Hello,

Sign in to find your next job.

Blog IT

Bị phương Tây ghẻ lạnh, "cấm cửa"; vì sao Huawei vẫn được "Lục địa đen" chào đón nồng nhiệt?

Bị phương Tây ghẻ lạnh, "cấm cửa"; vì sao Huawei vẫn được "Lục địa đen" chào đón nồng nhiệt?

"Chúng tôi sẽ chọn những gì tốt nhất cho đất nước mình"

Khi chính phủ Anh cấm Huawei tham gia phát triển mạng viễn thông 5G của nước này hồi tháng trước, giới chức Nam Phi vẫn đang sử dụng thiết bị viễn thông của tập đoàn này cho dịch vụ Internet không dây 5G của họ, theo báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP - Hồng Kông).

 Bị phương Tây ghẻ lạnh, cấm cửa; vì sao Huawei vẫn được Lục địa đen chào đón nồng nhiệt? - Ảnh 1.
 

Cụ thể, theo SCMP, nhà điều hành mạng dữ liệu di động duy nhất Nam Phi – Rain, đã công bố triển khai mạng không dây 5G độc lập đầu tiên với sự hợp tác cùng tập đoàn viễn thông Huawei. Huawei cũng đã hợp tác với tập đoàn viễn thông địa phương MTN Group để triển khai mạng 5G ở các thành phố Johannesburg, Cape Town, Bloemfontein và Port Elizabeth.

Chính phủ Kenya dự kiến ​trong năm nay cũng sẽ học theo mô hình hợp tác của Nam Phi sau khi công ty viễn thông lớn nhất tại đây, Safaricom, tiến hành các thử nghiệm công nghệ internet di động mới của tập đoàn Huawei.

Một số quốc gia khác gồm Lesotho, Ai Cập, Nigeria, Uganda, Senegal, Morocco, Cộng hòa Dân chủ Congo và Gabon – đều đang tiến hành các thử nghiệm và ở các giai đoạn triển khai mạng 5G khác nhau.

Dù bị phương Tây xa lánh, các nhà phân tích cho rằng Huawei vẫn sẽ tiếp tục là nhà cung cấp viễn thông chính ở "Lục địa đen" châu Phi. Thực tế, "ông lớn" viễn thông của Trung Quốc vẫn đang nhận được sự chào đón nồng nhiệt ở châu Phi.

Năm ngoái, Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa gợi ý rằng nước này sẽ chọn Huawei để triển khai mạng 5G, đồng thời cũng chỉ trích giới chức Mỹ. "Nước Mỹ đang trừng phạt Huawei và sử dụng công ty này như một con tốt thí trong cuộc chiến giữa Mỹ với Trung Quốc," Tổng thống Ramaphosa nói. "Chúng tôi muốn sở hữu mạng 5G và chúng tôi biết chúng tôi có thể mua mạng viễn thông tiên tiến này từ nguồn nào."

Bộ trưởng Thông tin, Truyền thông và Công nghệ của Kenya, Joseph Mucheru, cho biết giới chức Kenya không bị tác động bởi các quyết định của Washington. "Chính sách đối ngoại của Mỹ không ảnh hưởng tới hoạch định chính sách Kenya trong đó có lĩnh vực công nghệ", ông Mucheru nói vào năm ngoái. "Chúng tôi sẽ chọn những gì tốt nhất cho đất nước mình".

Vì sao châu Phi vẫn chào đón Huawei nồng nhiệt?

Các nhà phân tích cho rằng, một khi các nước châu Phi vẫn còn tiếp tục gặp khó khăn về tài chính, Huawei vẫn sẽ là nhà cung cấp thiết bị viễn thông chủ chốt tại châu lục này.

Ông Peter Wanyonyi, người Kenya đang sinh sống tại New Zealand, cho biết tác động kinh tế của đại dịch Covid-19 sẽ khiến tình hình trở nên khó khăn hơn. Ông Wanyonyi nói: "Kết quả là, Huawei vẫn là 1 sự lựa chọn tốt khi họ là công ty dẫn đầu trong lĩnh vực viễn thông và có khả năng hỗ trợ tài chính. Các nước châu Phi vẫn sẽ tiếp tục phụ thuộc vào tập đoàn này".

Ông Wanyonyi cho biết lý do các nước phương Tây "gây khó" với Huawei một phần dựa trên lo ngại về khả năng tập đoàn này hỗ trợ hoạt động gián điệp của chính phủ Trung Quốc, "nhưng đây không phải là mối bận tâm của châu Phi".

 Bị phương Tây ghẻ lạnh, cấm cửa; vì sao Huawei vẫn được Lục địa đen chào đón nồng nhiệt? - Ảnh 2.

