Chào bạn,

Đăng nhập xem việc làm phù hợp

Blog IT

Đánh giá bo mạch chủ MSI Gaming M7: Kabylake và cỗ máy gaming cực khủng

Đánh giá bo mạch chủ MSI Gaming M7: Kabylake và cỗ máy gaming cực khủng

Vậy là đã hơn một tuần kể từ thế hệ vi xử lý mới của Intel ra mắt cộng đồng công nghệ trên toàn thế giới. Với những cải tiển nhắm vào các phương tiện giải trí 4k, đa màn hình và chỉ nâng khoảng 5-10% hiệu năng xử lý so với Skylake thì rõ ràng nhà sản xuất CPU cho máy tính hàng đầu thế giới này không nắm đến các thị trường Gaming System. Vì vậy mà đối với game thủ chúng ta Kabylake không có nhiều lợi ích cho lắm. Thế nhưng điều đó không có nghĩa là Kabylake hoàn toàn là những cải tiến vô ích đối với những người yêu công nghệ, đặc biệt là với những ai còn chưa chạm tới nền tảng Skylake thì hoàn toàn có thể lên thẳng Kabylake để nhận được những lợi ích lớn hơn mà nền tảng này mang lại. Đối với các nhà sản xuất bo mạch chủ việc nâng cấp hệ thống của họ lên Kabylake không chỉ tăng cường chút hiệu năng mà còn là dịp để họ thay đổi một số thiết kế trong các dòng sản phẩm, sửa chữa những sai lầm ở các phiên bản cũ và cập nhật những công nghệ mới nhất dành cho các linh kiện tích hợp như SSD, USB, VR, LED effect và nhiều hơn thế nữa.

Năm nay, ngay khi thế hệ vi xử lý Kabylake chính thức được ra mắt. MSI đã nhân thời cơ này tung ra khá nhiều quân bài chủ lực cực kì mạnh mẽ. Rất nhiều dòng bo mạch chủ mang tính kế thừa và phát triển từ sản phẩm mang chipset Skylake có tuổi đời gần 2 năm. Trong đó phải kể đến dòng bo mạch chủ cao cấp phục vụ những tay game thủ có hầu bao rủng rỉnh như Gaming M series, XPower Gaming Titanium v.v... Một trong những chiếc bo mạch chủ mạnh nhất nhì thời điểm hiện nay của MSI là chiếc Gaming M7 đang tỏ ra lấn lướt so với nhiều thiết kế bo mạch chủ khác với những lớp giáp mới, những đường nét đặc biệt chẳng thể lẫn vào đâu. Nhưng có phải Gaming M7 chỉ có cái mã bên ngoài hay còn điều gì thực sự ẩn chứa ở bên trong?

Đập hộp sản phẩm

 

Cũng như những nhận xét của chúng tôi về dòng Gaming M Series trong một bài viết gần đây thì thiết kế phần ngoài của hộp không có nhiều thay đổi. Có lẽ như sản phẩm cao cấp của các hãng lớn như MSI thì họ muốn giữ nguyên những chuẩn mực cũng như bản sắc riêng của dòng sản phẩm nên không đầu tư vào phần thiết kế bao bì nữa. Một thiết kế phối tone đỏ xám vừa bắt mắt vừa thể hiện độ ngầu của sản phẩm. Với những tính năng cần thiết được thể hiện đầy đủ ở cả mặt trước lẫn sau chi tiết. Gaming M7 vừa tạo nên cảm giác hồi hộp khi mở vừa tạo nên cảm giác quen thuộc với văn hóa rồng đỏ của mình.

 

Phần đóng gói sản phẩm của MSI có vẻ vẫn đơn giản như mọi khi với 2 khay giấy kể cả sản phẩm cao cấp lẫn sản phẩm tầm trung và thấp. Vẫn là khay chưa bo mạch chủ đặt ở trên và các sản phẩm phụ đi kèm được lót xuống dưới. Điểm danh những phụ kiện đi kèm gồm có 2 cặp dây SATA III 6Gb/s, môt tấm chặn main một sợi dây nối led strip RGB và một cầu SLi thường. Cũng giống như những bo mạch chủ Z270 cao cấp khác việc trang bị dây nối led strip RGB là điều hiển nhiên nhưng việc được tặng cầu SLi thường là một việc ngoài mong đợi của chúng tôi. Ẩn ý của MSI đằng sau chiếc cầu này là gì? Phải chẳng vẫn còn nhiều người sử dụng SLi GTX 9 series trở xuống để hãng phải tặng kèm một chiếc?

