Công nghệ REAL-TIME (Thời gian thực) có tác dụng truyền tải thông tin đến người dùng ngay tức thì. Nhưng làm thế nào để tính năng này giúp bạn cải thiện sản phẩm và đáp ứng mong muốn của khách hàng?
Một vài năm trước, các công nghệ như WebSockers đã phát triển vượt bậc với tính năng Real-time và tốc độ nhanh. Sau này đây chính là tính năng không thể thiếu trong hầu hết các ứng dụng được yêu thích hiện nay như : Facebook với Thông báo qua ứng dụng điện thoại, Uber với hiệu ứng dò tìm địa điểm ngay lập tức, tính năng đa người dùng của Google Docs và chat trực tuyến của Slack. Vậy thì bạn có nên áp dụng tính năng Real-time trong sản phẩm của mình không? Hãy cùng điểm qua những lí do sau đây…
Xác định những tính năng quan trọng của sản phẩm
Càng ngày chúng ta càng thấy sự xuất hiện của những tính năng độc đáo và hấp dẫn trở thành yếu tố thiết yếu và không thể thiếu trong mọi sản phẩm.
Lấy ví dụ từ công nghệ “cảm ứng”: Năm 2007, Apple tung ra iPhone, gây chấn động thị trường smartphone. Nó mau chóng trở thành một tiêu chuẩn khi cho phép bạn có thể lướt ngay trên chính màn hình và điều chỉnh kích thước hình ảnh. Theo như Alfred Poor mô tả về công nghệ “cảm ứng” trong bài viết trên Computer World :
“Bây giờ điều mà chúng ta muốn không đơn giản chỉ là “cảm ứng” nữa mà còn muốn một tính năng cảm ứng đa điểm ( dùng nhiều ngón tay hơn trên màn hình cùng một lúc ) và những cử chỉ khác.”
Giờ đây chúng ta không còn nghĩ rằng “màn hình cảm ứng” là một tính năng hay ho nữa mà chính nó đã trở thành một phần thiết yếu của Trải Nghiệm Người Dùng Smartphone.
Liệu Real-time có thật là một tính năng hấp dẫn hay buộc-phải-có trên sản phẩm của bạn? Kano model chính là kỹ thuật quản lí giúp chúng ta tìm hiểu sâu hơn. Rõ ràng việc so sánh giữa Real-time và 4 đặc điểm của Kano mode đã giúp ta đi đến kết luận rằng: Real-time chính là tính năng buộc-phải-có.
Bao gồm:
- Thực hiện: “Chúng là những đặc tính mà khách hàng thích có và không thích có”
- Buộc-phải-có: “Từ phải chịu đựng, khách hàng bắt đầu mong chờ tính năng đó”
- Hấp dẫn: “Tất cả những gì chúng tôi muốn là phải mới lạ và hấp dẫn.”
- Trung lập: “Thường là “Tôi không biết” hoặc “Tôi không hiểu””
Bảng phân loại 4 đặc điểm của Kano model
Hãy cùng nhìn vào nguồn gốc của Real-time và người dùng mong muốn nó như thế nào rồi tiếp tục với tính chất “buộc-phải-có” trong nhiều ứng dụng điện thoại được yêu thích.
Những người tiên phong trong công nghệ Real-time.
Nếu chúng ta nhìn vào lịch sử của Real-time thì sẽ hiểu được tại sao nó lại trở thành tính năng thiết yếu của nhiều công cụ và sản phẩm hiện nay. Thị trường chứng khoán chính là một ví dụ điển hình. Việc những thương nhân có thể thực hiện những thương vụ của họ với tốc độ cao đã tạo nên một dấu ấn trong ngành tài chính. Trong bài viết “Cuộc truy tìm quá trình xử lý dữ liệu với tốc độ ánh sáng của Phố Wall” của Richard Martin có nói rằng:
“Nhanh hơn một mili-giây trong ứng dụng thương mại có thể đáng giá tới 100 triệu đô la mỗi năm trong những công ty mô giới lớn.”
