Apple khởi đầu là một công ty phần cứng, bán máy tính desktop, sau đó là laptop. Nhưng vào năm 2001, công ty đã bắt đầu cuộc hành trình dài hơi trở thành một công ty phân phối truyền thông - một cuộc hành trình mà từ đó khai sinh ra Apple Music vào năm 2015 và tiếp theo sẽ là Apple TV+ vào cuối năm nay.
Năm 2001, Apple tung ra iTunes, và vài tháng sau đó là chiếc iPod đầu tiên. Hai sản phẩm này đã hồi sinh công ty đang trong thời kỳ suy tàn và tăng trưởng nhanh chóng. Vào năm 2005, Apple đã chiếm 75% doanh thu nhạc số và 80% doanh số máy nghe nhạc MP3.
Với hơn 20 triệu iPod được bán ra, Steve Jobs quyết định đã đến lúc bước chân vào thị trường điện thoại di động để mở rộng tầm ảnh hưởng của iTunes (và để đón đầu xu hướng điện thoại thay thế các máy nghe nhạc MP3 chuyên dụng). Nhưng đó là 2 năm trước khi iPhone xuất hiện, và vào thời điểm này, Apple đã hình thành một mối quan hệ đối tác với Motorola.
Motorola ROKR E1 trở thành chiếc điện thoại đầu tiên tương thích với iTunes. Apple đã hợp tác với nhà mạng Cingular để bán chiếc điện thoại này ra thị trường với giá 250 USD kèm hợp đồng sử dụng mạng trong 2 năm. Đây là một chi tiết quan trọng, bởi Cingular - sau này sẽ đổi tên thành AT&T vào năm 2007 - cũng là đối tác của Apple đảm nhận việc bán ra iPhone.
Nhưng nếu chiếc điện thoại của chính Apple là sản phẩm đặc trưng cho chủ nghĩa hoàn hảo đến tàn nhẫn của Jobs, chiếc ROKR lại mang trong mình ít tham vọng hơn - Jobs từng miêu tả nó như một chiếc iPod Shuffle bên trong một chiếc điện thoại. Hãng chỉ cho phép bạn lưu trữ tối đa 100 bài hát trong máy, và bạn không thể lưu trữ được nhiều hơn con số đó dù điện thoại có đi kèm với một chiếc thẻ nhớ microSD 512MB.
Dù vậy, ý tưởng của Apple là sử dụng tính năng Autofill để tự động nạp một số lượng bài hát cụ thể vào iPod - hoặc trong trường hợp này là chiếc điện thoại Motorola. Các bài hát được bán lẻ với giá 0,99 USD/bài, còn nguyên album có giá 9,99 US.
Sony BMG và Warner Music Group không vui vì điều này, và muốn gây chiến với Apple. Họ muốn một cơ chế giá bán trong đó giá mỗi bài hát sẽ được tính dựa trên độ phổ biến của chúng. Cingular không quan tâm điều đó, bởi Apple không chia sẻ bất kỳ khoản lợi nhuận âm nhạc nào với nhà sản xuất này cả, ngay cả khi các bài hát được tải về chiếc ROKR E1.
Dù vậy, một số nhà phân tích nhìn nhận ROKR E1 như một sản phẩm đáng mơ ước, có khả năng lôi kéo người tiêu dùng đến với nhà mạng. Số khác lo ngại rằng chiếc điện thoại sẽ ăn mất doanh thu của chiếc iPod vốn có lợi nhuận khá cao. Khá ngạc nhiên là, cả hai đều sai hết.
Chiếc iPod Shuffle nhỏ nhất vào thời điểm đó có thể chứa khoàng 120 bài hát trong bộ nhớ 512MB của nó - vượt mức 100 bài hát của chiếc ROKR E1. Chiếc điện thoại này hỗ trợ thẻ nhớ đến 1GB, nhưng giới hạn số bài hát là không thể thay đổi.
