Chào bạn,

Đăng nhập xem việc làm phù hợp

Blog IT

Nhắc đến Toshiba, lại nhớ 5 tượng đài làng công nghệ gục ngã và phải bán mình

Nhắc đến Toshiba, lại nhớ 5 tượng đài làng công nghệ gục ngã và phải bán mình

Mới đây thông tin về tập đoàn công nghệ hàng đầu Nhật Bản là Toshiba muốn đệ đơn xin phá sản khiến cho nhiều người tiêu dùng bất ngờ và tiếc nuối. Bởi chỉ vừa mới đây thôi một người “anh em đồng hương” của Toshiba là Sharp vừa bị Foxconn thâu tóm. Tuy nhiên hai “ ông lớn” này không phải là những công ty đầu tiên đánh mất mình do làm ăn thua lỗ. Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng nhìn lại 5 “tượng đài’ công nghệ đã bị nuốt chửng bởi các công ty Trung Quốc như thế nào.

1. Sanyo bán mình cho Haier

 

Được thành lập từ năm 1947, Sanyo là một trong những công ty điện tử lớn của Nhật Bản. Các sản phẩm điện gia dụng của Sanyo như điều hòa, máy giặt, tủ lạnh có khả năng hoạt động bền bỉ, tiết kiệm điện năng. Nhìn chung, "đồ Sanyo" được nhiều người tiêu dùng trên thế giới nói chung cũng như Việt Nam nói riêng rất ưu chuộng và tin dùng.

 

Năm 2008, tập đoàn Panasonic đã tiến hành đàm phán mua lại hết sổ cổ phần của 3 cổ đông chính đang nắm giữ 70% cổ phần của Sanyo. Chưa dừng lại, Panasonic còn hi vọng có thể mua nốt 30% số cổ phần còn lại của Sanyo đang nắm giữ bởi những cổ đông khác. Đến năm 2009 thương vụ hoàn tất và Sanyo đã chính thức trở thành một công ty con của tập đoàn Panasonic.

 

Những tưởng sau khi về tay tập đoàn Panasonic, Sanyo sẽ như hổ mọc thêm cánh, tuy nhiên “thân phận” long đong của Sanyo vẫn chưa dừng lại ở đây. Chỉ sau hai năm khi về với Panasonic lại một lần nữa Sanyo bị đặt lên bàn cân. Panasonic đã bán mảng tủ lạnh, máy giặt và các thiết bị điện máy của Sanyo cho Haier, một công ty điện tử đa quốc gia của Trung Quốc.

 

Khoảng thời gian tăm tối của Sanyo dường như bắt đầu từ đây. Thương hiệu AQUA là thương hiệu của dòng sản phẩm chất lượng cao của Sanyo dày công phát triển giờ đây đã bị Haier đưa xuống những sản phẩm giá bình dân, giá rẻ. Chất lượng và độ bền bỉ của những sản phẩm Sanyo nay cũng không còn đường giữ nguyên vẹn nữa.

2. Mảng PC của IBM bị Lenovo thâu tóm

 

IBM được biết đến như một gã khổng lồ trong lĩnh vực công nghệ máy tính, tập đoàn đa quốc gia này được thành lập năm 1911 tại thành phố New York Mỹ. Dòng sản Laptop Thinkpad của tập đoàn này được rất nhiều người lựa chọn sử dụng và được ví giống như “nồi đồng cối đá”. Các sản phẩm thuộc dòng Thinkpad đều có một bộ khung bảo vệ bằng hợp kim Magnesium giúp giảm tới 40 % lực tác động từ bên ngoài.

Vỏ máy được làm bằng chất liệu Titan và sợi Carbon vừa giúp tăng độ cứng lại không làm sản phẩm bị nặng lên nhiều. Ngoài ra Thinkpad còn được trang bị rất nhiều tính năng an toàn khác như bảo vệ dữ liệu ổ cứng, chống nước đổ vào bàn phím… Có thể nói Laptop IBM Thinkpad thời bấy giờ là lựa chọn số một cho giới doanh nhân cần một chiếc máy tính hoạt động bền bỉ với thời gian.

