Tập đoàn Sony công bố báo cáo tài chính quý 4 năm 2016 cho thấy, lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) của họ đạt 21,45 Yên (0,19 USD), trái ngược hẳn với khoản lỗ khổng lồ 70,03 Yên trên mỗi cổ phiếu trong cùng kỳ năm ngoái. Phần lợi nhuận này đến từ sự tăng trưởng tích cực về doanh thu, cũng như cắt giảm chi phí trong các lĩnh vực bán hàng, tổng hợp, điều hành và dịch vụ tài chính.
Trong năm tài khóa 2016, thu nhập trên mỗi cổ phiếu của công ty ở mức 56,89 Yên (0,51 USD), giảm 51,6% so với năm ngoái. Nguyên nhân chính của việc sụt giảm lợi nhuận này đến từ khoản giảm trừ 112 tỷ Yên (tương đương 962 triệu USD) doanh thu mảng phim truyện của công ty, được ghi nhận vào quý tài chính thứ ba. Theo một bản đánh giá về chiến lược, việc ghi giảm này là dấu hiệu cho thấy sự ảm đạm về lợi nhuận của mảng này trong tương lai.
Chi tiết báo cáo
Trong quý vừa rồi, doanh thu bán hàng và hoạt động của Sony đã tăng 4,4% so với cùng kỳ năm ngoái, lên mức 1.903,6 tỷ Yên (17 tỷ USD). Tăng trưởng doanh thu vững chắc trong 6 trên 9 mảng kinh doanh của công ty đã thúc đẩy tăng trưởng doanh thu bán hàng của quý vừa rồi.
Tuy nhiên, trong cả năm tài khóa 2016, doanh thu ròng của Sony đã sụt giảm 6,2% xuống còn 7.603,3 tỷ Yên (67.886 tỷ USD). Sự biến động về tiền tệ và sụt giảm doanh số bán hàng của mảng thiết bị liên lạc di động (Mobile Communications) đã kéo theo việc sụt giảm tổng doanh thu của tập đoàn.
Báo cáo tài chính cả năm 2016 của Sony: biến động về tỷ giá và yếu kém của smartphone đã kéo lùi tổng doanh thu của hãng.
Thêm vào đó, thu nhập từ hoạt động của công ty là 94,4 tỷ Yên (843 triệu USD), một con số tương phản với khoản lỗ đến 92,9 tỷ Yên cùng kỳ năm ngoái. Sự hồi phục tuyệt vời trong mảng sản xuất bán dẫn (mảng Semiconductor) đã gần như một mình dẫn dắt việc tăng trưởng về thu nhập hoạt động.
Trong khi đó, mảng dịch vụ Mạng lưới và Trò chơi điện tử (Game & Network Services) cũng chứng kiến sự khởi sắc về doanh thu bán hàng và hoạt động, khi tăng đến 21% so với cùng kỳ, lên mức 381,8 tỷ Yên (tương đương 3,409 tỷ USD). Những tiến bộ về doanh số phần mềm PS4 (bao gồm cả bán hàng qua mạng) và màn ra mắt đầy ấn tượng trên thị trường của sản phẩm PlayStationVR đã dẫn đến mức tăng trưởng đầy lạc quan về doanh thu này.
Doanh thu bán hàng và hoạt động mảng bán dẫn tăng vọt 36% so với cùng kỳ năm ngoái, lên mức 201,1 tỷ Yên (tương đương 1,795 tỷ USD). Sự hồi phục của doanh số mảng bán dẫn được hỗ trợ bởi nhu cầu vững chắc từ các cảm biến hình ảnh trên các sản phẩm di động.
Mặc dù vậy, doanh thu bán hàng và hoạt động cả năm 2016 của mảng thiết bị di động lại giảm đến 14,9% so với cùng kỳ, xuống chỉ còn 155,9 tỷ Yên (1,92 tỷ USD). Rõ ràng, doanh số yếu kém của những chiếc smartphone đã tác động mạnh mẽ đến con số đáng thất vọng này.
