Hai ngày sau khi ra mắt, một thiết bị tương tự ở Thụy Điển tên là Bankomat đã được sử dụng ở Uppsala. Một vài tuần sau đó, một cái khác được chế tạo bởi Chubb và Smith Industries đã được Ngân hàng Westminster, London sử dụng. Ngân hàng này giờ đây là một phần của RBS Group. Sự kiện này đánh dấu mốc cho thời kì văn hoá ngân hàng tự phục vụ như ngày nay - và rất lâu sau đó thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng mới được sinh ra.
Sự thành công của máy rút tiền đã giúp mọi người có thể mua hàng một cách tiện lợi hơn, chi tiêu nhiều tiền hơn vào buổi tối và cuối tuần và có thể sử dụng dịch vụ ngân hàng mọi lúc, mọi nơi.
Cơ sở hạ tầng, hệ thống và kiến thức mà được tạo ra cho phép những người làm ngân hàng cung cấp cho khách hàng điểm giao dịch và những dịch vụ ngân hàng qua điện thoại và Internet.
Có rất nhiều phương tiện truyền thông đã chú ý khi những "thủ quỹ robot" này đã được sinh ra. Các ngân hàng hứa với khách hàng của họ những máy rút tiền tự động sẽ giải thoát họ khỏi những thủ tục rườm rà và những công việc giấy tờ tại các chi nhánh. Nhưng khách hàng phải học cách sử dụng - và nhớ - một mã PIN để tự thực hiện giao dịch và tin tưởng một cái máy với toàn bộ số tiền của họ.
Máy ATM đã trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống. Nhưng khi lần đầu ra mắt, nhiều người cảm thấy vô cùng lạ lẫm vì đây là sản phẩm điện tử tân tiến thời bấy giờ
Đương nhiên, hệ thống ban đầu không hoàn hảo. Những chiếc máy đầu tiên cũng rất lủng củng, nặng nề (và nguy hiểm) khi di chuyển, không an toàn, không đáng tin cậy và không mấy thuận tiện.
Không giống như máy ngày nay, máy ATM đầu tiên chỉ có thể làm được 1 nhiệm vụ: phát một khoản tiền cố định khi được kích hoạt bằng thẻ giấy hoặc thẻ nhựa được cấp cho khách hàng tại các chi nhánh trong giờ làm việc.
Sau khi được sử dụng, thẻ sẽ được máy giữ lại để nhân viên chi nhánh có thể thu lại chúng và ghi nợ. Các thẻ nhựa sau đó sẽ được gửi lại cho khách hàng qua đường bưu điện.
Không cần phải nói, các ngân hàng và công ty công nghệ đã phải mất nhiều thời gian để thống nhất các tiêu chuẩn chung và cuối cùng cũng thực hiện được lời hứa khách hàng có thể rút tiền 24/7.
ATM đã trở thành dịch vụ tiện ích toàn cầu.
Hiệu ứng toàn cầu hóa Ước tính của RBR Lodon khớp với một nghiên cứu gần đây , cho thấy vào năm 1970, chỉ có 1500 cái trên toàn thế giới, tập trung ở châu Âu, Bắc Mỹ và Nhật Bản. Nhưng đến năm 1980 có 40.000 ở khắp mọi nơi máy và con số này lên tới một triệu vào năm 2000.
Một số yếu tố gây ra sự bùng nổ ATM, chính là: Càng nhiều ATM, khách rút tiền sẽ càng tiện hơn và từ đó càng có nhiều ATM. Điều này tạo động lực khuyến khích các tổ chức tài chính vừa và nhỏ đầu tư vào công nghệ này.
Hiện nay, có khoảng 200 mạng ATM được chia sẻ ở Mỹ và 80 ở Nhật Bản.
ATM cũng trở nên phổ biến hơn khi các ngân hàng số hóa hồ sơ của họ, cho phép công nghệ thực hiện được nhiều nhiệm vụ hơn như chuyển khoản ngân hàng, yêu cầu cân bằng và thanh toán hoá đơn. Trong năm thập kỷ qua, số lượng người đã thực hiện chuyển tiền và tin tưởng vào hệ thống tự động tăng lên chóng mặt. Hơn nữa, ATM đã trở thành một phương tiện giúp các chi nhánh thoát khỏi tình trạng ách tắc. Thiết kế máy ATM đã bắt đầu được tạo để giúp người khuyết và tàn tật. Trong những thập kỷ gần đây, nhiều quốc gia đã cho phép các công ty phi ngân hàng, Independent ATM Deployers (IAD) để vận hành máy. IAD tập trung vào những nơi không có ngân hàng và thay vào đó là những địa điểm phi ngân hàng như cửa hàng góc, trạm xăng và sòng bạc.
