Chào bạn,

Đăng nhập xem việc làm phù hợp

Blog IT

Chân dung CEO mới của Intel: Được nhận vào Intel khi mới 18 tuổi dù không có bằng đại học

Chân dung CEO mới của Intel: Được nhận vào Intel khi mới 18 tuổi dù không có bằng đại học

Công ty một thời thống trị ngành sản xuất chip cho máy tính cá nhân và máy chủ này đang phải đối mặt với những thách thức từ mọi hướng. Trong khi những thất bại tạm thời trong sản xuất đã cản trở những cải tiến chip của chính Intel, các thiết bị vi mô tiên tiến (AMD) đang chiếm thị phần với bộ vi xử lý hiệu suất tốt hơn. Nvidia đang mua đối thủ Arm để củng cố vị thế của mình trong lĩnh vực chip xử lý, còn Apple đã bỏ Intel để chuyển sang dùng chip có thiết kế của riêng mình, và có lẽ sẽ khiến Microsoft làm theo. Trong khi đó, các dịch vụ đám mây lớn tại Amazon và Google cũng đang phát triển chip máy chủ của riêng họ để thay thế Intel.

Stacy Rasgon, nhà phân tích lâu năm trong ngành chip tại Bernstein Research, lưu ý rằng nhiều thiếu sót của Intel trong ba năm tới "có thể rất khó giải quyết và sẽ không có nhiều việc cho Pat làm để thay đổi điều đó".

 Chân dung CEO mới của Intel: Được nhận vào Intel khi mới 18 tuổi dù không có bằng đại học - Ảnh 1.
 

Lớn lên trong một trang trại ở vùng Amish của vùng nông thôn Pennsylvania, Gelsinger luôn phải thức dậy trước bình minh để chăm sóc lợn và bò. Có lần, ông nói với Forbes rằng nhiệm vụ chính buổi sáng của mình là "đi thẳng đến một ngày lao động bụi bặm và cố gắng không bị con vật nào đá".

Cha mẹ ông đều chưa học đến lớp 8. "Ngay từ những ngày chúng tôi còn nhỏ, họ luôn hối thúc học"¸ ông kể lại.

Thời trung học, ông thể hiện năng khiếu toán và khoa học và tốt nghiệp sớm sau khi giành được học bổng tại một chi nhánh của Học viện kỹ thuật Lincoln. Đó là nơi lần đầu ông chạm mặt với máy tính, và nhờ thể hiện sự xuất sắc về điện tử nên ông được một nhà tuyển dụng đến từ Intel chú ý. Sau đó, lần đầu tiên trong đời, ông đi máy bay đến phỏng vấn tìm việc ở thung lũng Silicon. Dù mới 18 tuổi và không có bằng đại học, Gelsinger vẫn được nhận vào Intel với vị trí kỹ thuật viên kiểm soát chất lượng vào năm 1979.

Tận dụng chương trình hoàn trả học phí hào phóng của Intel và chính sách giờ làm việc linh hoạt, ông lấybằng cử nhân kỹ thuật điện tại Đại học Santa Clara vào năm 1983 và bằng thạc sĩ tại Đại học Stanford năm 1985, tất cả đều diễn ra khi ông đang làm việc toàn thời gian. John Hennessy, giáo sư huyền thoại trong lĩnh vực khoa học máy tính, là cố vấn của Gelsinger tại Stanford.

Khi làm việc trên bộ vi xử lý 386 của Intel, ông đã thu hút sự chú ý của CEO Intel khi đó là Andy Grove. Sau này Gelsinger cho rằng đó là một "khoảnh khắc quyết định sự nghiệp". Grove đã cố vấn cho Gelsinger trong nhiều thập niên sau đó.

Gelsinger được giao phụ trách thiết kế dòng chip 486 phổ biến của Intel ở tuổi đôi mươi và trở thành giám đốc công nghệ đầu tiên của công ty này vào năm 2001, ở tuổi 40.

 Chân dung CEO mới của Intel: Được nhận vào Intel khi mới 18 tuổi dù không có bằng đại học - Ảnh 2.
 

Bất chấp tất cả những thành công và tài năng của mình tại Intel, Gelsinger đã không được giao vị trí cao nhất vào năm 2005, khi Paul Otellini được chọn. Có phần thất vọng, Gelsinger chuyển sang công ty lưu trữ dữ liệu khổng lồ EMC với tư cách là giám đốc điều hành vào năm 2009.

Với mục tiêu trở thành CEO, ông yêu cầu được tham dự các cuộc họp hội đồng quản trị EMC và nhận được nhiều lời khuyên từ người đồng sáng lập công ty, Jack Egan. "Chúng ta là một công ty Bờ Đông. Anh cần phải ăn mặc như đang ở một công ty Bờ Đông", Egan nói với ông, Gelsinger nhớ lại. Ngay đêm hôm đó, ông đã có một chuyến đi mua sắm cấp tốc ở Nordstrom.

Egan cũng nói với Gelsinger rằng ông cần hiểu rõ hơn về tài chính doanh nghiệp. Vì vậy, Gelsinger đã dành một năm để được một giáo sư Đại học Columbia kèm về môn này.

Những nỗ lực của ông rốt cuộc cũng được đền đáp khi ông được giao vị trí cao nhất tại đơn vị VMware của EMC vào năm 2012.

"Cuộc chiến" đầu tiên mà ông dẫn dắt là chống lại điện toán đám mây. Amazon ủng hộ việc các công ty từ bỏ việc điều hành các trung tâm dữ liệu của riêng họ và chuyển sang đám mây. Gelsinger đã cố gắng chống lại bằng các dịch vụ để làm cho các trung tâm dữ liệu hiệu quả hơn và an toàn hơn. Sau đó, VMware đã cố gắng tạo dịch vụ đám mây của riêng mình, nhưng thất bại. Cuối cùng, nhận thấy rằng chống lại điện toán đám mây là chỉ có thua và thua, Gelsinger đã thay đổi hoàn toàn chiến lược, khi hợp tác với các dịch vụ của Amazon và Microsoft, đồng thời tạo ra phần mềm hỗ trợ khách hàng chuyển sang đám mây.

Nền tảng kỹ thuật chuyên sâu đã giúp Gelsinger nhận diện được các xu hướng mới mẻ, hợp thời như đám mây, điều mà sẽ giúp ông chèo lái con tàu Intel, vốn đang gặp khó khăn trong một số lĩnh vực đó, đặc biệt là di động. Chúng ta hãy chờ xem!

 

 

Nguồn: Genk.vn

Bài viết tương tự