Chào bạn,

Đăng nhập xem việc làm phù hợp

Blog IT

Soi profile ‘khủng’ của tân CEO Gojek Việt Nam: Nhân viên cũ của tỷ phú Phạm Nhật Vượng, từng góp sức xây dựng Adayroi, Cộng Cà Phê trước khi dấn thân vào mảng gọi xe

Soi profile ‘khủng’ của tân CEO Gojek Việt Nam: Nhân viên cũ của tỷ phú Phạm Nhật Vượng, từng góp sức xây dựng Adayroi, Cộng Cà Phê trước khi dấn thân vào mảng gọi xe

Đầu tháng 7, Go-Viet bất ngờ thông báo sẽ hợp nhất ứng dụng và thương hiệu với Gojek để trở thành Gojek Việt Nam. Vị trí Tổng giám đốc được đặt lên vai chàng trai sinh năm 1987 Phùng Tuấn Đức, nguyên Giám đốc vận hành Go-Viet.

Được biết Phùng Tuấn Đức từng tốt nghiệp đại học Wesleyan, Mỹ với học bổng 200.000 USD của Wesleyan Freeman. Đây là suất học bổng khá cạnh tranh khi trong 10 năm gần đây mỗi năm trường chỉ dành cho 1 đến 2 suất học bổng cho học sinh Việt Nam.

Sau khi tốt nghiệp, anh trở về đầu quân cho Adayroi, website thương mại điện tử của Công ty Cổ phần Dịch vụ Thương Mại Tổng hợp VinCommerce, một thành viên thuộc Tập đoàn Vingroup.

Đức Phùng từng là giám đốc mảng Online Groceries, mũi nhọn tạo nên sự khác biệt tiên phong và cạnh tranh của Adayroi.com. Tại đây, anh là người đã xây dựng hệ thống, quy trình và ứng dụng công nghệ mobile vào việc xử lý đơn hàng, giúp Adayroi.com trở thành một trong số ít những trang thương mại điện tử trên thế giới kinh doanh thành công thực phẩm tươi sống ở quy mô lớn.

Sau 1,5 năm làm việc tại sàn thương mại điện tử này, anh tham gia dẫn dắt Cộng Cà Phê trong vai trò Giám đốc vận hành, góp phần chuyển chuỗi thương hiệu này từ giai đoạn khởi nghiệp sang giai đoạn phát triển thần tốc với việc tái cấu trúc công ty, tuyển dụng những vị trí quan trọng và xây dựng khung phát triển cho tương lai…

Soi profile ‘khủng’ của tân CEO Gojek Việt Nam: Nhân viên cũ của tỷ phú Phạm Nhật Vượng, từng góp sức xây dựng Adayroi, Cộng Cà Phê trước khi dấn thân vào mảng gọi xe - Ảnh 1.
 

Năm 2018, khi Go-Viet tiến vào Việt Nam, Đức Phùng được chọn giữ vị trí COO-Giám đốc vận hàng và cũng là 1 trong 4 nhà lãnh đạo cấp cao của nền tảng này. Dù là người trẻ nhất trong đội ngũ lạnh đạo lúc đó, anh vẫn được đánh giá cao vì sở hữu gần 10 năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực đa dạng như điều hành nhiều doanh nghiệp trong các lĩnh vực đa dạng như bán lẻ, nhượng quyền, thương mại, như bán lẻ, nhượng quyền, thương mại điện tử và công nghệ thông tin.

Hiện tại, với việc giữ trọng trách CEO Gojek Việt Nam, vị trí vốn bỏ trống một thời gian dài sau khi bà Lê Diệp Kiều Trang rời ghế, Đức Phùng lại một lần nữa được phía Gojek tin tưởng để tiếp tục chặng đường dài trong trận chiến với Grab.

"Ông Phùng Tuấn Đức là người sẽ lãnh đạo việc thực hiện chiến lược mang tính địa phương hóa cao của Gojek tại thị trường Việt Nam và tiếp tục định hình việc phát triển sản phẩm. Không ai phù hợp hơn ông Phùng Tuấn Đức, người đồng sáng lập GoViet vào năm 2018, để dẫn dắt Gojek Việt Nam tiến lên", đại diện Gojek khẳng định.

Soi profile ‘khủng’ của tân CEO Gojek Việt Nam: Nhân viên cũ của tỷ phú Phạm Nhật Vượng, từng góp sức xây dựng Adayroi, Cộng Cà Phê trước khi dấn thân vào mảng gọi xe - Ảnh 2.
 

Chẳng đường gập ghềnh phía trước

Tất nhiên, không thể phủ nhận so với hai gương mặt từng ngồi ghế CEO Go-Viet trước đây, Đức Phùng hiện nay có những điểm mạnh nổi bật như đã có kinh nghiệm trên thị trường gọi xe (sau 2 năm giữ vị trí COO), am hiểu tổ chức và cơ cấu hoạt động. Anh sẽ không mất thời gian cho bài toán "vượt lên chính mình", vấn đề mà những CEO chưa từng có kinh nghiệm trong mảng gọi xe phải đối diện.

Tuy vậy, chờ đợi vị tân CEO này sẽ là một hành trình khó khăn phía trước, khi anh phải cùng lúc đạt được 3 mục tiêu: Giữ chân đối tác tài xế, làm hài lòng khách hàng và duy trì tăng trưởng trong bối cảnh Grab đang giữ "ngôi vương" như hiện nay.

Chưa kể, theo lời một chuyên gia trong ngành từng chia sẻ với VnExpress, mô hình gọi xe chở người hay chở hàng, vốn có nhiều thách thức về công nghệ, hạ tầng, hành lang pháp lý... nên áp lực lớn đặt lên CEO. Họ phải điều hành startup trong tình thế có phần 'vừa chạy vừa bịt mắt. Khi tìm ra chiến lược kinh doanh phù hợp, việc duy trì tăng trưởng lại càng khó, giữa quy mô 10 tài xế với 50.000 tài xế thì việc quản lý đã rất khác.

"Về bản chất thì tài xế của những mô hình này được xem là đối tác chứ không phải người thuộc công ty. Vì vậy, vừa chiều lòng, vừa quản lý đối tác, lại phải đảm bảo chất lượng dịch vụ cho khách hàng và tiếp tục tăng trưởng là vấn đề rất lớn", vị này bình luận.

Nguồn: Genk.vn

Bài viết tương tự