Chào bạn,

Đăng nhập xem việc làm phù hợp

Blog IT

Flagship có thực sự xứng đáng với giá trị của chúng, hay chỉ là yếu tố thể hiện sự chịu chơi?

Flagship có thực sự xứng đáng với giá trị của chúng, hay chỉ là yếu tố thể hiện sự chịu chơi?

Mỗi khi nhắc đến cụm từ "flagship" là chúng ta sẽ ngay lập tức nghĩ đến những thiết bị công nghệ cao cấp đình đám nhất trong toàn bộ phân khúc hiện nay, với giá tiền ít nhất cũng từ 700 USD trở lên. Đó quả thực là một số tiền lớn, tương đương với cả một kỳ nghỉ đi du lịch ngắn ngày hoặc thuê một chiếc xe ô-tô cho riêng mình.
Do đó, đi kèm với nó là những niềm tin từ người dùng về một cấu hình phần cứng được trang bị thuộc top đầu thế giới, cũng như những trải nghiệm toàn diện và niềm kiêu hãnh về việc được sở hữu trong tay sản phẩm của những thương hiệu nổi tiếng bậc nhất.

 

Có lẽ ai cũng phải công nhận cảm giác ấy khi cầm một chiếc điện thoại có logo Apple hay cạnh cong tinh tế của Samsung, như một lời khẳng định về gu thưởng thức công nghệ của mình và cả độ "chịu chơi" khi đủ điều kiện sở hữu nó.

Nhưng liệu những khía cạnh như vậy có thật sự đáng được đề cao đến thế không, hay chúng ta có nên bỏ tiền cho một chiếc smartphone chỉ vì những góc nhìn hơi phiến diện ban đầu về giá trị của nó như vậy?


Rút ngắn khoảng cách

Nếu bạn có thói quen thường xuyên cân nhắc trước khi tiêu tiền một cách quá đà một chút thì chắc hẳn sẽ nhanh chóng nhận ra thực tế rằng smartphone flagship đích thị là một cái "máy đốt tiền" vượt xa so với nhu cầu thật sự trong cuộc sống của đa số người dùng nói chung và tính cả người sở hữu nó nói riêng. Dành thời gian lướt bảng tin Facebook, chơi Candy Crush, soạn email, liên lạc thuận tiện... - tất cả những điều đó đều được thỏa mãn mượt mà chỉ trên một chiếc điện thoại rẻ hơn 1 nửa so với số tiền 700-800 USD phải bỏ ra.

Ngay cả những chức năng khác như hệ thống camera tốt hay cảm biến vân tay nhạy bén cũng là điều dễ dàng đạt được ở mức giá ít hơn đó, hoặc nếu vẫn bị hấp dẫn bởi cái mác cao cấp, bạn vẫn có thể tìm đến những mẫu flagship có tuổi đời ra mắt được khoảng 1 năm hoặc hơn, giá thành sẽ phải chăng hơn rất nhiều. Chẳng hạn, Galaxy S6 nay được bán với giá chỉ 380 USD trên Amazon.

 

Galaxy S7 Edge

LG V20

OnePlus 3T

Axon 7

Moto Z Play

Màn hình 5.5-inch, 4K, cạnh vát cong

5/7-inch, 4K; màn hình phụ 2,1 inch

5.5-inch, FullHD 5.5-inch, 4K 5.5-inch FullHD
Chip xử lý Snapdragon 820 / Exynos 8890 Snapdragon 820 Snapdragon 821 Snapdragon 820 Snapdragon 625
Dung lượng bộ nhớ 4GB RAM / 32GB ROM 4GB RAM / 32GB ROM 6GB RAM / 64GB ROM 4GB RAM / 64 ROM 3GB RAM/ 32GB ROM
Camera

12MP (sau) - Lấy nét theo pha, Chống rung quang học

5MP (trước)

16MP+8MP (sau, camera kép) - Lấy nét laser, Chống rung quang học

5MP (trước)

16MP (sau) - Chống rung kỹ thuật số/Chống rung quang học
16MP (trước)

20MP (sau) - Lấy nét theo pha, Chống rung quang học
8MP (trước)
16MP (sau) - Lấy nét theo pha/laser
5MP (trước)
Tính năng khác