 

Tổng quan sản phẩm

 

Là sản phẩm đầu tàu thuộc dòng Gaming M Series của MSI vì thế nên M7 là phiên bản được thiết kế chi tiết nhất, mạnh mẽ nhất và nhiều tính năng nhất trong ba sản phẩm đã ra mắt tại thị trường Việt Nam thời gian vừa qua. Lớp PCB thể hiện một màu đen tuyền hoàn hảo tạo độ sâu và chi tiết cho các lớp giáp và hiệu ứng LED được nổi bật hơn. Như đã nói qua về lớp giáp cực ngầu trên Gaming M7 tại những bài viết trước thiết kế dạng phi thuyền với I/O shield và cụm mosfet heatsink dính liền với nhau tạo thành một khối thống nhất thì đó đã trở thành một xu hướng mới trong đợt này và MSI đã thể hiện rất tốt thiết kế của mình dựa theo xu hướng đó. Cầu nối giữa 2 phiến mosfet heatsink này không phải chỉ để làm cảnh lấy lệ nữa mà MSI còn biến nó thành một khối giáp trang trí lớn và nổi bật hoàn thiện hơn so với M3 và M5. Lớp heatsink trên PCH của M7 rất lớn chiếm một mảng không nhỏ trên bo mạch chủ và chắc chắn là có hiệu ứng LED với logo MSI cùng chú rồng được in chìm màu đen bên trên thể hiện sự cao cấp của sản phẩm.

 

 

 

M7 cung cấp giáp cho hầu hết các khe chủ chốt trên hệ thống bo mạch chủ bao gồm 3 khe PCIe lớn, 4 khe RAM, 3 khe Turbo M.2 trong đó có một khe được trang bị shield lớn còn 2 khe còn lại là được bọc đầu rất cẩn thận. Turbo U.2 cũng là một trong những công nghệ mới được trang bị trên M7. Và đặc biệt là năm miếng giáp nhỏ ở phần đầu của mỗi khe PCIe trừ khe cuối cùng do phải nhường chỗ cho các chân cắm thiết bị khác.

 

 

 
 
 

 

 
 

 

 

M7 cũng là một trong số khá ít những bo mạch chủ có tới 2 đường cấp nguồn CPU bao gồm một chân 2x4 pin 12V thông thường và một chân 2x2 pin 12V kế bên hỗ trợ những hệ thống ép xung cực mạnh tuy nhiên khi nhìn vào phase nguồn cho CPU chỉ có 11 cụm thì tôi có chút hồ nghi về tiềm năng ép xung trên chiếc bo mạch chủ này hãy cùng xem xét ở phần hiệu năng.

 
 

Việc đo đạc cũng như chẩn đoán lỗi trên bo mạch chủ được thực hiện thông qua đồng hồ hiển thị cũng như hệ thống Debug Led ngay trên phần đầu của bo mạch giúp nhanh chóng xác định những thông tin cơ bản và cần thiết khi tinh chỉnh, can thiệp phần cứng và chẩn đoán lỗi hệ thống.

 
 

Cổng USB luôn là bạn đồng hành với người sử dụng máy tính bởi ứng dụng vô cùng đa dạng của nó mang lại và với sự cải tiến trong công nghệ, ngày nay những cổng USB 2.0 đã dần lùi về phía sau để máy tính có thêm vị trí cho những công USB 3.0 với tốc độ truyền dữ liệu cao hơn, nhiều năng lượng hơn. Vì thế nên trên M7 được trang bị đến 2 chân cắm USB 3.0 nằm ở khu vực front panel bên cạnh phải và cạnh dưới của bo mach. Không chỉ dừng lại ở đó, khi mà USB 3.1 đã tỏ ra lấn lướt hơn về tốc độ so với USB 3.0 thì một lần nữa chúng ta lại thấy được sự chuyển giao công nghệ ở đây khi bo mạch chủ này cũng được trang bị cả USB 3.1 ở front panel nhưng tất nhiên là cũng sẽ phải phụ thuộc rất nhiều vào nhà sản xuất vỏ máy tính khi mà hiện tại có không nhiều nhà sản xuất cập nhật công nghệ mới này.