Rõ ràng bản thân Apple cảm thấy lo lắng rằng ROKR E1 sẽ ăn mất lợi nhuận của iPod. Suy cho cùng, đây là một chiếc điện thoại Motorola chứ không phải một thiết bị của Apple. Apple thậm chí còn giới thiệu iPod Nano vào cùng ngày công bố của ROKR E1, khiến CEO Motorola phải lên tiếng chỉ trích Apple cố tình tìm cách phá hoại điện thoại của hãng.
Motorola ROKR E1 là chiếc E398 đổi tên. Trên thực tế, ROKR có một nút riêng để khởi động trình chơi nhạc iTunes. Ngoại trừ điều đó, bạn có thể flash chiếc E398 để chạy cùng phần mềm như mẫu còn lại.
ROKR E1 có loa stereo với driver 16mm và jack headphone (2,5mm thôi). Để tăng cường trải nghiệm, điện thoại được trang bị một mô-tơ rung để giả lập bass - một hệ thống tương tự như Dynamic Vibration System trên Xperia XZ2 ra mắt năm ngoái.
Loa ngoài của ROKR E1 là thứ khiến nó nổi bật so với iPod Shuffle. Trong khi đó, màn hình 1.9-inch 176 x 220px chẳng thể đe dọa được các mẫu iPod mới với màn hình màu (iPod gen 5 có màn hình 2.5-inch 320 x 240px).
Motorola còn có thêm một vài điện thoại tương thích iTunes khác, nhưng rõ ràng Apple không đặt trái tim họ vào đó. ROKR bị ngừng hỗ trợ vào năm 2006, nhưng trải nghiệm này hẳn đã ảnh hưởng lên Steve Jobs khi ông phát triển iPhone.
Và khi nói như vậy, chúng ta đang nói đến những điều khó chịu mà ông phải trải qua. Mọi thứ không suôn sẻ trên sân khấu khi Jobs ra mắt điện thoại - ông nhấn nhầm nút và điện thoại chẳng hề chơi tiếp nhạc.
"Tôi nhấn nhầm nút. Nhưng bạn có thể chơi nhạc tiếp từ vị trí trước đó nếu bạn nhấn đúng nút" - ông nói. Chắc hẳn ông đã mơ về một giao diện người dùng tốt hơn ngay khi về nhà ngày hôm đó.
Tham khảo: GSMArena
Nguồn: Genk.vn
Software Development Intern / Thực tập sinh Phát triển Phần mềm
Công ty TNHH Giải pháp Data V Tech
Địa điểm: Hồ Chí Minh
Lương: Cạnh Tranh
Business Analysis Intern / Thực tập sinh Phân tích Doanh nghiệp
Công ty TNHH Giải pháp Data V Tech
Địa điểm: Hồ Chí Minh
Lương: Cạnh Tranh
Chuyên gia An ninh thông tin (Security)
Địa điểm: Hà Nội
Lương: Cạnh Tranh
CÔNG TY CỔ PHẦN KHOÁNG SẢN VẬT LIỆU Á CỘNG
Địa điểm: Hồ Chí Minh
Lương: 3 Tr - 8 Tr VND
Phó phụ trách Quản lý rủi ro Công nghệ Thông tin
Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Nam Á (Nam A Bank)
Địa điểm: Hồ Chí Minh
Lương: Cạnh Tranh
Nhân Viên Xử Lý Thông Tin Dự Án Tiếng Trung - Tiếng Anh
CÔNG TY TNHH MTV PHẦN MỀM TIẾP THỊ THỂ THAO
Địa điểm: Hồ Chí Minh
Lương: 8,9 Tr - 11 Tr VND
Nhân Viên Kế Viên Kế Toán Doanh Thu
Địa điểm: Hà Nội
Lương: Cạnh Tranh
Giảng viên Ngành Công nghệ - Thông tin
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG
Địa điểm: Hồ Chí Minh
Lương: Cạnh Tranh
Chuyên viên An ninh thông tin - BP. Giám sát an ninh thông tin
Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Nam Á (Nam A Bank)
Địa điểm: Hồ Chí Minh
Lương: Cạnh Tranh
Chuyên viên An ninh thông tin - BP. Chính sách & Tuân thủ
Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Nam Á (Nam A Bank)
Địa điểm: Hồ Chí Minh
Lương: Cạnh Tranh