Ảnh: Bloomberg

Đại diện Huawei đã từ chối yêu cầu bình luận, nhưng trong một cuộc phỏng vấn trước đây, ông Adam Lane, Giám đốc cấp cao về các vấn đề công của tập đoàn Huawei tại Kenya, cho biết các hạn chế của phía Mỹ sẽ không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của họ ở châu Phi. Theo ông Lane, Huawei sẵn sàng cung cấp thiết bị 5G cho các nhà khai thác châu Phi ngay khi họ cần.

Theo SCMP, Huawei đã cung cấp thiết bị viễn thông 4G cho hơn ½ số nước Châu Phi và thiết lập sự hiện diện tại 40/54 quốc gia kể từ lần đầu tiên đặt chân đến châu Phi vào năm 1998. Nhìn chung, Châu Phi tụt hậu so với thế giới trong việc triển khai mạng 5G vì các hạn chế về tần số, thiếu các quy định cho phép triển khai 5G và các khó khăn tài chính.

Ông Derrick Chikanga, nhà phân tích dịch vụ CNTT tại công ty tư vấn Africa Analysis, cho biết do mối quan hệ bền chặt giữa Trung Quốc và đa số các quốc gia châu Phi, hầu hết các quốc gia này sẽ không cắt đứt quan hệ kinh doanh với Huawei.

Ông Chikanga cho biết: "Miễn là các mối quan hệ kinh doanh sinh ra lợi nhuận thì hầu hết các quốc gia ở lục địa đen sẽ tiếp tục sử dụng các công nghệ của Huawei. Điều này rất quan trọng khi chúng ta chuyển sang kỷ nguyên mạng không dây 5G. Do đó, tập đoàn này vẫn giữ vai trò chủ chốt trong việc triển khai 5G tại các quốc gia châu Phi và thay đổi phù hợp với nhu cầu của thị trường này."

Vai trò chiến lược của Huawei trong Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường (BRI) trị giá nhiều tỷ USD của Trung Quốc có thể càng củng cố sự hiện diện của tập đoàn này ở châu Phi hơn nữa.

Tập đoàn viễn thông hàng đầu của Trung Quốc cũng đang hỗ trợ cho sự phát triển của các dự án BRI lớn ở châu Phi, bao gồm việc xây dựng hệ thống thông tin liên lạc cho Đường sắt Tiêu chuẩn 4,7 tỷ USD ở Kenya, nối từ thành phố cảng ven biển Mombasa đến thủ đô Nairobi và sau đó đến Naivasha, một thị trấn ở Thung lũng Central Rift. Là 1 phần BRI, dự án này do Trung Quốc tài trợ và quản lý.

Ông Roger Entner, người sáng lập và nhà phân tích hàng đầu tại Recon Analytics có trụ sở tại Mỹ, cho biết châu Phi sẽ vẫn là thị trường quan trọng đối với Huawei vì lục địa này là một phần chủ chốt trong dự án BRI của Trung Quốc, đồng thời nói thêm rằng khả năng tài chính yếu là vấn đề cốt lõi của các nước châu Phi.

"Các nước nghèo đề cao một giải pháp chi phí thấp và dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt hơn bất kỳ yếu tố nào khác", ông Entner nói

Thiết bị của Huawei có giá cả phải chăng hơn nhiều so với các thương hiệu châu Âu, như Nokia và Ericsson, hay Samsung của Hàn Quốc, nhưng trong nhiều trường hợp, Huawei còn cung cấp điều kiện tài chính ưu đãi cho một số dự án ở châu Phi, thường do chính phủ Trung Quốc hỗ trợ. "Khả năng các nước Châu Phi cấm tập đoàn Huawei phụ thuộc trực tiếp vào sự hỗ trợ từ chính quyền Mỹ, đặc biệt nếu Tổng thống Trump tái cử", Ông Entner nhận định.

Tuy nhiên, tập đoàn Huawei cũng không tránh khỏi việc dính líu vào những sự việc gây tranh cãi ở châu Phi.

Năm 2018, tờ Le Monde (Pháp) đưa tin rằng tập đoàn này đã đặt thiết bị nghe lén tại trụ sở của Liên minh châu Phi ở Addis Ababa, Ethiopia. Và năm ngoái, Huawei đã đệ đơn phản đối báo The Wall Street Journal sau khi tờ báo này đưa tin rằng họ đã hỗ trợ quan chức đương nhiệm của Uganda và Zambia nghe lén các đối thủ chính trị. Tất nhiên, đại diện của Huawei đều bác bỏ những cáo buộc này.

Nguồn: Genk.vn

Similar blogs