Trong khi một ngân hàng lớn ở Anh có thể sở hữu 4.000 thiết bị và một trong số 12.000 chiếc tại Mỹ thì Cardtronics, IAD lớn nhất, quản lý một đội 230.000 máy ATM ở 11 quốc gia.
Một người đang đọc hướng dẫn sử dụng ATM vào thời gian đầu.
Máy ATM vẫn là một kênh dịch vụ tự phục vụ tiện ích và thuận tiện trong nửa thế kỷ vừa qua - và lịch sử của nó là một trong những phát minh tuyệt vời nhất được tạo ra. Đó là sự tiến hóa chứ không phải là cuộc cách mạng. Dịch vụ ngân hàng tự động và máy ATM tiếp tục phát triển. Thay vì xác thực mã PIN, một số máy ATM hiện nay sử dụng công nghệ thanh toán không cần nhập mã mà chỉ cần "gõ và đi" bằng thẻ ngân hàng và điện thoại di động. Trong khi đó, các máy ATM ở Ba Lan và Nhật Bản đã sử dụng công nghệ nhận dạng sinh học được một thời gian. Các ngân hàng ở các nước khác cũng đang cân nhắc việc nhận dạng sinh trắc, có thể nhận dạng được mắt, dấu vân tay hoặc giọng nói của khách hàng.
Vì vậy, sự ra đời của máy ATM đã dạy ta được rất nhiều thứ. Đó không phải kết quả của một sáng kiến nhất thời từ một ai đó. Nó đến từ sự hợp tác tích cực giữa các nhóm ngân hàng và kỹ sư khác nhau để giải quyết những thách thức quan trọng của một thế giới đang thay đổi. Phải mất hai thập kỷ để máy ATM phát triển và có được sự chấp nhận rộng rãi trên toàn thế giới. Hiện nay có tới 3,5 triệu máy ATM trên toàn thế giới và sẽ có thêm 500,000 máy khác dự kiến vào năm 2020.
Một nghiên cứu cho thấy máy ATM đã đạt đến điểm bão hòa ở một số nước phương Tây. Tuy nhiên, nghiên cứu của Hiệp hội Công nghiệp ATM cho thấy những nước như Trung Quốc, Ấn Độ và Trung Đông vẫn có nhu cầu với loại máy này.
Trên thực tế, trong khi ở phương Tây, người ta thường sử dụng chúng cho ba chức năng tự phục vụ (rút tiền mặt, số dư tài khoản và trả cước điện thoại di động), khách hàng Trung Quốc thường xuyên sử dụng chúng cho khoảng 100 nhiệm vụ khác nhau.
Điều thú vị là, người dân ở hầu hết các khu đô thị trên thế giới có xu hướng tương tác với cùng năm máy ATM mà họ hay sử dụng. Tuy nhiên, những máy ATM ít được chú ý không bao giờ bị loại bỏ. Tại nhiều quốc gia ở Châu Phi, Châu Á và Nam Mỹ, họ cung cấp dịch vụ cho hàng triệu người nếu không ngành ngân hàng sẽ bị xóa sổ.
Ở hầu hết các khu dân cư phát triển, chi nhánh bán lẻ và máy ATM là hai kênh duy nhất mà các tổ chức tài chính có quyền kiểm soát 100%. Điều này rất quan trọng khi cần xác minh tính xác thực của khách hàng. Các ngân hàng không kiểm soát được điện thoại thông minh, máy tính bảng hoặc máy tính cá nhân của khách hàng của họ, vốn dễ bị hacker xâm nhập. Các máy ATM dễ bị trộm dòm ngó, nhưng đến nay, các cuộc tấn công ảo nhắm vào ATM tỉ lệ thành công là rất thấp.
Câu hỏi thường xuyên được đặt ra là: Liệu khi chúng ta có thể toàn cầu hóa nền kinh tế thành hệ thống tiền ảo, liệu ATM có biến mất? Cho đến khi làm được điều đó, kết quả của cuộc tiến hóa ngân hàng 50 năm này đã trở nên vô cùng có ích với toàn thế giới.
Nguồn: Genk.vn
Trưởng bộ phận Vận hành ATM - HCM - TA083
Ngân Hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - VPBANK
Địa điểm: Hồ Chí Minh
Lương: Cạnh Tranh