Peter Lewis, giám đốc Trung tâm Responsible Technology tại Viện nghiên cứu Australia cho biết với động thái mới nhất ở Úc, Facebook đang cố gắng phát huy sức mạnh độc quyền của mình. Theo Lewis, gã khổng lồ mạng xã hội đã xây dựng được một nền tảng khổng lồ và cho phép người dùng truy cập nó miễn phí. Đổi lại, họ hạ thấp quyền riêng tư của người dùng thông qua việc thu thập dữ liệu và kiếm tiền từ những thông tin đó.
"Tôi nghĩ họ đang củng cố vị thế độc quyền của mình trong phần này của thế giới kỹ thuật số", Lewis chia sẻ với CNBC.
Động thái của Mark Zuckerberg làm dấy lên một cuộc tranh luận ở Australia về những lựa chọn thay thế. Hiện tại, chưa có bất cứ sản phẩm nào của doanh nghiệp nào có thể thay thế được Facebook. "Cơ sở hạ tầng kỹ thuật số công cộng là một cuộc chơi dài hơi, không phải điều ai đó có thể làm trong một sớm một chiều", Lewis chia sẻ.
Trong khi đó, Bộ trưởng Ngân khố Australia Josh Frydenberg nói rằng ông đã có cuộc trò chuyện với CEO Facebook Mark Zuckerberg và họ sẽ tiếp tục nói chuyện vào cuối tuần này. Theo ông Frydenberg, Chính phủ và Facebook sẽ làm việc để giải quyết những vấn đề vẫn còn tồn tại.
Tuy nhiên, ông Frydenberg không nói hướng giải quyết sẽ ra sao. Trước đó, bản thân vị Bộ trưởng này và nhiều quan chức cấp cao trong Chính phủ Australia cũng đã lên tiếng phản đối hành vi ngạo mạn của Facebook. Thậm chí, Thủ tướng Australia cũng lên tiếng gọi Facebook là kẻ "xấc xược" đồng thời tuyên bố quốc gia này sẽ không nhượng bộ.
Thực tế, hành động này không chỉ thể hiện cho sự ngạo mạn của mạng xã hội lớn nhất thế giới mà ẩn sau đó là cả một toan tính chiến lược. Ông Lewis mô tả nó như một vụ tai nạn bởi một chiếc xe hơi đang di chuyển với tốc độ chậm chạp gây ra.
"Facebook đưa ra một lựa chọn hạt nhân và tôi đoán ý tưởng của họ chính là giết gà dọa khỉ", Lewis nói.
Tuần trước, Google cũng đã đẩy tình hình lên cao trào khi đe dọa đóng cửa trang tìm kiếm của mình ở Úc. Tuy nhiên, họ đã thay đổi động thái của mình thông qua quyết định tìm kiếm sự hợp tác với những nhà xuất bản địa phương. Facebook thì khác, họ đã nhảy xuống hố. Câu hỏi duy nhất hiện nay là họ sẽ đạt kết quả như thế nào, Lewis nói.
Về phần mình, Facebook cho biết hành động của họ sẽ không gây nhiều tác động tới người dùng. Cụ thể, chưa tới 4% nội dung mà mọi người xem trên News Feed của họ là từ mảng tin tức và nó mang lại rất ít lợi nhuật cho công ty.
Suranga Seneviratne, một giảng viên tại Trường Khoa học Máy tính thuộc Đại học Sydney, tin rằng động thái này sẽ có ít tác động đối với người dùng trên khắp Australia. Tuy nhiên, những người khác cho rằng việc Facebook xóa những nguồn tin được kiểm chứng trên nền tảng của mình trong bối cảnh thông tin sai lệch lộng hành sẽ là hành vi vô cùng nghiêm trọng, chẳng khác gì tự bắn vào chân.
Google và Facebook là 2 công ty hàng đầu trong lĩnh vực quảng cáo kỹ thuật số ở Australia. Trong báo cáo tháng 9 năm ngoái, cứ 100 đô mà các nhà quảng cáo nước này chi tiêu thì có tới 77,26 đô rơi vào tay Google (53 đô) và Facebook (28 đô). Các trang truyền thống chỉ nhận 19 đô trong số còn lại.
Nguồn: Genk.vn
Nhân viên Digital Marketing - Google
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN CÔNG NGHỆ OMMANI
Địa điểm: Hà Nội
Lương: 10 Tr - 15 Tr VND
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN CÔNG NGHỆ OMMANI
Địa điểm: Hà Nội
Lương: 10 Tr - 15 Tr VND