Ngày nay, giao dịch với tần suất cao đã chiếm hơn ½ các mọi giao dịch trong thị trường chứng khoán Mỹ.
Tích hợp liền mạch của tính năng Real-time.
Công nghệ Real-time là yếu tố không thể thiếu đối trong các sản phẩm được yêu thích. Do đó thường thì chúng ta không thể phân biệt nó như một tính năng cụ thể. Khi có tin nhắn đến, chúng ta thường mong muốn nhận được ngay.
Trải nghiệm cộng tác trên Google Docs.
Một ví dụ khác là Google Docs, xuất hiện từ năm 2007 và ước tính có đến 240 triệu người dùng hàng tháng đến tháng 10 năm 2014.
Viết, chỉnh sửa, trao đổi đều có thể thực hiện trên một cấp độ cơ bản mà không cần liên hợp với công nghệ Real-time. Tuy nhiên, việc cho phép nhiều người dùng chỉnh sửa cùng một lúc mà không cần phải chờ đợi hay trì hoãn chính là yếu tố tiên quyết dẫn đến sự thành công. Quay trở về với Kano model, chính mô thức này đã tán thành cho việc biến Real-time trở thành tính năng thiết yếu buộc-phải-có trong mọi sản phẩm.
Nhưng công nghệ Real-time không chỉ giới hạn trong các ứng dụng chat hay hợp tác nữa, mà nó còn được sử dụng để theo dõi điểm số trong các ứng dụng thể thao và thậm chí dành cho chính sức khỏe của bạn như ứng dụng theo dõi hoạt động thường ngày. Và đương nhiên tất cả chỉ là mới bắt đầu.
Các công ty tương tác với người sử dụng bằng tính năng Real-time như thế nào?
Tính năng Real-time hiện đang rất phổ biến trên các ứng dụng được yêu thích. Có thể là pop-up trên Twitter để thông báo bạn cập nhập dữ liệu hay theo dõi chuyến hành trình của bạn trên Citymapper với tính năng định vị lập tức, chúng ta đã mong muốn các tính năng như thế. Tính năng thông báo trên điện thoại đang rất thịnh hành đối với những ứng dụng phổ biến như Twitter, Slack và Zendesk. Chúng ta luôn muốn được biết ngay lập tức những thông tin chúng ta quan tâm hay tin nhắn của ai đó gửi đến. Nếu bạn muốn được giúp đỡ thì chắn chắn bạn sẽ mong muốn một đáp ứng tức thì. Việc để cho người dùng phải chờ đã là quá khứ rồi. Facebook đã áp dụng tính năng thông báo trực tiếp trong ứng dụng điện thoại để gây sự chú ý của bạn đối với những câu chuyện mới, mẩu tin nhắn, yêu cầu kết bạn và bất cứ thứ gì có liên quan tới bạn.
Việc hiểu được yếu tố tương tác con người này là rất quan trọng. Bạn có muốn tương tác với người dùng không? Chắc chắn là có. Bạn có muốn quấy rầy họ với những thông báo nhảm nhí hay cho họ xem quá nhiều thông tin vô bổ không? Không
Chiến thắng đối thử bằng dữ liệu trực tiếp.
Deliveroo đã gây chấn động trong nền công nghiệp giao thức ăn với hơn 300 tài xế và người giao hàng bằng xe đạp, phục vụ cho hơn 50,000 khách hàng, nếu chưa nhắc tới sự bành trướng ở khắp nước Anh và trên thế giới.
