Các “ông lớn”
Google,
Amazon, Microsoft liên tục phát triển AI, còn các hãng di động như Apple, OPPO cũng đẩy mạnh việc phổ cập khái niệm này đến người dùng phổ thông bằng dải sản phẩm của mình.
Trợ lý biến ảo thành thật
Một trong những tính năng cơ bản, dễ sử dụng và hiệu quả nhất của AI chính là trợ lý ảo. Nổi bật có: Siri – Trợ lý ảo của Apple, nhà Microsoft là Cortana, còn Google chỉ đơn giản gọi đúng chức năng của nó:
Google Assistant. Trợ lý là sẽ hỗ trợ bạn những việc trong hệ sinh thái mà nó phục vụ, bao gồm thiết bị di động và hệ thống của hãng. Chúng có thể giúp tìm kiếm thông tin trên mạng, quản lý thời khóa biểu, học hỏi thói quen sử dụng thiết bị di động và điều chỉnh sức mạnh hệ thống cho phù hợp, hay đơn giản chỉ là trò chuyện với người dùng trong những lúc rảnh rỗi.
Amazon, “ông trùm” trong lĩnh vực thương mại điện tử đã tiến một bước dài trong việc triển khai hệ thống chuyển phát tự động, được phát triển dựa trên nền tảng Trí tuệ nhân tạo. Qua đó, sau khi nhận đơn đặt hàng từ người mua, dịch vụ của Amazon sẽ chuyển thông tin đến bộ phận giao hàng. Từ đó một drone (Robot tự hành) sẽ tiếp nhận thông tin và tự động thực hiện quy trình nhận hàng, định vị, giao hàng và xác nhận đúng khách mua, rồi quay về căn cứ. Dịch vụ hiện vẫn còn đang trong quá trình thử nghiệm tại Mỹ, nhưng đã cho thấy sức mạnh khủng khiếp của
Trí tuệ nhân tạo hiện nay.
Tiên phong đưa AI vào sản phẩm
Trong đời sống hiện đại, smartphone là vật bất ly thân của con người. Vì thế, khi AI phát triển, thì các nhà sản xuất
smartphone không thể nào nằm ngoài “cuộc chơi” đó, tiên phong phải kể đến
Apple và
OPPO.
Ra mắt năm 2011, Siri tạo ra một “cơn sốt” thực sự bởi phong cách đối đáp thông minh và duyên dáng với người dùng. Ở thời điểm đó, Siri vẫn còn thô sơ, với sự tổng hợp của các lệnh cơ bản và tìm kiếm dựa trên một kho dữ liệu khổng lồ được tích lũy bởi người dùng và kỹ sư của Apple. Qua nhiều phiên bản iOS, Siri được nâng cấp hơn, nhiều tính năng mới hơn với giọng nói rõ ràng và giống người thực hơn, có thể dịch được nhiều ngôn ngữ và kể cả các lệnh của phần mềm đến từ hãng thứ ba.
Trong khi đó, OPPO với phương châm tập trung phát triển về camera, trở thành hãng đầu tiên tích hợp AI lên cảm biến máy ảnh của mình. Mở đầu với công nghệ AI Beauty của F5, hoạt động trên nền tảng là khả năng của các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, quét hơn 200 điểm trên khuôn mặt, “đọc” trong một kho dữ liệu khổng lồ rồi mới tiến hành phân tích và tinh chỉnh cá nhân theo mỗi người dùng riêng biệt, để làm đẹp cho từng người khác nhau, từ màu da, giới tính, độ tuổi ...
Đến khi giới thiệu
OPPO F7, hãng đã có những cải tiến đáng kể trong công nghệ AI nói chung và AI Beauty nói riêng.
Smartphone F7 sở hữu AI Beauty 2.0 với khả năng nhận diện 296 điểm, có thể làm đẹp khuôn mặt người dùng theo từng điểm riêng biệt chứ không phải trên tổng thể bức hình và có khả năng làm đẹp tối đa 4 người trong cùng một khung hình. Ngoài ra, tính năng này còn có thể nhận diện được các cảnh quan khác nhau và điều chỉnh độ sáng, bão hòa màu và độ tương phản khi cần.
Ngoài camera, F7 sở hữu vi xử lý Helio P60 cũng có AI và có những xử lý hết sức thông minh tuỳ theo thói quen sử dụng của người dùng. Từ việc hỗ trợ camera, P60 còn giúp tối ưu sức mạnh, xử lý các tác vụ, quản lý và tiết kiệm pin thông minh, tối ưu hoá các tác vụ đa nhiệm trên màn hình siêu tràn của F7 (multitasking), lưu trữ hình ảnh, nhận diện nhiều điểm trên khuôn mặt hơn khi thực hiện việc mở khoá.
Có thể thấy, OPPO đã đi một bước rất dài trong một thời gian ngắn (F5 được giới thiệu vào tháng 11/2017 và F7 chỉ vừa mới ra mắt trong tháng 4 vừa qua). Trí tuệ nhân tạo mới trên F7 thực sự đem lại các trải nghiệm thực tế tốt hơn cho người dùng, từ tính năng chụp ảnh đẹp và tự nhiên hơn đến những tác vụ thường xuyên trên smartphone hay chỉ đơn giản là tiết kiệm điện năng.