Hello,

Sign in to find your next job.

Blog IT

Bất chấp cuộc chiến thương mại, startup chip Mỹ "lách luật" để giúp Trung Quốc tự thiết kế chip

Bất chấp cuộc chiến thương mại, startup chip Mỹ "lách luật" để giúp Trung Quốc tự thiết kế chip

Tận dụng thời cơ khi Trung Quốc đang gặp nhiều khó khăn trong việc tự phát triển các công nghệ riêng của mình, startup về chip của Mỹ, SiFive đã đưa ra một giải pháp mã nguồn mở về thiết kế chip để quốc gia này có thể giảm sự phụ thuộc vào công nghệ của phương Tây.

Công ty thành lập năm 2015 này cung cấp các dịch vụ thiết kế dành cho chip kiến trúc RISC-V, ví dụ như các chip dùng trong thiết bị di động và trung tâm lưu trữ. Bởi vì RISC-V là mã nguồn mở - nghĩa là bất kỳ ai cũng có thể tiếp cận nó miễn phí – các công ty Trung Quốc đang ngày càng xem nó như một lựa chọn thay thế tiềm năng cho các nhà sản xuất chip hàng đầu thế giới như Intel hay ARM để sử dụng cho thiết bị của mình.

Bất chấp cuộc chiến thương mại, startup chip Mỹ lách luật để giúp Trung Quốc tự thiết kế chip - Ảnh 1.

Dự đoán trước về chiến tranh thương mại sắp xảy ra

Điều này càng trở nên quan trọng hơn khi Washington đang thiết lập các giới hạn cho việc xuất khẩu công nghệ Mỹ sang Trung Quốc.Trong khi đó, theo Kevin Wolf, cựu trợ lý Bộ Trưởng Thương mại và là đối tác tại công ty luật Akin Gump, những lệnh cấm này không áp dụng cho công nghệ mã nguồn mở.

"Công nghệ được "công bố" và truy cập công khai không phải là đối tượng của Quy định hạn chế xuất khẩu và vì vậy không ảnh hưởng bởi lệnh cấm từ Danh sách Thực thể." Ông Wolf cho biết. Điều này cũng có thể áp dụng cho chip kiến trúc RISC-V và Huawei có thể sử dụng nó để thay cho chip ARM.

Cho dù bất kỳ ai cũng có thể sử dụng RISC-V để thiết kế chip, nhưng đây là một công việc đặc biệt tốn thời gian và công sức, trong khi đó SiFive kiếm tiền bằng cách đưa ra dịch vụ thiết kế chip dựa trên đám mây, nhằm đơn giản hóa quá trình này.

Bất chấp cuộc chiến thương mại, startup chip Mỹ lách luật để giúp Trung Quốc tự thiết kế chip - Ảnh 2.

Chủ tịch và CEO của SiFive, Naveed Sherwani, nhà cựu phát triển chip của Intel, cho biết họ đang ở vị thế hoàn hảo để tăng trưởng.

"Chúng tôi sắp mở rộng mạnh ở Trung Quốc. Cuộc chiến thương mại đã giúp chúng tôi rất nhiều bởi vì nó thuyết phục Trung Quốc tự làm thêm chip trong nucows và chúng tôi đang giúp họ làm như vậy." Ông Sherwani cho biết. "Từ 3 hoặc 4 năm trước, chúng tôi đã thấy rõ ràng rằng, chiến tranh thương mại sẽ xảy ra và hành động mà chúng tôi đưa ra là xây dựng một công ty hoàn toàn độc lập tại Trung Quốc."

Công ty mà ông Sherwani nói đến là SiFive China, với SiFive nắm chưa đến 20% cổ phần. Lượng cổ phần đủ nhỏ, thậm chí còn có thể bị pha loãng nhiều hơn khi có thêm các nguồn quỹ khác đổ vào, điều này có nghĩa là SiFive không phải báo cáo tình hình tài chính của công ty Trung Quốc trong các kỳ báo cáo thu nhập và SiFive China được xem như một công ty độc lập theo quy định của Mỹ.

Do vậy, ngay cả khi SiFive không được phép chuyển giao các tài sản trí tuệ của mình cho đối tác Trung Quốc, SiFive China vẫn có thể tiếp tục phục vụ các khách hàng Trung Quốc.

Trả lời Nikkei, SiFive cho biết, trong tương lai gần họ sẽ giới thiệu chip 5G dựa trên kiến trúc RISC-V. Cho dù công ty không xuất khẩu các chip này trực tiếp đến Trung Quốc, phần lớn các thiết kế của họ có thể được chuyển giao cho SiFive China, và nhóm nhân sự địa phương có thể tự xây dựng con chip ở trong nước.

Sự quan tâm của các nhà đầu tư

Nhu cầu gia tăng của Trung Quốc đối với các thiết kế chip mã nguồn mở là điều được nhiều công ty trong ngành dự báo trước. Vì vậy không có gì lạ khi trong vòng gọi vốn Series D gần đây, SiFive đã thu được 65,4 triệu USD từ các nhà đầu tư hiện tại như Sutter Hill Ventures, Chengwei Capital và cả nhà đầu tư mới là hãng chip Qualcomm.

Bất chấp cuộc chiến thương mại, startup chip Mỹ lách luật để giúp Trung Quốc tự thiết kế chip - Ảnh 3.

Trước đó, SiFive còn nhận được đầu tư từ các công ty chip khác như Intel, Samsung và Western Digital với tổng số vốn 125 triệu USD từ năm 2016.

Startup này cho biết, hiện họ đang có hơn 100 bằng sáng chế cho các bộ xử lý RISC-V của mình và rằng 6 trong số 10 công ty bán dẫn hàng đầu thế giới hiện nay, bao gồm cả Qualcomm và SK Hynix, đều là khách hàng của họ. Các thiết kế chip của SiFive đã được sử dụng trong các sản phẩm thương mại, như smartwatch do công ty Trung Quốc Huami sản xuất và thiết bị lưu trữ của startup Hàn Quốc Fadu.

Tuy nhiên, không phải ai cũng tin rằng SiFive có thể lấp được khoảng trống của ARM ở Trung Quốc. "RISC-V còn khá mới mẻ và có thể vẫn chưa sẵn sàng, đặc biệt với các điện thoại 5G." Neil Shah, giám đốc nghiên cứu tại Counterpoint, công ty phân tích công nghệ của châu Á cho biết.

Tham khảo Nikkei Asian Review

Nguồn: Genk.vn