Chào bạn,

Đăng nhập xem việc làm phù hợp

Blog IT

Máy đào ASIC - kẻ thù của Ethereum, Monero và cuộc xâm lăng vào thế giới tiền mã hóa

Máy đào ASIC - kẻ thù của Ethereum, Monero và cuộc xâm lăng vào thế giới tiền mã hóa

Nếu tiền mã hóa đang thay đổi bộ mặt cho ngành tài chính, thì các chip ASIC, những con chip máy tính đầy sức mạnh, đang làm thay đổi bộ mặt thế giới tiền mã hóa. Sự tồn tại của chúng đang giúp bảo đảm cho chuỗi blockchain của Bitcoin, một việc vốn từng có thể làm tại nhà với những người dùng bình thường, vào những ngày đầu của mạng lưới này.

Vai trò tưởng chừng như khiêm nhường đó đang biến các máy đào dùng chip ASIC trở thành một ngành công nghiệp hàng chục tỷ USD, tiêu tốn nguồn năng lượng khủng khiếp nhưng cũng mang lại các khoản lợi nhuận kếch xù cho các nhà sản xuất phần cứng.

Sự xâm lăng của các máy đào ASIC

Máy đào ASIC - kẻ thù của Ethereum, Monero và cuộc xâm lăng vào thế giới tiền mã hóa - Ảnh 1.

Nhưng giờ, các con chip chuyên dụng đó đang tiếp cận các blockchain khác. Vào ngày 15 tháng Ba, công ty tỷ đô của Trung Quốc, Bitmain, đã đăng dòng tweet cho biết họ đã chấp nhận đơn đặt hàng cho cỗ máy Antminer X3, một máy đào dùng ASIC giá 12.000 USD có tác dụng duy nhất: khai thác Monero và các đồng tiền mã hóa khác được bảo mật với cùng thuật toán. Chỉ 2 tuần sau, vào ngày 3 tháng Tư, Bitmain thông báo về E3, con chip 800 USD được làm riêng cho việc khai thác Ethereum.

Các máy đào ASIC như X3 và E3 đang gây tranh cãi trong cộng đồng tiền mã hóa. Mặc dù chúng rất hiệu quả cho việc khai thác khi so sánh với card đồ họa và CPU, chúng cũng đắt hơn nhiều, có nguồn cung giới hạn và được xem như một yếu tố nhằm thúc đẩy tập trung sức mạnh tính toán (và cả phần thưởng tài chính từ việc khai thác) trên các mạng lưới tiền mã hóa.

Ai cũng hiểu điều này đã thay đổi cách khai thác Bitcoin như thế nào. Chính những máy đào ASIC đã dẫn tới sự trỗi dậy của những người khổng lồ như Bitmain ở Trung Quốc và BitFury ở Mỹ - và đó cũng là lúc Monero và Ethereum được thiết kế để “chống lại ASIC”.

Giờ đây việc ra mắt các máy đào ASIC X3 và E3 đã gây ra một cuộc tranh luận trong thế giới tiền mã hóa về việc làm thế nào giải quyết mối đe dọa hiện hữu đến tính toàn vẹn của mạng lưới Monero và Ethereum.

Riccardo Spagni, nhà phát triển hàng đầu của Monero cho biết trên GitHub vào thứ Hai vừa qua. “Tôi sẽ làm mọi thứ trong quyền hạn của mình để giúp cộng đồng ngăn chặn sự xuất hiện của các máy đào ASIC, dẫn tới tính tập trung trên mạng lưới Monero.” Tuyên bố này được xem như lời đáp trả lại tin đồn về các máy đào ASIC dành cho khai thác Monero.

Vào ngày 6 tháng Tư, Monero đã tinh chỉnh lại thuật toán khai thác của mình để “kiềm chế mối đe dọa tiềm tàng của máy đào ASIC và duy trì khả năng ngăn chặn ASIC.” Cùng trong ngày, các nhà phát triển cốt lõi của Ethereum đã gặp nhau để thảo luận xem liệu họ có thể thay đổi thuật toán của Ethereum và đến nay vẫn chưa có quyết định cuối cùng – điều này đã gây thất vọng trong cộng đồng Ethereum.

Máy đào ASIC - kẻ thù của Ethereum, Monero và cuộc xâm lăng vào thế giới tiền mã hóa - Ảnh 2.

Cũng như Spagni, nhiều nhà phát triển e ngại rằng máy đào ASIC sẽ dẫn đến việc tập trung hóa với tiền mã hóa và làm xói mòn ưu điểm lớn nhất của chúng: tính bảo mật. Nếu chip ASIC làm việc khai thác trở nên bất khả thi với phần lớn mọi người, trong khi tập trung sức mạnh điện toán vào tay của một vài nhà khai thác lớn, điều đó sẽ làm các mạng lưới trở nên suy yếu, dễ bị thao túng hoặc kiểm duyệt hơn bởi chính phủ hay các công ty sở hữu phần lớn các máy đào ASIC đó.

Cùng lúc đó, các nhà phát triển khác trong thế giới tiền mã hóa cho rằng, nỗi sợ về sự tập trung hóa đã bị thổi phồng và rằng các máy đào ASIC thực sự cải thiện khả năng bảo mật của mạng lưới tiền mã hóa bằng cách làm chúng khó bị sức mạnh điện toán thô thống trị hơn.