 

Năm 2005 cả thế giới đã rất bất ngờ trước thông tin Lenovo thâu tóm bộ phận PC của IBM. Thông tin này khiến nhiều chuyên gia công nghệ cũng như “fan” của dòng sản phẩm Thinkpad đặt một dấu hỏi rất lớn về chất lượng của những chiếc máy tính IBM Thinkpad khi nó về tay Lenovo một công ty công nghệ máy tính của Trung Quốc.

Thật may là mặc dù đã có chủ mới tuy nhiên những dòng sản phẩm laptop Thinkpad vẫn giữ nguyên được chất lượng vượt trội đã tạo nên tên tuổi cho IBM từ ngày xưa. Tuy nhiên lượng fan trung thành của Thinkpad cũng đã bị giảm đi đáng kể, do họ không tin tưởng chất lượng của máy còn được tốt như thời còn thuộc về IBM.

3. Lenovo mua lại Motorola từ tay Google

 

Được gã khổng lồ Google, chủ sở hữu của nền tảng hệ điều hành di động lớn nhất thế giới mua lại với giá 12,5 tỷ USD vào năm 2012. Thương vụ mua bán này nhận được rất nhiều kì vọng của người dùng về một sản phẩm điện thoại Google có chất lượng tốt nhất từ trước đến nay.

Thế nhưng thương vụ này còn chưa được hoàn tất thì tới năm 2014 Google đã nhượng lại thương hiệu Motorola cho tập đoàn Lenovo của Trung Quốc với mức giá rẻ mạt, chỉ bằng phần lẻ của con số 12,5 tỷ USD. Ban đầu Lenovo vẫn sử dụng thương hiệu Motorola trên các sản phẩm. Tuy nhiên đến đầu năm 2016 chúng ta đã không còn thấy cái tên Motorola trên những sản phẩm mới ra mắt nữa chỉ còn biểu tượng chữ M và hình cánh dơi.

Có lẽ Lenovo đã muốn “xóa sổ” cái tên cái tên Motorola trên thị trường như cách mà Microsoft đã làm với Nokia. Điều này khiến cho nhiều người tiếc nuối bởi cái tên Motorola đã gắn liền với nhiều dấu mốc lịch sử của ngành di động.

4. TCL thâu tóm Alcatel

 

Trước khi về tay TCL, Alcatel từng là một trong những tập đoàn viễn thông lớn nhất thế giới có trụ sở tại Pháp. Năm 2004 tập đoàn viễn thông này đã hợp tác với công ty điện tử đa quốc gia của Trung Quốc là TCL, lập nên công ty liên doanh chuyên sản xuất điện thoại lấy tên Alcatel Mobile Phones. Nhưng chỉ sau đó một năm, Alcatel-Lucent đã bán hết cổ phần của mình cho công ty liên doanh TCL và không tham gia vào hoạt động của liên doanh sản xuất smartphone này nữa.

Smartphone Alcatel dưới thời TCL tiếp quản hầu hết là những sản phẩm giá rẻ cấu hình tầm chung. Những sản phẩm này không được người dùng đánh giá cao do cấu hình thấp, hay bị lỗi trong quá trình sử dụng. TCL cũng không chú trọng đến việc cập nhật phần mềm cho những sản phẩm của mình, chính việc sản xuất theo kiểu “đem con bỏ chợ” này đã khiến cho điện thoại mang tên Alcatel dần bị lãng quên trên thị trường.

5. Sharp bán mình cho Foxconn

 

Không được may mắn như Sanyo hay mảng PC của IBM. Sharp đã phải bán mình cho một công ty không liên quan gì tới điện gia dụng mấy như Foxconn. Sharp được biết đến là một công ty điện tử hàng đầu thế giới. Ngoài lĩnh vực sản xuất chính là ngành hàng điện gia dụng ra thì Sharp còn sản xuất cả thiết bị viễn thông, thiết bị nghe nhìn, sản xuất chất bán dẫn.

Sau nhiều năm vật lộn với những khoản nợ và thua lỗ đến năm 2016 Sharp đã chấp nhận bán mình cho Foxconn với mức giá 3.5 triệu USD. Mức giá này được xem là khá “ rẻ mạt” với một công ty điện tử có tên tuổi và bề dày lịch sử phát triển hàng trăm năm như Sharp.

Nguồn: Genk.vn

Bài viết tương tự