bạn có thể đã nghe nhiều lời kể, xem nhiều bức ảnh, nhưng chuyến đi thực tế của bạn vẫn sẽ rất khác với những gì bạn tưởng tượng. Bạn phải tới nơi mới thực sự hiểu được cảm giác của chân trời mới.

Digital Crown: Ý tưởng đơn giản để hoàn thiện smartphone.
Digital Crown: Ý tưởng đơn giản để hoàn thiện smartphone.

AirPods: Không dành cho người mê âm thanh

Bộ đôi AirPods mà Apple ra mắt năm ngoái cũng vậy. So với Apple Watch thì AirPods còn bị chỉ trích nhiều hơn: tại sao lại bỏ ra khoản tiền có thể mua được những chiếc tai nghe có chất lượng âm thanh khá tốt từ Sony hoặc Sennheisers vào một bộ tai nghe không dây có chất âm 30 đô (ngang ngửa EarPods ra mắt cùng iPhone 5)? Tại sao tai nghe không dây giờ đã trở nên quá phổ cập (và rẻ) mà Apple lại tạo ra một sản phẩm vừa đắt, vừa dễ rơi? Có quá nhiều câu hỏi mang đầy nghịch lý.

Thế rồi AirPods vươn lên trở thành sản phẩm được đánh giá tốt nhất trong thời gian mới ra mắt. Khảo sát của Creative Strategies cho thấy tỷ lệ hài lòng dành cho AirPods là 98% trong khi iPhone và iPad đều dừng ở mức 92% trong những tháng đầu.

Chưa thực sự động vào AirPods, người ta đã vội tưởng tượng ra những vấn đề sau này sẽ không xảy ra.
Chưa thực sự động vào AirPods, người ta đã vội tưởng tượng ra những vấn đề sau này sẽ không xảy ra.

Thực tế, con số này của Apple Watch cũng là 97%.

Vậy lý do đằng sau "nghịch lý" của AirPods là gì? Rất đơn giản, cũng giống như Apple Watch, bạn phải sử dụng AirPods mới có thể hiểu được sức hấp dẫn của cặp tai nghe này. Apple không nhắm vào đối tượng sành âm, cũng không đơn giản chỉ bán trải nghiệm không dây. Apple bán ra trải nghiệm tai nghe không dây tiện dụng nhất cho người dùng: từ tính năng tự động kích hoạt khi tháo khỏi hộp, pin gần như... vĩnh viễn nếu biết sử dụng hợp lý cùng hộp đựng cho đến nhiều công dụng cực kỳ hữu ích do Siri mang tới, AirPods là sản phẩm tuyệt vời nhất cho những người cần một trải nghiệm "just works" ("đơn giản là hoạt động tốt").

Thêm trở ngại về mức giá

Cả Apple Watch và AirPods đều gặp một thử thách lớn: chưa sử dụng thực tế thì bạn chưa thể hình dung được giá trị của những sản phẩm này. Thực tế, chúng đều góp phần thay đổi rất lớn trải nghiệm sử dụng smartwatch và tai nghe thông thường, nhưng cùng lúc vẫn rất dễ bị những người chưa từng cầm tay gộp chung vào những trải nghiệm cũ. "Bỏ ra 130 USD để mua một cái tai nghe không dây nghe không hơn gì EarPods trong khi Bluetooth đầy rẫy", "Đang chạy nó rơi ra thì còn gì nữa", "Android Wear cũng dùng được với iOS mà rẻ hơn nhiều", "Chú tôi làm giám đốc mua cả Moto 360 lẫn Apple Watch thấy con Watch đắt hơn mà vẫn chẳng hơn được gì..." v...v...

Không phải một công ty nào cũng có thể tuyên bố rằng 2 sản phẩm phụ của mình lại tạo ra doanh thu đủ lọt Fortune 500.
Không phải một công ty nào cũng có thể tuyên bố rằng 2 sản phẩm "phụ" của mình lại tạo ra doanh thu đủ lọt Fortune 500.

Thực tế, cả iPhone lẫn iPad khi mới ra mắt cũng như những chiếc Mac của hiện tại đều gặp vấn đề tương tự. Chưa sử dụng thực tế lại chìm trong bão "troll" của Internet, người dùng rất khó hình dung về giá trị của sản phẩm. Nhưng iPhone và iPad lại được một sự trợ giúp quan trọng: chúng được bán qua các mô hình trả góp hoặc thuê bao dài hạn, đưa mức giá xuống chỉ còn khoảng 20 USD/tháng cho các phiên bản khởi điểm. Trái lại, với giá "mua đứt" chỉ khoảng 160 đến 370 USD, Apple Watch và AirPods thường không được bán trả góp và dĩ nhiên là cũng không đi kèm thuê bao dài hạn. Các thiết bị này phụ thuộc vào iPhone chứ không phải là 3G/4G.ý

Apple sẽ mất rất nhiều thời gian để giúp cho Apple Watch và AirPods có thể phổ cập ở tầm vóc tương tự như iPad hoặc Mac - lật đổ iPhone là chuyện không thể. Dù sao, thị trường cũng vẫn phản ứng rất tích cực với 2 sản phẩm này: tổng cộng, mảng wearable (bao gồm Watch, AirPods và Beats) có doanh thu thừa đủ để lọt vào Fortune 500 của năm tài chính vừa qua. Nếu như Tim Cook có thể tìm ra các mức giá hợp lý hơn, biết đâu câu chuyện của năm sau sẽ là "Wearable của Apple lọt top Fortune 200"? Hãy chờ xem.

Nguồn: Genk.vn

Bài viết tương tự

Bài viết nổi bật