 
 
 
 

 

Cụm nút Power, Reset tiện dụng được đặt trên bo mạch dành cho các hệ thống benchtable và đặc biệt nhất phải kể đến là nút OC cứng màu đỏ rất nổi bật dành cho các bạn muốn OC tự động nhằm tăng tốc máy tính mà không có nhiều kiến thức về OC rất tiện lợi.

 

Hiệu năng:

Cấu hình thử nghiệm:

Main: MSI Z270 Gaming M7

CPU: Intel Core i7 7700K

RAM: Avexir 4 x 4Gb bus 2400Mhz

PSU: FSP Hydro G 850W

VGA: Galax GTX 1070 EXOC Sniper 6Gb

Bài test 1: Hiệu ứng LED

 

Gaming M7 có hệ thống led đơn sắc đỏ ở trên hầu hết các tấm giáp, heatsink thậm chí cả trên giáp của ram cũng có led. Tất cả khiến hệ thống mainboard trở nên rực rỡ và có nét hơn. Tuy nhiên, nếu đưa vào hệ thống thì chắc chắn những điểm nhấn này cần có những bản phối màu tốt giữa các linh kiện thì mới có thể nổi bật lên được.

Bài test 2: Ép xung và thử với SuperPI 32M 1.5

 

Mức xung tối đa mà chúng tôi đạt được trong điều kiện 20oC và sử dụng tản nhiệt CPU AIO Thermaltake Water 3.0 Extreme chạy 100% công suất là 5.2Ghz với nhiệt độ ghi nhận được là 76 độ. Xung của ram đạt mức cao nhất là 4,208 Ghz. Bài test SuperPI 32M đặt ra không quá khó để đạt được kết quả 6 phút 25.983s một con số đáng nể đối với các bo mạch chủ Z270 cao cấp.

Bài test 3: Aida 64

 

 

Ở bài test này chúng ta sẽ thấy được băng thông của tất cả những khe cắm chính như khe RAM hay PCIe để thấy được tiềm năng cũng như độ lớn của vùng làm việc mà bo mạch chủ cung cấp cho các linh kiện của chúng ta. Đối với RAM, tốc độ đọc/ghi lần lượt là 34,648Gb/s và 37,406Gb/s. Khả năng vừa đọc/ghi (Copy) là 34,417Mb/s với độ trễ là 61,2 ns.

 

Còn với GPU thì tốc độ đọc bộ nhớ là 12348 MB/s tốc độ ghi afl 12047 Mb/s, tốc độ copy thì lên đên 186741 Mb/s. Với CPU 4 nhân 8 luồng thì tốc độ độc là 33902 Mb/s tốc độ ghi là 36788 Mb/s và tốc độ copy là 33869 Mb/s

Bài test 4: Cinebench R15

 

Ở bài test này chúng ta không quan tâm nhiều lắm đến những kết quả thiên về xử lý đồ họa của VGA mà chỉ tập trung vào 2 số điểm trên CPU trước đó là điểm render đa nhân và đơn nhân. Với khả năng render đa nhân trên xung nhịp 5.2 Ghz số điểm mà 7700K thu được là 772 cb một số điểm không hẳn là cao trong khi CPU render đơn nhân thì lại khá cao với điểm số là 212 cb. Có lẽ cần phải tinh chỉnh một chút trên bios để có thể đạt kết quả cao hơn nhưng khi chạy ở chế độ tự động như thế này thì những con số trên là đã khá ấn tượng rồi.

Tổng kết:

 

Mức giá 7 triệu đồng cho một chiếc bo mạch chủ cao cấp như Gaming M7 thì không phải là cao. Với những gì mà MSI đem lại cho một sản phẩm từ thiết kế cho đến hiệu năng thì không có gì phải lăn tăn nếu bạn yêu thích chúng. Tuy nhiên chúng tôi vẫn khuyến cáo các bạn hãy thường xuyên cập nhật bios mới cho Kabylake kể cả những dòng sản phẩm đã đạt hiệu năng cao như thế này để chúng trở nên ổn định hơn và ít lỗi hơn.

 

Nguồn: Genk.vn

Bài viết tương tự