Cảm biến vân tay, Chống nước IP68, Sạc nhanh không dây

Cảm biến vân tay, USB Type-C, Chuyển đổi âm thanh HiFi DAC, Sạc nhanh 3.0

Cảm biến vân tay, USB Type-C, Sạc nhanh

Cảm biến vân tay, USB Type-C, Chuyển đổi âm thanh HiFi DAC, Sạc nhanh 3.0

Cảm biến vân tay, USB Type-C, Kết nối phụ kiện Moto Mods

Giá thành

$769

$799

$439

$399

$449

Hiệu năng xử lý tính theo lý thuyết đã dần không còn được xem là yếu tố cốt lõi để so sánh và đánh giá giữa những flagship với nhau nữa, kể cả khi các thang điểm điểm benchmark tiêu chuẩn vẫn được nhiều người bàn tán sôi nổi. Thay vào đó là sự lên ngôi của những tính năng riêng lẻ, dù là nhỏ thôi, nhưng đủ để khiến thiết bị đó nổi bật hơn hẳn so với đám đông.

Cụ thể, LG và Motorola đã có gắng hiện thực hóa nỗ lực đó với thiết kế điện thoại "lắp ghép" tùy biến của mình, trong khi Apple, Google và Samsung ngày càng chau chuốt cho hệ thống camera và nền tảng phần mềm của họ, cộng thêm khả năng chống nước. Galaxy Note7 thậm chí còn đi một bước xa hơn nữa với cảm biến nhận diện mống mắt, đồng thời Samsung cũng là cái tên duy nhất mang công nghệ sạc không dây đến cho người dùng tính đến nay.

Nếu mong muốn tìm kiếm những thiết bị đứng top đầu về khả năng bao quát như vậy, những tên tuổi kể trên xứng đáng được nhắc đến đầu tiên trong tâm trí mỗi người, và tất nhiên sẽ đi kèm với một mức giá cũng đứng top tương tự. Nhưng sự thật ít người nhận ra lại nằm ở chỗ chúng đang vượt quá nhu cầu cần thiết của chúng ta.

 

Trải nghiệm sử dụng cũng là một góc cạnh cần để tâm đến, vốn là sở trường của Apple trong thời đại hiện nay. Cộng đồng fan hâm mộ của họ hiếm khi phải phàn nàn nghiêm trọng về một lỗi vận hành nào đó trên iOS. Ngay cả ngoại hình và chất liệu thiết kế cũng được các hãng sản xuất thiết bị Android học tập theo. Đó là còn chưa kể đến chất lượng dịch vụ mua hàng, khi mà cửa hàng của Apple luôn đầy ắp những thiết bị thú vị tiên tiến nhất của hãng để khách có thể dùng thử thoải mái, đi cùng với chương trình hỗ trợ tối ưu nhất trong lĩnh vực di động.

Dòng thiết bị Pixel mới của Google cũng đang đi theo hướng đi này. Thiết kế bên ngoài của sản phẩm tạo cảm giác sang trọng ngay từ cái nhìn ban đầu, kết hợp với những phản hồi tích cực về trải nghiệm toàn diện hợp nhất song song với nền tảng phần mềm (mặc dù Pixel XL có hơi bị chê bai vì mức giá hơi quá so với vẻ ngoài).

Trong khi đó, nực cười là những sản phẩm cấu hình cao mà giá thành phải chăng của OnePlus lại được khá nhiều người ưa chuộng có ý muốn thể hiện địa vị của mình, rằng họ không chú tâm đến những chi tiết quá thừa thãi, nhỏ nhặt và biết cách lựa chọn thiết bị phù hợp mà không cần phải đứng top.

Để so sánh một cách khách quan, hãy hình dung đến thói quen của những người giàu dành ra số tiền khổng lồ cho một chiếc Porsche hay Ferrari, nhưng chỉ dùng để chạy trên những cung đường bị giới hạn tốc độ tối đa là 60 dặm/h, giống như nhu cầu của một chiếc Ford Mondeo thông thường. Việc mua sắm điện thoại cũng giống như ô-tô và quần áo vậy, 700 USD với họ không phải là một cái giá quá đắt để thể hiện ra hàng ngày rằng họ đang sở hữu một thiết bị tốt nhất. Dù cho đó là một khoản chi quá đà cho ngoại hình hơn là chức năng, đó vẫn được coi là cách hiệu quả để khẳng định địa vị bản thân.

 

Flagship sẽ dần lụi tàn - Có hay không?

