Kì này, chúng ta cùng nghe một câu chuyện thật mà như đùa về một start-up phông bạt ở xứ sở Silicon.
Công ty nọ đã gọi vốn được hơn trăm triệu đô từ nhiều nhà đầu tư danh tiếng (trong đó có nhà đầu tư Google Venture thuộc Google). Founder của công ty tự coi mình là Steve Jobs tái thế.
Sau 2 năm đóng cửa nghiên cứu, họ cho ra đời một sản phẩm vô cùng đắt tiền, cực kì hoàn hảo, nhưng rốt cuộc lại … trở thành trò cười cho cộng đồng mạng.
Đó là một công ty startup bán … máy ép trái cây, mang tên Juicero.
Tầm nhìn đi trước thời đại… cả nghìn cây số!
Đầu tiên, hãy nói đôi chút về mô hình hoạt động của Juicero(Nguồn). Công ty này bán một chiếc máy ép nước trái cây mang tên Juicero.
Chỉ cần đăng ký với 35$ mỗi tuần, họ sẽ lấy trái cây tươi, cắt gọt rửa sạch, đóng bịch gửi cho khách hàng (Vị chi 7$ một bịch). Khách hàng chỉ cần bỏ bịch vào máy ép, bấm nút là có nước trái cây tươi uống. Uống xong chỉ việc vứt bịch vào thùng rác.
Một tầm nhìn tuyệt vời! Từ nay người dùng có thể uống nước trái cây tươi một cách nhanh chóng, gọn gàng. Không cần phải mua trái cây, cắt gọt, rửa, ép rồi làm vệ sinh máy. Chỉ cần bỏ bịch vào Juicero và bấm nút để lấy nước ép uống.
Sản phẩm như cứt!!
Có thể nói, thiết bị Juicero có một thiết kế vô cùng hoàn mĩ, với vẻ ngoài bằng nhựa cứng, trông vừa sang trọng lại vững chắc.
Tuy nhiên, sản phẩm này có cái giá … cắt cổ là 700$. Bảy trăm đô!! What the fuck!! Thằng nào đại gia tới mức bỏ 700$ để mua một cái máy nước ép trái cây (Giá này cũng chẳng phải rẻ ở Mĩ)?? Một túi trái cây cũng có giá trên trời là 7-8$, cao hơn một ly cafe Starbuck hay nước trái cây ngoài tiệm.
UI/UX của sản phẩm cũng… ngu như cái giá của nó. Khi bắt đầu sử dụng, Juicero bắt bạn phải đăng kí một tài khoản, cài app Juicero trên di động, sau đó kết nối chiếc máy với Wifi.
Lý do bên Juicero đưa ra: Mỗi túi trái cây sẽ có một QR Code. Máy sẽ scan QR code này, kết nối với Wifi để kiểm tra hạn sử dụng, “bảo vệ” người dùng, giúp người dùng không uống phải sản phẩm hết hạn.
Bảo vệ cái quần què, có mà bảo vệ túi tiền bọn sản xuất, không cho người dùng tự ép lung tung ấy! Điều này cũng đồng nghĩa với việc mất Wifi là máy không chạy, bạn khỏi ép, không có nước uống.
Sản phẩm mắc như cờ hó, UI/UX ngu và rườm rà, chỉ hoạt động khi có Wifi, Juicero ăn đủ gạch từ cư dân mạng. Tuy nhiên, chuyện vui giờ mới bắt đầu, xem phần sau sẽ rõ.
Trò cười cho cư dân mạng!
Chuyện chưa dừng ở đây. Một ngày nọ, khách hàng tìm ra một công cụ miễn phí, vô cùng tiện lợi, nhanh gọn, không cần internet, có thể hoạt động thay thế chiếc máy Juicero. Thứ đó chính là … tay.
Juicero “chém gió” rằng máy ép của họ có thể ép với áp lực đến tận 4 tấn. Tuy nhiên, các bác nhà báo lại phát hiện ra rằng ta có thể dùng tay, trực tiếp bóp bịch trái cây để lấy nước ép. Juicero đã quá xem thường công phu bóp vếu long trảo thủ của các nhân sĩ giang hồ!
Quả đúng như các cụ đã nói:
Bàn tay ta làm nên tất cả Có sức người sỏi đá cũng thành juice
Vụ việc này làm Juicero trở thành trò cười cho cộng đồng mạng. CEO đã phải giảm giá sản phẩm từ 700$ xuống còn 400$. Sau khi ăn vô số gạch đá, hãng đó có chính sách happiness, cho phép trả hàng sau 30 ngày.
Quả là một cái kết bất ngờ, một câu chuyện thật như đùa cho một startup phông bạt và nổi tiếng!
Nguyên nhân vì đâu?
Người ta bảo rằng đây là vấn đề của thung lũng Silicon: các startup đầu tư dạng phông bạt, tự tạo ra vấn đề rồi thổi phồng đề hút tiền từ nhà đầu tư (Silicon Valley horseshit).
Nhiều người bảo rằng: chả hiểu nhà đầu tư (nhất là các nhà đầu tư danh tiếng) nghĩ gì khi đánh giá công ty và rót tiền cho sản phẩm tệ hại như vậy.
Máy ép trái cây giá cắt cổ 700 đô thì khách hàng ở đâu ra? Lẽ ra, họ có thể tạo ra một sản phẩm đơn giản khả dụng (MVP) để thử phản ứng thị trường, đáng giá khách hàng trước. Sau 2 năm nghiên cứu, họ tạo ra một sản phẩm hoàn hảo, tuyệt vời nhưng… giải quyết một vấn đề không ai cần, quá đắt đỏ nhu cầu của người dùng.
Chúng ta học được gì?
Giới startup có thể học được nhiều điều từ chuyện này: Hãy nghiên cứu rõ thị trường và khách hàng trước khi đưa ra giải pháp. Đừng nên tự tạo ra vấn đề, đừng giải quyết vấn đề không có thật. Điều này vừa tốn thời gian, công sức, lại tiêu phí tiền của nhà đầu tư.
Dân engineer chúng ta học được một điều quan trọng: Hãy chú trọng đến sự đơn giản trong thiết kế, đừng over-engineering. Sản phẩm Juicero quá phức tạp nên mới có giá 700$. Lẽ ra nó có thể đơn giản hơn, rẻ hơn.
Hãy nghĩ tới khách hàng trước, đừng tạo ra một thứ quá hoàn hảo, quá tốt nhưng không phục vụ được gì cho khách hàng cả :D.
Nguồn liên quan:
- https://blog.bolt.io/heres-why-juicero-s-press-is-so-expensive-6add74594e50
- https://www.independent.co.uk/news/business/juicero-inc-silicon-valley-startup-basic-fault-400-juicer-doug-evans-investors-a7692616.html
- Juicero: A Lesson On When To Engineer Less
Bonus: Trò phông bạt vẫn chưa kết thúc tại đây. Một công ty khác vừa ra mắt sản phẩm mang tên Juisir, cái tên na ná và mô hình đỡ ngu hơn Juicero.
Công ty này bán máy đi kèm bịch, người dùng tự cắt trái cây, bỏ vô bịch rồi đưa vào máy ép.