Ford Edsel (1957)
Bill Gates từng chỉ ra rằng case study về sự thất bại của sản phẩm xe Edsel do Ford sản xuất là bài học về kinh doanh mà ông thích nhất. Thậm chí ngay cả cái tên, theo Bill Gates cũng đã mang nghĩa "chiến dịch marketing thất bại" rồi.
Vào năm 1957, Ford đầu tư tới 400 triệu USD vào sản phẩm xe này và giới thiệu cho thị trường Mỹ. Trái ngược với mong đợi của hãng, người tiêu dùng quay lưng hoàn toàn với Edsel bởi thị hiếu của người dùng lúc này đã có sự chuyển dịch. Họ muốn những sản phẩm xe nhỏ hơn, tiết kiệm hơn chứ không phải là hào nhoáng và đắt tiền như Edsel.
Nhiều chuyên gia nhận định rằng thất bại của sản phẩm này là do Ford đã không xác định rõ phân khúc khách hàng cho sản phẩm. Mức giá của xe nằm chênh vênh giữa những mẫu xe Ford hạng sang và cao hơn hẳn so với các loại xe giá rẻ khiến cho người dùng thuộc cả 2 phân phúc cao và thấp đều quay lưng. Kết quả là đến năm 1960, dòng xe này đã bị dừng sản xuất.
Sony Betamax (1975)
Ở thập niên 70, người ta chứng kiến một cuộc chiến trong lĩnh vực sản xuất thiết bị video trong hộ gia đình, cuộc chiến chủ đạo giữa hai sản phẩm là Betamax và VHS. Sony đã mắc phải một sai lầm đó là giữ riêng Betamax là sản phẩm độc quyền của mình. Điều này đã giúp cho các đối thủ sản xuất thiết bị chạy băng VHS dễ dàng mở rộng thị trường của mình và cuối cùng là đánh bật luôn cả Sony dù cho Betamax hơn hẳn về công nghệ cũng như chất lượng.
Pepsi A.M và Crystal Pepsi (1989, 1992)
Vào năm 1989, Pepsi trong nỗ lực tìm kiếm các sản phẩm mới của mình đã nghĩ ra ý tưởng tạo ra một thứ nước ngọt dành riêng cho các bữa sáng của con người. Kết quả là sản phẩm mang tên Pepsi A.M đã được ra mắt và nó chỉ được bán trong 1 năm trước khi biến mất khỏi thị trường.
Đến năm 1992, Pepsi tiếp tục dùng công thức của mình và cho ra mắt một sản phẩm mang thương hiệu khác biệt hoàn toàn là "Crystal Pepsi". Chỉ sau đúng 1 năm, sản phẩm này lại chết yểu. Và đến năm 2016, thương hiệu Crystal Pepsi lại tiếp tục được tung ra, kết quả kinh doanh của nó cũng chẳng khá khẩm hơn là bao.
Nước khoáng Coors Rocky Mountain (1990)
Coors vốn là một thương hiệu vô cùng nổi tiếng trong lĩnh vực sản xuất, ủ men bia rượu và case về công ty này cũng là một bài học cho các thương hiệu khác, đó là đôi khi khách hàng chỉ nhận diện thương hiệu ở một vài loại sản phẩm mà thôi.
Đã có thời kì công ty chuyển hướng cho ra mắt Coors Rocky Mountain, sản phẩm nước khoáng mới của hãng. Tuy nhiên, người tiêu dùng lại chỉ quan tâm và nhận diện cái tên Coors với sản phẩm bia của hãng. Kết quả là sản phẩm này nhanh chóng chết yểu và Coors tiếp tục quay lại với loại hình kinh doanh chính là bia. Bài học rút ra ở đây là hãy chỉ tập trung phát triển thế mạnh thương hiệu của bạn mà thôi.
Apple Newton (1993)
Newton là sản phẩm gợi nhớ cho dân công nghệ về những ngày đầu của Apple khi công ty này còn chưa trở thành người dẫn đầu của giới công nghệ.
Theo nhận xét từ Forbes thì sản phẩm Newton của Google bị thị trường từ chối vì rất nhiều lý do: Giá bán cao tới 700 USD ở thời điểm đó. Kích thước quá khổ 8x4.5 inch và cả tính năng được quảng cáo nhiều là nhận diện chữ viết của thiết bị này cũng quá tệ hại. Thậm chí từng có cả một tập phim hoạt hình Gia đình Simpsons được làm để chế nhạo về sản phẩm này.
Microsoft Bob (1995)
Microsoft Bob từng được hi vọng sẽ là giao diện thân thiện với người dùng nhất dành cho Windows. Đây từng là dự án chiến lược được chính tay Bill Gates chỉ đạo cùng với vợ của mình là Melinda. Nhưng chỉ ngay sau 1 năm phát triển, Microsoft đã ngay lập tức phải hủy dự từng được cho là tiềm năng này.