Tuy nhiên, điểm sáng lại nằm ở Q4/2016, khi mảng doanh thu mảng Mobile lãi tới 91 triệu USD, so với con số 57,4 triệu USD lỗ vào cùng kỳ năm ngoái. Doanh số sụt giảm 32,7% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống mức 6,8 tỷ USD. Năm ngoái, con số này là 35%.
Sony kỳ vọng XZ Premium sẽ kéo doanh số cải thiện thêm tới 8% trong năm nay.
Tương tự như mảng thiết bị di động, mảng kinh doanh phim truyện (Pictures Segment) cũng có doanh thu bán hàng và hoạt động giảm 5,7% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống chỉ còn 302,5 tỷ Yên (tương đương 2,701 tỷ USD). Một phần nguyên nhân của việc này là do doanh thu tồi tệ của dịch vụ streaming video theo yêu cầu (SVOD) cho các chương trình truyền hình.
Một điểm sáng khác là mảng linh kiện (Components) khi có doanh thu bán hàng và hoạt động tăng 8,4% so với cùng kỳ năm ngoái, lên mức 53,2 tỷ Yên (tương đương 475 triệu USD). Mức tăng này có phần đóng góp chủ yếu từ doanh số mảng pin sạc, nhờ vào việc gia tăng nhu cầu pin sử dụng trong các thiết bị di động. Điều đó đã góp phần thúc đẩy doanh số của lĩnh vực này.
Hơn nữa, doanh thu bán hàng và hoạt động của mảng Sản phẩm Hình ảnh và Giải pháp (Imaging Products & Solutions) cũng tăng nhẹ 0,9% so với cùng kỳ năm ngoái lên mức 154,9 tỷ Yên (tương đương 1,383 tỷ USD). Mặc dù những cải tiến về sản phẩm, như việc chuyển dịch sang các sản phẩm có giá trị gia tăng cao trong máy ảnh và máy quay phim, đã thúc đẩy sự tăng trưởng doanh số, nhưng những bất lợi về mặt tỷ giá đã làm suy giảm đà tăng trưởng này.
Cảm biến hình ảnh - trở thành một trong những điểm sáng của Sony trong tương lai.
Mảng kinh doanh âm nhạc tăng 5,4% về doanh thu bán hàng lên mức 178,5 tỷ Yên (tương đương 1,77 tỷ USD) so với cùng kỳ năm ngoái. Đà tăng trưởng trong lĩnh vực này có được là nhờ doanh thu bán hàng của nền tảng và phương tiện truyền thông hình ảnh cao hơn.
Doanh thu mảng dịch vụ tài chính cũng tăng 5,5% so với cùng kỳ năm ngoái, lên mức 275,1 tỷ Yên (tương đương 2,457 tỷ USD). Hiệu suất đầu tư tích cực của riêng Sony Life đã kéo theo sự tăng trưởng về doanh thu của mảng kinh doanh này.
Doanh thu bán hàng và hoạt động của mảng Âm thanh và Thiết bị giải trí gia đình đạt mức 214,7 tỷ Yên, đi ngang so với năm ngoái. Mặc dù những cải tiến rõ rệt trong gói sản phẩm đã thúc đẩy doanh số, nhưng những yếu kém trong mảng kinh doanh tivi đã làm tiêu tan mức tăng trưởng này.
Tính chung tất cả các lĩnh vực, doanh thu bán hàng giảm 11,1% xuống còn 656 tỷ Yên (tương đương 5,86 tỷ USD).
Theo Yahoo Finance
Nguồn: Genk.vn
Nhân Viên Kế Viên Kế Toán Doanh Thu
Địa điểm: Hà Nội
Lương: Cạnh Tranh
Quản lý doanh thu (Revenue Manager)
Địa điểm: Hà Nội
Lương: Cạnh Tranh
Chuyên viên phân tích doanh thu (Revenue Analyst)
Địa điểm: Hà Nội
Lương: Cạnh Tranh