Vẫn còn đó khá nhiều lý do chính đáng để bạn mua về cho mình một smartphone cao cấp trong tầm giá, nhưng xu hướng hiện nay đã cho thấy sự khó khăn và trắc trở của thị trường chung khi xét đến những yếu tố đột phá thực sự. Ngoại trừ những nỗ lực nhỏ trong việc nâng cấp phần cứng hay tuyệt vọng trong thiết kế module "lắp ghép", mọi thứ còn lại - từ trải nghiệm vốn có trên iPhone, dòng Galaxy S, HTC 10... - vẫn đang gần như giậm chân tại chỗ từ năm ngoái. 700 USD sẽ là một mức giá có thể chấp nhận nếu bạn quen dùng một mẫu điện thoại cố điển hơn rất nhiều, nhưng chỉ vì nâng cấp máy hiện có thôi thì có lẽ là không nên.

Thẳng thắn hơn một chút, có ai ở đây dám khẳng định mình đủ khả năng chứng minh tính vượt trội của thiết kế cạnh màn hình cong của Samsung Edge? Độc đáo là điều đương nhiên, nhưng dường như nó sinh ra chỉ để chứng tỏ đây cũng là một dấu hiệu địa vị cao cấp song song với logo Apple, hơn là để bổ sung thêm tính năng hữu ích vượt lên mong đợi. Những lí lẽ đó cũng có thể được áp dụng để nói về dòng thiết bị điện thoại hỗ trợ DayDream. Liệu công nghệ thực tế ảo sẽ đích thân mang đến một cú đà quyết định cho thị trường smartphone, hay lại chỉ là một khía cạnh câu kéo sự chú ý khác đến thiết bị của nhà sản xuất? Chúng ta hãy chờ đón và kiểm chứng điều này trong tương lai.

Cùng lướt qua một vài số liệu thị trường liên quan, chúng ta dễ dàng bắt gặp thị phần của Apple và Samsung - những thương hiệu hàng đầu hiện nay - đang dần tập trung san dần xuống bởi những hãng di động với giá thành phải chăng hơn được sản xuất ở Mỹ. Nếu chỉ dựa vào đơn thuần những dữ liệu trên thì không thể kết luận vội vàng được, nhưng đúng là khách hàng đang có xu hướng duy trì tuổi thọ sử dụng những sản phẩm flagship trước đó của mình lâu dài hơn. Chu kỳ 2-3 năm nâng cấp thiết bị 1 lần sẽ là hợp lý hơn cả.

 

Dù sao thì chúng ta cũng không thể phủ nhận tình trạng rằng các sản phẩm cao cấp vẫn chiếm một thị phần khổng lồ, tâm điểm là sự chiếm lĩnh của Apple ở phần lớn thị trường Mỹ. Hơn nữa, đây cũng là điều dễ hiểu xảy đến với Apple sau vụ việc nghiêm trọng xảy ra với Galaxy Note7 thời gian vừa qua. Mong rằng công ty sẽ thận trọng hơn đối với dòng thiết bị Galaxy A đang được quảng bá rầm rộ của mình.

Điều thú vị là những công ty càng duy trì được nhiều doanh số bán liên quan đến những sản phẩm flagship thì độ ưa chuộng và nổi tiếng của thương hiệu đó càng được tăng cao và chiếm nhiều ưu thế hơn trong quá trình cạnh tranh với các đối thủ khác. Những thất bại và tình trạng u ám thất vọng của Sony và HTC trong thời gian gần đây không hề xuất phát từ việc thiết bị của họ hoạt động kém hay gặp lỗi, mà do chiến thuật marketing của những tên tuổi như Apple, Google và Samsung quá toàn diện, dẫn đến doanh số cao và người dùng cũng có tâm lý hướng đến các smartphone của họ như thể ở một đẳng cấp khác vượt trội hơn trên thị trường vậy


Kết luận

Smartphone cao cấp và "thượng lưu" sẽ sớm không còn được đặt nặng vấn đề như hiện nay. Thực tế là chúng ta đã và đang tập trung cân nhắc nhiều hơn đến những chi tiết và thay đổi đột phá, độc đáo đủ sức làm nổi bật hẳn lên trên sản phẩm của từng thương hiệu nhất định. Với sự lên ngôi của điện thoại tầm trung và cả phân khúc giao thoa một phần với mức độ cao hơn một chút, đi cùng tốc độ phát triển nhanh chóng của công nghệ và giảm thiểu giá thành chế tạo sản xuất, cấu hình phần cứng sẽ không còn là tâm điểm tiên quyết để tác động đến quyết định của cộng đồng khách hàng.

Tham khảo: AndroidAuthority

 

Nguồn: Genk.vn

Bài viết tương tự