Câu trả lời được đưa ra đó là giao diện quản lý dành cho Windows này yêu cầu sức mạnh phần cứng quá lớn ở thời điểm đó. Không một công ty máy tính nào có thể đáp ứng được nó khiến cho việc mở rộng thị trường là điều gần như bất khả thi. Bài học ở đây đặt ra đó là tạo ra các sản phẩm đi trước thời đại quá nhiều cũng có thể sẽ là một thất bại lớn dành cho bạn.
Arch Deluxe của McDonald (1996)
Vào năm 1996, McDonald tung ra sản phẩm mới là Arch Deluxe, một sản phẩm bánh Burger ít chất béo với nguyên liệu làm từ tảo biển. Mục tiêu hướng tới thay đổi thói quen người dùng tại tất cả các đô thị và McDonald đã chi tới 100 triệu USD cho chiến dịch quảng bá sản phẩm này. Kết quả là thị trường vẫn quay lưng với loại đồ ăn tốt cho sức khỏe này chỉ vì một lý do vô cùng lãng nhách.
Lý do đó chính là McDonald đã tung ra sản phẩm này sớm tới 10 năm trước khi công chúng tự nhận thức được sự nguy hại của các món đồ ăn nhanh giàu chất béo. Đến thời điểm 10 năm sau, các thương hiệu như Five Guys hay Shake Shack lại bán khá tốt các món đồ ăn nhanh ít chất béo như thế này.
Microsoft Zune (2006)
Zune là một sản phẩm của Microsoft được làm ra để nhằm cạnh tranh với iPod, và không cần nói thì ai cũng biết là nó đã thất bại trong sứ mệnh này.
Robbie Bach, trưởng nhóm phát triển mảng thiết bị di động giải trí cũ của Microsoft từng lý giải nguyên nhân khiến cho Zune thất bại như sau:
"Thực ra chúng tôi không có đủ sự dũng cảm để tạo ra cái gì đó mới. Cuối cùng, chúng tôi lại lựa chọn tạo ra một sản phẩm ăn theo Apple, một sản phẩm chất lượng không hề tệ nhưng sau cùng thì nó vẫn là một sản phẩm ăn theo và không đủ sức để khiến khách hàng phải thốt lên rằng: Ohh, tôi phải ra cửa hàng và sắm ngay một món như vậy mới được."
Bài học ở đây chính là nếu bắt chước lại đối thủ đã thành công thì dù sản phẩm có tốt, thị trường cũng sẽ chẳng bao giờ đón nhận bạn.
HP Touchpad (2011)
HP đã phải từ bỏ sản phẩm TouchPad của mình dù rằng ban đầu họ hi vọng rằng đây sẽ là một vũ khí để đấu lại với iPad của Apple. Sau 49 ngày ra mắt, chỉ có 25.000 sản phẩm được bán ra trên Best Buy cho thấy rằng thị trường chẳng mấy quan tâm tới Touchpad của HP.
Thực tế thì sản phẩm này không đến nỗi tệ, thiết kế kiểu dáng bo tròn cạnh cũng không hẳn là thứ khiến TouchPad thất bại. Lỗi duy nhất của nó chỉ là không có một điểm gì nổi trội hơn hẳn so với iPad đủ để khiến người dùng thích thú nó mà thôi.
Facebook Home (2013)
Với Home, Facebook có tham vọng sẽ thay thế và quản lý màn hình nền của tất cả các thiết bị di động trên toàn thế giới. Tất nhiên là Facebook đã thất bại trong ý định này bởi chẳng ai muốn màn hình nền di động của mình lại để cho người khác thiết lập cả.
Điển hình nhất của sự thất bại này đó là giá sử dụng trong 2 năm của Home ban đầu được đưa ra là 99 USD đã giảm xuống chỉ còn 0,99 USD (giảm xuống 100 lần). Đa phần người dùng đều nhận xét rằng Home chỉ phù hợp với những người nghiện Facebook và lúc nào cũng muốn online trên mạng xã hội này. Ngoài ra thì nó ngốn dữ liệu cũng như pin của điện thoại rất nhiều. Kết quả là Facebook sau đó đã phải giải tán cả dự án.
Fire Phone của Amazon (2014)
Fire Phone ban đầu là sản phẩm khá được quan tâm của Amazon, từng ra mắt vào năm 2014 và ngay lập tức... im bặt trong năm tiếp theo dù rằng chiếc điện thoại chạy hệ điều hành Android này có thiết kế khá bắt mắt và thu hút người dùng.
Thực tế thì đây được coi là sản phẩm thất bại thực sự nếu xét trên doanh số và cách quảng bá. Ở thời điểm đó, việc Fire Phone nhấn mạnh chiến lược quảng bá vào tính năng nhận diện khuôn mặt 3D đã khiến chiếc điện thoại này không thể gây ấn tượng với người dùng. Bởi thời điểm năm 2014, tính năng này còn khá mới và không có quá nhiều tính ứng dụng đại trà. Chỉ sau 13 tháng, chiếc điện thoại này đã bị dừng sản xuất hoàn toàn.
Theo Trí Thức Trẻ
Nguồn: Ictnews.vn
Application Engineer (Microsoft Dynamics 365 and Power Platform)
Location: Hồ Chí Minh
Salary: Competitive
Location: Hồ Chí Minh
Salary: Competitive