Chào bạn,

Đăng nhập xem việc làm phù hợp

Blog IT

Đánh giá nhanh ASUS TUF Gaming RTX 3080 OC: mạnh, mát, giá hợp lý, hướng tới chơi game 4K

Đánh giá nhanh ASUS TUF Gaming RTX 3080 OC: mạnh, mát, giá hợp lý, hướng tới chơi game 4K

Tuần vừa qua, thị trường máy tính để bàn trở nên sôi sục khi NVIDIA GeForce RTX 3080 được bán ra. Việc mang lại bước nhảy lớn về hiệu năng so với thế hệ trước trong khi vẫn giữ được mức giá cực kì cạnh tranh khiến tất cả các mẫu card đồ hoạ RTX 3080, từ bản Founders Edition của NVIDIA cho đến các bản custom của các đối tác AIB đều cháy hàng. Thậm chí NVIDIA còn bị báo giới chỉ trích vì quá vội vã tung ra sản phẩm và không chuẩn bị đủ lượng GPU để đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Đánh giá nhanh ASUS TUF Gaming RTX 3080 OC: mạnh, mát, giá hợp lý, hướng tới chơi game 4K - Ảnh 1.
 

Tuy nhiên, rất may mắn, tôi vẫn có cơ hội nhìn tận mắt, sờ tận tay chiếc ASUS TUF Gaming RTX 3080 OC. Dòng TUF Gaming trang bị RTX 3000 năm nay của ASUS cũng được đánh giá rất cao bởi thiết kế bo mạch rất tốt đồng thời sử dụng linh kiện chất lượng cao. Về vẻ bề ngoài, có thể thấy chiếc card đồ hoạ này được thiết kế ăn nhập với logo mới của dòng TUF, có xu hướng tối giản hoá với các đường nét thẳng, mạnh mẽ, ít rườm rà và nhiều góc cạnh như nhiều mẫu RTX 3080 khác. Là một người theo chủ nghĩa tối giản, gọn gàng, đây có thể nói là chiếc RTX 3080 tôi ưng nhất về thiết kế.

 

Hộp sản phẩm tương đối đơn giản với hình ảnh card, tên sản phẩm, logo ASUS TUF, lượng VRAM và chữ "OC", thể hiện là phiên bản đã được ép xung sẵn, khác với bản không có OC. Chênh lệch giữa 2 phiên bản này trên thị trường là khoảng 1-2 triệu đồng tuỳ cửa hàng. Mặt sau cũng không có gì nổi bật với hình ảnh và thông tin của một số tính năng nổi bật. Hộp sau cũng tương tự với màu đen toàn phần và logo ASUS.

Đánh giá nhanh ASUS TUF Gaming RTX 3080 OC: mạnh, mát, giá hợp lý, hướng tới chơi game 4K - Ảnh 3.

Phụ kiện chỉ bao gồm sách hướng dẫn và giấy tờ liên quan, có thể coi là tối giản cho phiên bản giá rẻ.

Đánh giá nhanh ASUS TUF Gaming RTX 3080 OC: mạnh, mát, giá hợp lý, hướng tới chơi game 4K - Ảnh 4.
 

Phần ốp tản nhiệt được làm bằng kim loại cho cảm giác chắc chắn đồng thời giúp ích một chút trong việc tản nhiệt. Tông màu chủ đạo là xám kim loại. 3 quạt công nghệ Axial Tech với quạt ở giữa quay ngược cũng giúp tăng phần nào hiệu năng tản nhiệt.

 

Backplate ở mặt sau cũng được chế tạo bằng kim loại để giảm thiểu khả năng PCB bị cong vênh. Ngoài ra nó cũng giúp ích cho việc tản nhiệt của card. Tất nhiên, nếu ASUS trang bị thêm khung đỡ chống sệ như một số sản phẩm cao cấp thì chắc sẽ tốt hơn bởi card khá dài và nặng.

 

Các cạnh xung quanh của card cũng không có gì đặc biệt. Việc thiếu hụt đi chân kết nối NVLink ở phía trên cho thấy NVIDIA ngày càng không còn mặn mà với thiết lập đa card đồ hoạ. Kết nối này giờ chỉ còn được giữ trên RTX 3090. Card được trang bị tới 2 cổng HDMI 2.1 và 3 cổng DisplayPort 1.4a với khả năng xuất ra tới 4 màn hình cùng lúc.