Rõ ràng rằng, Bitmain đã vượt qua các thách thức cả về kỹ thuật và kinh tế, để làm được máy đào cả Ethereum và Monero - vốn luôn chống lại máy đào ASIC. Lúc này, câu hỏi dành cho các nhà phát triển Monero và Ethereum là, hậu quả của việc giới thiệu các máy đào ASIC này là gì với thế giới tiền mã hóa, và nếu có, họ nên làm gì với nó? Dưới đây là tất cả những gì tốt, xấu với việc khai thác bằng máy đào ASIC.

Vậy máy đào ASIC là gì?

Các chip ASIC đã xuất hiện trong nhiều thập kỷ nay và có thể được tìm thấy trong nhiều thiết bị phổ thông như điện thoại, nhưng việc lựa chọn chúng làm máy đào tiền mã hóa mới chỉ xảy ra trong vài năm nay. Các máy đào ASIC cho Bitcoin đầu tiên được bán vào năm 2013, và từ sau đó các máy đào dùng ASIC đã được phát triển cho một số các đồng tiền khác, như Litecoin và Dash.

Rất khó có thể so sánh trực tiếp giữa CPU, GPU và chip ASIC, bởi vì về mặt kỹ thuật, CPU và GPU có thể xem như một loại của chip ASIC. Sự khác biệt chính giữa việc khai thác bằng chip ASIC với CPU và GPU là nó không có các phần dư thừa làm CPU và GPU trở nên bất ổn.

Bạn không thể chạy hệ điều hành hay chơi game trên một chip ASIC Bitcoin bởi vì con chip này chỉ có thể làm một việc duy nhất – đào Bitcoin. Vì vậy, tính hiệu quả của việc khai thác bằng chip ASIC đạt được là nhờ toàn bộ sức mạnh điện toán của nó đều được tối ưu cho một tác vụ duy nhất.

Máy đào ASIC - kẻ thù của Ethereum, Monero và cuộc xâm lăng vào thế giới tiền mã hóa - Ảnh 3.

Khai thác tiền mã hóa là một thuật ngữ ám chỉ quá trình tính toán nhiều tài nguyên, mà về cơ bản liên quan đến thuật toán dự đoán một số nào đó để tìm ra giải pháp mong muốn khi được cắm vào thuật toán hàm băm. Giá trị này sẽ “giải” một khối dữ liệu giao dịch Bitcoin, và khối đó được thêm vào chuỗi blockchain. Nhà khai thác sẽ nhận được một phần thưởng bằng tiền mã hóa dành cho công việc này, và các thuật toán dựa trên hàm hash này sẽ được gọi là các thuật toán bằng chứng công việc (PoW: proof of work).

Phần lớn các đồng tiền mã hóa chủ chốt sử dụng một thuật toán PoW riêng biệt. Ví dụ, Bitcoin sử dụng thuật toán hàm băm gọi là SHA-256, Monero sử dụng CryptoNight, và thuật toán PoW của Ethereum được gọi là Ethash. Có rất nhiều lý do để chọn thuật toán PoW này thay vì thuật toán khác, nhưng đối với chip ASIC, chủ yếu là do các yêu cầu về bộ nhớ.

Không giống như Bitcoin, Litecoin và vô số đồng tiền khác có thể khai thác bằng ASIC, Ethereum và Monero được xem là loại tiền có “bộ nhớ cứng” (memory hard), nghĩa là chúng đòi hỏi một lượng RAM phù hợp để chạy các thuật toán hàm băm của mình.

CPU và card đồ họa là các chip có thể được sử dụng rộng rãi cho các tác vụ khác nhau. Những loại chip này thiếu tính hiệu quả đơn thuần, do chúng được tạo nên với khả năng chạy các tiến trình cần có nhiều dữ liệu được lưu trữ trên bộ nhớ máy tính.

Trong khi đó RAM làm chậm các chip ASIC, vì vậy các thuật toán sử dụng nhiều bộ nhớ thường để ngăn chặn cuộc xâm lăng của các chip chuyên dụng này. Do đó các thuật toán này còn được gọi là “chống lại ASIC” (ASIC resistant). Mặc dù vậy, các chip thông thường được thiết kế phù hợp với RAM chậm, cũng như CPU và GPU, vẫn có thể sử dụng để đào tiền.

Mặc dù vậy, việc Bitmain vào tháng trước thông báo họ sẽ đưa ra thị trường những chiếc máy đào ASIC đầu tiên có khả năng vượt qua các yêu cầu khắt khe về bộ nhớ của Ethereum và Monero, để chính thức xâm nhập vào cộng đồng hai đồng tiền mã hóa này.

Trong khi các dàn máy này vẫn chưa được xuất xưởng tới tay các nhà thợ đào, những nhà phát triển cốt lõi của hai cộng đồng trên đã có những động thái nhằm phản ứng lại các thiết bị mà họ cho rằng, chúng sẽ làm mất đi tính phi tập trung của tiền mã hóa, cũng như kéo theo các vấn đề về bảo mật, nhưng liệu lập luận của họ có chính xác?

Tham khảo Motherboard

 Nguồn:Genk.vn

 

Bài viết tương tự

Bài viết nổi bật