Vậy thì chìa khóa thành công ở đây là gì? Deliveroo đã định vị rằng họ là một dịch vụ giao thức ăn, mang những bữa ăn từ các nhà hàng chất lượng cao tới ngay cửa nhà bạn. Bạn sẽ có được một trải nghiệm cao cấp khi sử dụng dịch vụ này của Deliveroo. Họ đã áp dụng tính năng theo dõi trực tiếp trên những đơn hàng thức ăn. Cho nên khách hàng có thể theo dõi đươc quá trình giao hàng một cách trực tiếp – nghĩa là “Duy trì sự theo dõi liên tục trong mỗi bước chuẩn bị thức ăn cho tới quá trình giao hàng”.
Ứng dụng theo dõi trực tiếp của Deliveroo
Qua ví dụ này ta có thể thấy được rằng việc áp dụng tính năng Real-time đã giúp cải tiến vượt bậc Trải Nghiệm Người Dùng cuả Deliveroo bằng cách cung cấp cho khách hàng một dịch vụ cao cấp. Ngược lại với Deliveroo, Domino áp dụng một tính năng tương đồng nhưng lại thiếu đi yếu tố “trực tiếp”, thay vì yêu cầu khách hàng phải “refresh” thì Domino lại dùng tính năng “đếm ngược”, chính điều này đã làm cho khách hàng cảm thấy rất khó chịu.
Trang theo dõi đặt hàng của Domino
Với sự tiên phong trong việc áp dụng các trải nghiệm theo dõi địa điểm trực tiếp như Deliveroo hay Uber, thì việc tính năng Real-tim trở thành một yếu tố không thể thiếu chỉ còn là vấn đề thời gian.
Real-time là một phần trong đời sống thường ngày của chúng ta.
Tính năng này nhanh chóng gắn bó với đời sống hằng ngày của chúng ta, từ việc kiểm tra trực tiếp giờ khởi hành của đoàn tàu thông qua ứng dụng Trainline hay theo dõi chế độ luyện tập hằng ngày với Apple Watch.
“Trong một buổi workout chuyên môn về tim mạch, ứng dụng Workout giúp ta biết được các số liệu như thời gian nhịp tim, khoảng cách, calories, tốc độ, vận tốc…tại thời điểm hiện tại.”
Tính năng này xâm nhập vào mọi khía cạnh trong cuộc sống một cách tự nhiên cùng với những phát triển nâng cao trong thời đại Internet hay các ứng dụng truyền thống.
Nest là một công ty dẫn đầu trong công nghệ nhà thông minh. Công ty này đã biết cách tận dụng mọi tiện ích gia đình và biến nó trở nên thông minh hơn. Sản phẩm của công ty này đã sử dụng API Real-time để tạo nên những tương tác tức thì giữa người dùng và sản phẩm mà không cần bất kì tiếp xúc vật lý nào, có nghĩa là bạn luôn luôn kết nối và kiểm soát ngôi nhà của bạn mọi lúc mọi nơi. Theo tính toán của Google thì Ứng dụng này của Nest trị giá khoảng 3,2 tỉ USD vào năm 2014.
Tính năng kiểm soát nhiệt độ của Nest
Thiết bị điều nhiệt của Nest cho phép bạn kiểm soát nhiệt độ thông qua dụng điện thoại. Đối với những sản phẩm tương tự, tính năng vận hành và nhận được thông báo ngay lập tức chính là một yếu tố quan trọng đối với dịch vụ của các công ty.
Chúng ta cần xem xét điều gì khi sử dụng tính năng Real-time?
Khi sử dụng các tính năng Real-time, có hai thứ cần được cân nhắc kĩ lưỡng. Đó là làm thế nào để thiết kế một cách tốt nhất và có những nhược điểm nào.
Điều gì sẽ xảy ra khi kết nối bị ngắt trên ứng dụng của bạn hay không xuất hiện thông báo khi updates dữ liệu? Cần phải cân nhắc kĩ càng những việc như đưa ra các ý kiến phản hồi của khách hàng hay các thông báo khác. Người dùng sẽ cảm thấy khó chịu nếu như không nhận được thông báo sự mất kết nối trên ứng dụng Real-time của bạn.