 

Phần tản nhiệt được mạ chrome bóng giúp tăng độ bền. Tương tự như thiết kế của bản Founders Edition và nhiều chiếc RTX 3080 hay RTX 3090 khác, phần tản nhiệt của chiếc card này cũng nhô dài ra hơn kha khá so với PCB.

Đánh giá nhanh ASUS TUF Gaming RTX 3080 OC: mạnh, mát, giá hợp lý, hướng tới chơi game 4K - Ảnh 8.
 

Card được trang bị công tắc gạt chuyển giữa 2 chế độ BIOS: Performance và Quiet. 2 chế độ này về cơ bản chỉ khác nhau về thiết lập quạt. Chế độ Performance sẽ có tốc độ quạt tối đa khoảng 2200 vòng/phút, giúp GPU mát nhất có thể. Chế độ Quiet sẽ hạn chế tốc độ quạt ở ngưỡng 1500 vòng/phút, giảm độ ồn nhưng sẽ phải đánh đổi bằng nhiệt độ cao hơn một chút.

Đánh giá nhanh ASUS TUF Gaming RTX 3080 OC: mạnh, mát, giá hợp lý, hướng tới chơi game 4K - Ảnh 9.
 

Nguồn của chiếc TUF RTX 3080 OC này vẫn dùng chuẩn PCIe 8pin cũ. Bản thân tôi đánh giá rất cao lựa chọn này của ASUS cũng như các nhà sản xuất AIB khác bởi adapter 12pin sáng 2 chân 8pin của NVIDIA thực sự trông cực kì xấu và vô duyên.

 

Phần đèn đóm màu mè của TUF RTX 3080 OC cũng rất hạn chế, chỉ có logo TUF Gaming và một dải led nhỏ ở dưới là sáng đèn. Với một người không thích RGB như tôi thì đây là một thiết kế rất đáng được tôn vinh.

 

 

Cấu hình thử nghiệm:

CPU: Intel Core i7-8700K

Mainboard: ASRock Z390 Phantom Gaming itx/ac

RAM: Corsair Vengeance LPX 2x16GB 3200MHz CL16

NVMe: Samsung PM981 256GB

PSU: Corsair SF750

 

Về hiệu năng, TUF RTX 3080 OC nói riêng và RTX 3080 nói chung thì không cần bàn cãi bởi nó đã quá mạnh. Thử nghiệm nhanh với Red Dead Redemption 2 và Horizon: Zero Dawn ở độ phân giải 2K và mức thiết lập cao nhất, mức FPS trung bình của 2 tựa game này đều ở mức 100-120 FPS, phù hợp cho các màn hình tần số quét cao.

 

Được gắn mác OC, chiếc TUF RTX 3080 OC này có thể có xung nhịp lên tới 1995 MHz, chênh kha khá so với con số 1710 MHz tiêu chuẩn của NVIDIA. Thế mà nhiệt độ cao nhất cũng chỉ lên tới 64 độ C ở nhiệt độ phòng 25 độ C. Nhiệt độ ở trạng thái nghỉ idle của card là khoảng 36 độ C. Ngoài ra quạt cũng sẽ không quay cho đến khi nhiệt độ đạt khoảng 55 độ C để hạn chế tiếng ồn. Khi chuyển đổi giữa 2 chế độ BIOS Performance và Quiet, không hề có một sự khác biệt gì về nhiệt độ, tốc độ quạt cũng chỉ chênh khoảng 300 vòng/phút. Được cái là hiệu năng không có sự thay đổi. Có lẽ vì card quá mát mà người dùng hiếm hoi có thể thoải mái giảm độ ồn của quạt tản nhiệt mà không phải đánh đổi bất cứ yếu tố nào.

Tựu chung lại, ASUS TUF GeForce RTX 3080 OC là một trong những chiếc card đồ hoạ chơi game đáng mua nhất hiện nay, xét trên tất cả các phương diện từ hiệu năng tới giá thành. Sức mạnh của nó hoàn toàn có thể chinh phục tất cả các tựa game AAA hiện nay ở độ phân giải 4K cùng mức FPS ổn định, nhất là khi dùng công nghệ siêu lấy mẫu bằng AI với tên gọi DLSS độc quyền của NVIDIA. Chiếc card đồ hoạ này cũng hoàn toàn cho RTX 2080 Ti về vườn một cách cay đắng. Điểm đáng tiếc duy nhất của RTX 3080 nói chung là chẳng có hàng mà mua. Tình hình khan hiếm dự kiến phải tới tháng 10 thậm chí 11 mới có thể được giải quyết.

 

Nguồn: Genk.vn

Bài viết tương tự