Hello,

Sign in to find your next job.

Blog IT

Cả Apple lẫn Google nên cảm thấy lo lắng về chiếc smartphone "biến hình" Galaxy X đi là vừa!

Cả Apple lẫn Google nên cảm thấy lo lắng về chiếc smartphone "biến hình" Galaxy X đi là vừa!

Cuối cùng, Samsung cũng đã chuẩn bị ra lò một chiếc smartphone “biến hình” huyền thoại mà ta đã được nghe biết bao nhiêu lời đồn đại bấy lâu nay. Sau bao lần thất bại, có vẻ như 2018 chính là thời điểm thích hợp nhất, là “ngày lành tháng tốt” để gã khổng lồ công nghệ xứ kim chi tung ra vũ khí bí mật mà họ đã ngầm thai nghén bấy lâu nay.

 

Khi đã có được cơ sở vật chất, nhà máy cũng như nắm trong tay công nghệ để sản xuất hàng loạt thì ông lớn Hàn Quốc này tỏ ra rất quyết đoán với việc sẽ “trình làng” chiếc điện thoại vô cùng đặc biệt này. Đây chắc chắn sẽ là một mối lo ngại không hề nhỏ cho những đối thủ cạnh tranh của Samsung.

Sự thay đổi, có thể gọi là lột xác hoàn toàn về mặt hình dáng, thiết kế sẽ kèm theo với các ý tưởng sáng tạo, độc đáo có một không hai, đồng thời rất có thể, nó cũng sẽ chính là phát súng đầu tiên mở ra cuộc cách mạng của cả ngành công nghiệp smartphone.

Nếu công ty trụ sở Seoul này lựa chọn thời điểm đầu năm sau để ra mắt chiếc Galaxy X gập, thì hai kẻ sẽ phải dè chừng chính là iPhone X và Pixel 2. Tại sao ư? Thứ mà khiến hai kỳ phùng địch thủ này đứng ngồi không yên, không phải là thiết kế mới, mà là những tính năng mà nó mang lại.

 

Quay trở lại thời điểm năm 2014, khi Samsung lần đầu giới thiệu chiếc Galaxy Note Edge cùng với tính năng thú vị mà nó mạng lại: hai màn hình cong tràn sang cạnh. Nó thổi một luồng gió mới vào cái cách mà người dùng tương tác với “chú dế” của mình, và đặc biệt là khả năng xem thông báo vô cùng “đặc dị”. Khi đặt chiếc Note Edge nằm úp, bạn vẫn có thể biết là mình vừa nhận được thông báo mới nhờ có hai cạnh viền chiếu sáng lên mặt bàn.

Phải công nhận là nó cũng hơi … thừa thãi thật. Thế nhưng đây là minh chứng rõ ràng nhất cho việc một tiểu tiết về mặt bên ngoài của máy (phần cứng) cũng có ảnh hưởng ít nhiều đến những gì mà nhà sản xuất làm được ở bên trong máy (phần mềm).

Ta hãy cùng chờ đợi xem những nhà phát triển có thể làm gì với UX và UI của một thiết bị có thiết kế “biến đổi không ngừng”.

 

Ví dụ, một loại máy tận dụng được màn hình e-ink độc đáo của dòng Yota phone ở mặt lưng thì sao? Màn hình e-ink sẽ đưuọc giấu kín khi bạn gập nó lại thành một chiếc smartphone, khi cần đọc sách thì lại mở nó ra. Thật tuyệt vời và tiện dụng phải không?

Hoặc là, một thiết bị có thể thay đổi chức năng từ smartphone, thành smartwatch rồi lại chuyển sang tablet? Tiềm năng của nó là gần như không có giới hạn. Và nếu thông tin Galaxy X sẽ được giới thiệu vào 2018, thì flagship hiện tại của cả “thầy phù thủy xứ Cupertino” lẫn của “người khổng lồ vùng Mountain View” trông sẽ rất già cỗi và lạc hậu khi đặt cạnh chiếc điện thoại đến từ tương lai của Samsung.

Mà nếu họ cũng kịp thời nhận ra điều này, muốn theo chân Samsung để tạo ra một phiên bản của riêng mình thì cũng chẳng kịp. Công ty này đã tiến hành nghiên cứu và phát triển concept này suốt nhiều năm qua, cùng với đó là xây dựng dây chuyền sản xuất phù hợp để không gặp phải tình trạng sản lượng kém như iPhone X. Chính điều này đã giúp cho Samsung dẫn trước khá nhiều trong cuộc đua này.

 

Liệu những cái tên có “máu mặt” khác có kịp thích nghi để tồn tại, hay quan trọng hơn, liệu họ có đủ sức tạo dựng cơ sở hạ tầng để làm điều ấy hay không? Chỉ có thời gian mới trả lời được. Điều duy nhất chắc chắn, đó chính là cơn gió lạ mà “làng smartphone” đang rất thiếu, là sự đổi mới mà người dùng đang thèm khát. Những người Hàn Quốc này đã không ít lần thay đổi bộ mặt của các thiết bị di động: lần đầu tiên với tượng đài thiết kế màn hình cong với Galaxy Note Edge, họ đã tiếp tục “phá đảo thế giới thật” với Galaxy S8 khi khai phá chuẩn mực điện thoại. Hà cớ gì, họ lại không làm được lần nữa với smartphone biến hình mang tên Galaxy X?

Theo Forbes

Nguồn: Genk.vn

Similar blogs