Cùng với những công nghệ mới nhất, việc cân nhắc Real-time có thực sự là cách tiếp cận đúng đắn không trở nên cực kì quan trọng. Dù cho nó có chứa đựng bao nhiêu lợi ích đi chăng nữa thì chắc chắn sẽ xuất hiện những nguy cơ tiềm tàng. Tính năng này giúp chuyển tải dữ liệu đến người dùng ngay khi được cập nhập. Liệu rằng việc tự nhiên xuất hiện một thông báo có làm gián đoạn công việc của người dùng?
Tùy vào cách sử dụng, tính năng này cũng có thể trở thành một nhược điểm trong mạng lưới người dùng. Như việc gửi một tấm ảnh lớn thông qua news feed hay thông báo tới điện thoại của ai đó. Nếu bạn đang gửi những dữ liệu với dung lượng lớn thì Real-time không phải là tính năng tốt nhất. Cách giải quyết cho vấn đề này là chờ dữ liệu đầu vào được xử lý cho xong trước khi tải thêm hay biết được thiết bị của họ kết nối với Wifi trước khi gửi đi hay không.
Sử dụng tính năng Real-time hiệu quả.
Những ví dụ ở trên đã diễn tả rõ ràng tính năng Real-time có thể nâng cấp sản phẩm của bạn như thế nào. Nhưng không chỉ dừng lại ở đó – Còn rất nhiều hướng sáng tạo khác để tạo nên thành công với Real-time.
Thử lấy một thứ nào đó đơn thuần như một công cụ quản lý. Việc áp dụng tính năng Real-time cho phép người dùng cùng hợp tác với những nhiệm vụ và tiến hành cập nhập trực tiếp thông qua tất cả các thiết bị và nền tảng, và chắc chắn sẽ trở nên hiệu quả hơn.
Tính năng Real-time cũng thường được sử dụng qua các trang thương mại và đặt trước. Bạn sẽ biết được có bao nhiêu người đang theo dõi một giao dịch và được thông báo sản phẩm đã được bán, chính điều này đã tạo động lực cho khách hàng phải mua ngay sản phẩm trước khi quá trễ.
Vậy thì bạn còn chờ đợi gì nữa? Internet luôn tràn ngập đầy đủ mọi thông tin từ việc tạo ra một ứng dụng chat với tính năng Real-time tới việc thêm những bình luận trực tiếp vào một bài báo.
Độ bao phủ Real-time
WhatsApp, Google Docs, Facebook, Zendesk, Twitter, Slack, Trainline và Nest đều dựa vào việc cung cấp một trải nghiệm với tính năng Real-time. Và đó chỉ là phần nổi của tảng băng mà thôi. Hiện có hàng loạt các công ty mới đang bắt đầu hướng tới tính năng này.
Những công ty như Deliveroo và Jinn cung cấp dịch vụ giao hàng ngay cho bất kì sản phẩm nào và theo dõi trực tiếp tiến trình. Đơn giản mà nói thì nếu ứng dụng của bạn không mang tới loại trải nghiệm này thì chắc chắn bạn đang bị bỏ lại phía sau.
Bạn có thể cải thiện Trải Nghiệm Người Dùng trong sản phẩm của bạn với các tính năng Real-time như thông báo trong ứng dụng điện thoại, dò tìm địa điểm, hợp tác và dữ liệu trực quan không? Tính năng Real-time chắc chắn sẽ gia tăng mức độ hài lòng của khách hàng và đánh bật mọi đối thủ của bạn.
Real-time đã nhanh chóng trở thành một phần quan trọng trong đời sống của chúng ta. Nó xuất hiện trong mỗi ứng dụng được yêu thích và sẽ nhanh chóng đóng vai trò quan trọng trong công nghệ nhà thông minh. Hãy nhớ rằng : Các tính năng hấp dẫn hôm nay sẽ trở thành “buộc-phải-có” vào ngày mai.
Techtalk via smashing magazine