Chào bạn,

Đăng nhập xem việc làm phù hợp

Blog IT

Ericsson ra mắt các dịch vụ mạng dành cho môi trường IoT quy mô lớn

Ericsson ra mắt các dịch vụ mạng dành cho môi trường IoT quy mô lớn

Chuyên gia Ericsson cho rằng, sự phát triển mạnh mẽ của các thiết bị IoT đòi hỏi phải có một cách tiếp cận mới về lập kế hoạch, thiết kế và vận hành mạng cũng như những năng lực khác với mạng băng rộng di động truyền thống (Ảnh minh họa. Nguồn: Internet)

Trong thông tin phát ra hôm nay, 19/7/2017, Ericsson (mã chứng khoán NASDAQ: ERIC) cho biết, các dịch vụ mạng của Ericsson và khả năng hỗ trợ VoLTE cho phần mềm IoT trong các phân vùng mạng vô tuyến và mạng lõi hiện đang được hãng cung cấp thương mại.

Ericsson cũng cho hay, trong dịp khai trương mạng IoT thương mại đầu tiên, doanh nghiệp này giới thiệu các giải pháp phần mềm IoT trên mạng di động và tăng tốc độ IoT để tạo thành một gói đầy đủ các dịch vụ mạng, cho phép các nhà cung cấp dịch vụ triển khai và vận hành một cách hiệu quả một số lượng lớn các thiết bị IoT đang được khai thác trên các môi trường mạng LTE.

Sử dụng được trên các công nghệ Cat-M1 (còn được gọi là LTE-M) và IoT Băng hẹp (Narrow Band IoT - NB-IoT), các dịch vụ này bao gồm thiết kế, tối ưu hóa, triển khai, vận hành và quản lý mạng IoT, được hỗ trợ bởi các giải pháp dịch vụ hỗ trợ mới mới được mở rộng gần đây.

 

Peter Laurin, Giám đốc bộ phận Dịch vụ thuê ngoài của Ericsson chia sẻ: “Theo dự đoán của chúng tôi, số lượng thiết bị IoT sẽ vượt qua điện thoại di động và trở thành loại thiết bị được kết nối phổ biến nhất ở thời điểm năm 2018. Theo Báo cáo di động mới nhất của Ericsson, sẽ có 18 tỷ thiết bị IoT được kết nối vào năm 2022. Sự phát triển mạnh mẽ này đòi hỏi phải có một cách tiếp cận mới về lập kế hoạch, thiết kế và vận hành mạng cũng như những năng lực khác với mạng băng rộng di động truyền thống”.

Theo Ericsson, hãng cũng đang giới thiệu các tính năng phần mềm IoT mới, như là khả năng hỗ trợ dịch vụ thoại trên nền LTE (Voice over LTE) cho công nghệ Cat-M1. Điều đó sẽ cho phép các nhà mạng viễn thông khám phá các tình huống sử dụng mới có lợi cho các thiết bị IoT để hỗ trợ các dịch vụ thoại, mang đến nhiều cơ hội để mở rộng các dịch vụ doanh nghiệp đến các lĩnh vực như là panel cảnh báo an ninh, bộ kit cấp cứu từ xa, các thiết bị đeo trên người, khóa cửa kỹ thuật số, quần áo an ninh bảo mật dùng một lần cũng như nhiều loại ứng dụng và dịch vụ hỗ trợ IoT khác.

Về thiết kế và tối ưu mạng, Ericsson phân tích, các mạng IoT sử dụng thiết bị từ nhiều nhà cung cấp phục vụ cho nhiều nhu cầu khác nhau với nhiều ứng dụng khác nhau sẽ đòi hỏi một cách tiếp cận mới về lập kế hoạch và thiết kế mạng. Để hỗ trợ yêu cầu này, Ericsson đã ra mắt các dịch vụ đánh giá tình huống, mô hình hóa, thiết kế và phát triển mạng cũng như đánh giá triển khai dành cho các mạng IoT quy mô lớn.

Đối với việc vận hành và quản lý mạng, để đáp ứng nhu cầu về một khuynh hướng thích ứng trong quản lý và vận hành mạng, Ericsson cho biết hãng đang đưa công nghệ học máy tự động vào giải pháp Trung tâm điều hành mạng (NOC) của mình. Những công cụ này sẽ giúp các nhà mạng viễn thông kiểm soát chi phí triển khai và ứng dụng một cách chủ động để quản lý sự kiện và sự cố. Trong một dự án thí điểm, 80% số sự cố được phát hiện bởi công nghệ học máy mà không cần có sự can thiệp của con người – trong khi nguyên nhân gốc rễ của vấn đề được xác định chính xác trong 77% số trường hợp đó.

Jamie Moss, chuyên gia phân tích cao cấp về công nghệ người dùng và IoT của Ovum cho rằng, các nhà mạng viễn thông cần có những đối tác có khả năng giúp họ triển khai các công nghệ mới một cách nhanh chóng và dễ dàng. Điều đó đặc biệt quan trọng với các công nghệ LTE-M và NB-IoT. Là những cải tiến của LTE, chúng sẽ đại diện cho năng lực cốt lõi của nhà mạng viễn thông. Nhưng LTE-M và NB-IoT sẽ được sử dụng và hoạt động theo những cách thức hoàn toàn mới

Thanh Mai

Nguồn: Ictnews.vn

Bài viết tương tự