Chào bạn,

Đăng nhập xem việc làm phù hợp

Blog IT

IoT đang khiến tội phạm mạng gia tăng về mức độ tinh vi và cường độ

IoT đang khiến tội phạm mạng gia tăng về mức độ tinh vi và cường độ

Sự phát triển mạnh mẽ của Internet of Things đang làm gia tăng nguy cơ xuất hiện các cuộc tấn công mới

Theo đánh giá của Cisco, sự phát triển của Internet vạn vật (IoT) khiến cho tội phạm mạng tiếp tục gia tăng về mức độ tinh vi và cường độ của các cuộc tấn công, các doanh nghiệp thuộc nhiều ngành công nghiệp đang bị thách thức phải theo kịp các đòi hỏi về an ninh mạng.

Sự phát triển mạnh mẽ của Internet of Things đang làm gia tăng nguy cơ xuất hiện các cuộc tấn công mới có thể phá hủy hệ thống sao lưu, hệ thống mạng an toàn của tổ chức, doanh nghiệp.

Các cuộc tấn công này có thể phá hủy hệ thống sao lưu, hệ thống mạng an toàn của các tổ chức thường được dùng để khôi phục lại hệ thống và dữ liệu sau mỗi cuộc tấn công.

Ngoài ra, với sự xuất hiện của Internet của vạn vật (Internet of Things – IoT), các ngành công nghiệp chủ chốt đang đưa các hoạt động vận hành trở thành trực tuyến, làm gia tăng nguy cơ bị tấn công, cũng như gia tăng quy mô và hậu quả ngày càng nặng nề của các mối đe dọa này.

Các sự cố mạng gần đây như WannaCry và Nyetya cho thấy sự lây lan nhanh và mức độ ảnh hưởng rộng của các cuộc tấn công có vẻ giống ransomware truyền thống nhưng lại có tính phá hoại nặng nề hơn nhiều lần, khiến cho các doanh nghiệp không có cách nào để phục hồi.

IoT tiếp tục tạo ra những “con mồi” mới cho tội phạm mạng. Hoạt động của mạng botnet IoT gần đây cho thấy một số kẻ tấn công có thể đặt nền móng cho một sự cốan ninh mạng với hậu quả nghiêm trọng quy mô lớn, có khả năng gây gián đoạn mạng Internet.

 

Trong bối cảnh đó, việc đo lường hiệu quả của các biện pháp an ninh khi đối mặt với những cuộc tấn công rất quan trọng. Thời gian phát hiện nhanh hơn có ý nghĩa quan trọng trong việc hạn chế không gian hoạt động của hacker và giảm thiểu thiệt hại của các vụ xâm phạm.

Cisco nhận thấy tội phạm mạng ngày càng yêu cầu các nạn nhân kích hoạt các mối đe dọa bằng cách nhấp vào các đường link hoặc mở tệp. Đồng thời đang phát triển mã độc vô hình (fileless malware) trong bộ nhớ và ngày càng khó phát hiện hoặc điều tra do mã độc sẽ bị xóa hết ngay khi thiết bị khởi động lại.

Theo Cisco, trong kỷ nguyên IoT, để việc kết nối mạng được hiệu quả cao nhất, các giải pháp mạng và thiết bị chuyển mạch phải được thiết kế đáp ứng nhu cầu đối phó với những mối đe dọa an ninh bảo mật, có khả năng nhanh chóng phát hiện, cô lập mối đe dọa.

Theo thông tin được đại diện Cisco đưa ra tại một hội thảo về giải pháp mạng thế hệ mới vừa qua, nếu cách đây hơn 30 năm, thế giới chỉ có 1000 thiết bị được kết nối thì tới nay con số này đã tăng lên 14 tỷ. Thậm chí dự báo sẽ tăng lên 50 tỷ vào năm 2020, 500 tỷ vào năm 2030, mang lại những cơ hội lớn cho thế giới. Quá trình số hóa đang được tiếp sức bởi những xu thế công nghệ như di động, Internet vạn vật, điện toán đám mây. Và để nắm bắt được cơ hội, các doanh nghiệp cần phải thích ứng một cách liên tục, có được những thông tin thời gian thực cùng những trải nghiệm được cá nhân hóa, khả năng tự động hóa, đảm bảo an ninh...

“Tuy nhiên hiện nay đa số môi trường mạng CNTT đang được quản lý theo những quy trình truyền thống, không còn phù hợp với kỷ nguyên số mới với mức độ kết nối ngày càng cao và hệ thống mạng CNTT của các doanh nghiệp hiện nay ngày càng phức tạp, phân tán”, bà Lương Thị Lệ Thủy, Tổng Giám đốc Cisco Việt Nam nhận định.

B.B

Nguồn: Ictnews.vn

Bài viết tương tự