Một nghiên cứu mới đây cho thấy, tính năng theo dõi nhịp tim trên Apple Watch có thể làm nhiều người vào viện một cách không cần thiết để kiểm tra sức khỏe. Khảo sát tại chuỗi phòng khám Mayo Clinic cho thấy, chỉ có khoảng 10% những người đến gặp bác sĩ sau khi nhận thấy nhịp tim thất thường trên đồng hồ của họ được chuẩn đoán mắc bệnh tim.
Nghiên cứu này do phó giáo sư về y tế khẩn cấp tại Đại học Y khoa Mayo Clinic, Heather Heaton dẫn đầu. Ông phát hiện ra rằng các thiết bị theo dõi sức khỏe tại nhà có thể gây ra tốn kém cho các bệnh nhân và hệ thống khám chữa bệnh, làm mất thời gian của bác sĩ và bệnh nhân một cách không cần thiết.
Heaton và nhóm nghiên cứu khảo sát hồ sơ sức khỏe của các bệnh nhân tại mọi địa điểm phòng khám của Mayo Clinic, bao gồm các văn phòng tại Arizona, Wisconsin, Florida và Iowa, trong thời gian từ tháng 12 năm 2018 đến tháng 4 năm 2019.
Họ tìm thấy hồ sơ của 264 bệnh nhân cho biết đồng hồ Apple Watch của họ phát cảnh báo về nhịp tim. Một nửa trong số đó đã từng được chuẩn đoán mắc bệnh tim. Khoảng 2/3 bệnh nhân có các triệu chứng bao gồm choáng váng hoặc đau ngực.
Nhưng sau khi bác sĩ thăm khám, chỉ có 30 bệnh nhân trong số đó được chuẩn đoán mắc bệnh tim. Nghiên cứu này kết luận rằng, đa số các dữ liệu theo dõi nhịp tim có thể là dương tính giả. Cho dù hiện tượng dương tính giả vẫn giúp các bệnh nhân khỏe mạnh nhưng nó lại gây ra các vấn đề khác: chúng có thể khiến bệnh nhân liên tục đi khám khi không cần thiết và có thể gây ra căng thẳng, lo lắng.
Điều này đang trở thành một xu hướng. Nhiều năm nay, các bác sĩ đã nhận thấy, nhiều bệnh nhân đã đến văn phòng để khám bệnh sau khi tự mình nghiên cứu các triệu chứng y học trên internet. Và đồng hồ thông minh càng làm điều này trở nên trầm trọng hơn.
Không chỉ Apple Watch, nhiều thiết bị đeo khác cũng có tính năng chuẩn đoán nhịp tim, ví dụ như Galaxy Watch 3 của Samsung với tính năng EKG, hay đồng hồ Sense của Fitbit. Cho dù chỉ có một tỷ lệ nhỏ người dùng nhận được thông báo về nhịp tim bất thường trên các thiết bị này (một nghiên cứu với Apple Watch cho thấy chỉ có khoảng 1% người dùng nhận được cảnh báo), nhưng với hàng triệu người đã sử dụng chúng – có thể có đến hàng nghìn người sẽ phải đến bác sĩ một cách không cần thiết.
Tại sao lại xảy ra tình trạng này?
Kirk Wyatt, đồng tác giả của nghiên cứu cho rằng, các sản phẩm này "làm mờ ranh giới giữa những thiết bị y tế được nghiên cứu nghiêm ngặt với các công cụ chăm sóc sức khỏe". Mọi người không hiểu cách hoạt động của chúng và chúng nên được sử dụng như thế nào.
Ví dụ những người được chuẩn đoán rung tâm nhĩ không phải do dùng tính năng trên Apple Watch, nhưng hơn 20% số người trong nghiên cứu lại được chuẩn đoán như vậy. Tính năng này cũng không được sử dụng bởi người dưới 22 tuổi, nhưng gần 20 người trong hồ sơ của nghiên cứu lại dưới độ tuổi này.
Trên thực tế, hầu hết các nghiên cứu về mức độ hiệu quả của Apple Watch chỉ tập trung vào việc chúng có thể phát hiện rung tâm nhĩ, nhưng không cho biết hiệu quả của nó trong vai trò như một công cụ sàng lọc trong hệ thống chăm sóc sức khỏe. Không có các thông tin đó, các bác sĩ như Heaton lo ngại rằng các thiết bị này có thể gây ra nhầm lẫn và căng thẳng không cần thiết cho bệnh nhân về tình trạng sức khỏe của mình.
Nguồn: Genk.vn