Chào bạn,

Đăng nhập xem việc làm phù hợp

Blog IT

Vận hành Shoppee, đầu tư Foody, startup lớn nhất Đông Nam Á Garena vừa thâu tóm 1 startup giao hàng Việt Nam?

Vận hành Shoppee, đầu tư Foody, startup lớn nhất Đông Nam Á Garena vừa thâu tóm 1 startup giao hàng Việt Nam?

Nguồn tin này cho biết thêm: Startup Việt Nam này hiện đang có quan hệ hợp tác khá thân thiết với Garena.

Garena cũng vừa đổi tên thành Sea sau khi nhận khoản đầu tư 500 triệu USD. Sea từng được đầu tư 3,75 tỷ USD ở vòng đầu tư cuối năm 2016. Sắp tới sau khi đổi tên, Sea có thể sẽ IPO và dự kiến thu về hơn 1 tỷ USD trong đợt chào bán cổ phiếu đầu tiên của mình.

Những bước mở rộng thần tốc của Sea trong thời gian gần đây về TMĐT được cho là để chuẩn bị cho việc chống lại sự bành trướng của các công ty TMĐT nổi tiếng Trung Quốc như Alibaba và JD.com tại khu vực Đông Nam Á.

 

Vì thế động thái đầu tư hay mua lại các công ty về TMĐT hay giao hàng là khó tránh khỏi. Có thể thời gian tới sẽ chứng kiến không ít thương vụ mua bán & sáp nhập của Sea với các công ty TMĐT ở khu vực.

Hiện, Sea ngoài việc là Nhà phát hành game lớn nhất Việt Nam với trò chơi nổi tiếng Liên Minh Huyền Thoại. Và là đối thủ đáng nể ở thị trường TMĐT.

Gã khổng lồ Singapore trong vòng 2 năm trở lại đây đã đầu tư khá mạnh vào lĩnh vực thương mại điện tử. Tại Việt Nam, Garena hiện đang vận hành Shopee, hệ thống kết nối các chủ shop vừa và nhỏ với người mua hàng qua internet; Toppay, sản phẩm ví điện tử hỗ trợ thanh toán TMĐT hay game.

Ngoài ra, Garena đang là một trong những nhà đầu tư chính của Foody, công ty hiện đang sở hữu sản phẩm giao hàng đồ ăn DeliveryNow.

Thị trường giao hàng tại Việt Nam đang phát triển cực kỳ mạnh mẽ trong mấy năm trở lại đây. Hiện có khoảng vài chục công ty tham gia vào lĩnh vực này. Thị trường tập trung tại các thành phố lớn với những cái tên như Giaohangnhanh, Giaohangtietkiem, AhaMove. Tuy nhiên, các thành phố cấp 2 và các địa phương đông dân như Biên Hòa, Bình Dương, Nghệ An cũng đang dần trở thành các “chiến trường” nóng bỏng của các startup giao hàng.

Đó là do sức nóng từ thị trường thương mại điện tử, như lời nhận xét của ông Nguyễn Thanh Hưng - chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM): Việt Nam đang bước vào thời kỳ sung mãn của Thương mại điện tử (TMĐT), giai đoạn này đánh giá là thời kỳ các mô hình phát triển nhanh, đa dạng nhưng quy mô chưa cao.

Theo Nielsen, quy mô thị trường thương mại điện tử ở Việt Nam đạt 4 tỷ USD trong năm 2016.

Một điểm nữa là do hoạt động mua bán trên Facebook và di động phát triển mạnh mẽ và sự đầu tư cực lớn để mở rộng thị trường của các công ty TMĐT lớn như Lazada, Tiki. Việt Nam hiện đứng thứ 7 hoặc 8 trên bảng xếp hạng các quốc gia kinh doanh nhiều nhất trên Facebook, theo ông Huỳnh Kim Tước, đại diện Facebook tại Việt Nam.

Thêm nữa, dung lượng thị trường TMĐT so với thương mại truyền thống còn quá thấp, trong khi Việt Nam lại sở hữu tỷ lệ dân số trẻ khá lớn và mật độ người dùng internet rất cao, cũng là lý do hấp dẫn những luồng vốn đầu tư mạnh trong và ngoài nước đang chuẩn bị đầu tư mạnh vào Việt Nam.

Sự phát triển mạnh mẽ của thị trường báo hiệu các thương vụ mua bán và sáp nhập hay đầu tư vào mảng thương mại điện tử sẽ tăng cả về lượng và chất trong thời gian tới.

 

 

Nguồn: Genk.vn

Bài viết tương tự