Môn CS 106A có thể được coi là khóa học nhập môn lập trình của Đại học (ĐH) Stanford danh tiếng. Chương trình học hiện cũng đã được đăng tải công khai lên Youtube với những phần giới thiệu về nên tảng lập trình một cách dễ hiểu cho sinh viên.
Tuy nhiên, nếu như trước đây, CS 106A vẫn chọn Java làm ngôn ngữ giảng dạy thì khóa mới thay thế CS 106J năm nay lại chọn JavaScript thay thế. Lý do là bởi dù rất phổ biến nhưng rõ ràng là Java cũng rất rối rắm và cồng kềnh. Trong khi đó, JavaScript mới là ngôn ngữ xây dựng web page tương tác phổ biến nhất thế giới.
Để hình dung rõ hơn sự nhập nhằng của Java cũng như lý do tại sao Stanford lại đột ngột thay đổi chương trình, hãy nhìn vào ví dụ đơn giản dưới đây:
Dòng code đầu tiên bạn sẽ thấy trong Java là:
class HelloWorld {
public static void main(String[] args) {
System.out.println("Hello, world!");
}
}
Trông có vẻ khá đáng sợ với những ai mới học code phải không? “Class” ở đây là gì? Rồi “public static void” nữa chứ? Nhiều người mới bắt đầu đã thực sự “nản” vì sự phức tạp của Java.
Tiếp đến, hãy nhìn dòng code tương ứng trên JavaScript:
alert('Hello, world!');
Dễ “tiêu hóa” hơn rất nhiều rồi phải không? Chỉ cần nhìn vào đây bạn cũng có thể thấy rõ nó dùng làm gì, ngay cả khi chưa từng viết dòng code nào trong đời.
Lập trình thực chất rất thú vị, và xứng đáng được coi là một môn học đầy sáng tạo có thể đưa bạn đến những cơ hội sự nghiệp tuyệt vời. Thế nhưng, khi các trường học dạy Java trong khóa nhập môn, họ đã vô tình gắn lập trình với những thứ nhạt nhẽo và khó nhằn trong mắt những người mới bắt đầu, dẫn đến nguy cơ họ sớm từ bỏ sang các lĩnh vực khác.
Tất nhiên, chúng ta cũng khó lòng phủ nhận rằng dù có không phù hợp với vai trò “dẫn đạo” người nhập môn thì Java vẫn đang rất thịnh hành trên thế giới.
Năm 2005, Bernard Chalk, một học giả đến từ ĐH London South Bank và Karen Fraser đến từ ĐH Ulster đã cùng thực hiện một khảo sát về các ngôn ngữ lập trình đang được giảng dạy nhập môn cho sinh viên IT trên khắp thế giới.
Các ngôn ngữ phổ biến được chọn dạy nhập môn lập trình ở ĐH
Kết quả là 60% số trường tham gia khảo sát đều chọn Java làm ngôn ngữ nhập môn, tiếp đến là C++ với khoảng 10%. Chỉ 3% trong số này lựa chọn Python.
Tuy nhiên, thực tế trên không còn đúng nữa. Một khảo sát được công bố trên website của Hiệp hội Máy tính ACM năm 2014 cho thấy Python hiện đang là ngôn ngữ nhập môn phổ biến nhất tại Mỹ. Cụ thể, 8/10 trường ĐH có khoa IT xếp top đầu nước Mỹ cũng như 69% số trường ĐH nước này chọn Python làm ngôn ngữ nhập môn.
Những ngôn ngữ phổ biến khác cũng lọt top bao gồm MATLAB, C, C++, Scratch và đương nhiên, không thể thiếu bóng…Java, dù có thể sẽ không còn hiện diện lâu nữa.
Tham khảo TNW
Nguồn: Genk.vn
[C15] Kiểm Duyệt Hồ Sơ Bằng Hình Ảnh Nhà Mạng Viettel Không Yêu Cầu Kinh Nghiệm
Location: Hà Nội
Salary: 6 Mil - 9 Mil VND
[C15] Nhân Viên Trực Tổng Đài Cho Nhà Mạng Viettel (Thuần CSKH)
Location: Hà Nội
Salary: 6 Mil - 9 Mil VND
[C8] Nhân viên tư vấn ngân hàng quốc tế Singapore (Cầu Giấy)
Location: Hà Nội
Salary: 7 Mil - 15 Mil VND
[C15] Gò Vấp - Tổng Đài Viên Cho Mạng Vinaphone Không Yêu Cầu Kinh Nghiệm
Location: Hồ Chí Minh
Salary: 6 Mil - 8 Mil VND
[C15] Nhân Viên Chăm Sóc Khách Hàng Cho Dự Án Lychee 82X Mảng Làm Đẹp
Location: Hà Nội
Salary: 6 Mil - 8 Mil VND
[C15] Nhân Viên Chăm Sóc Khách Hàng Cho Mạng Vinaphone Line Di Động
Location: Hồ Chí Minh
Salary: 6 Mil - 8 Mil VND
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ SIS SOFT
Location: Hồ Chí Minh
Salary: Competitive
[C15] Tổng Đài Viên Cho Nhà Mạng Viettel (Thuần CSKH)
Location: Hà Nội
Salary: 6 Mil - 9 Mil VND
[C15] Cầu Giấy - Nhân Viên Chăm Sóc Khách Hàng Đài Truyền Hình VTVCAB
Location: Hà Nội
Salary: 6 Mil - 9 Mil VND
[C15] Cầu Giấy - Nhân Viên Chăm Sóc Khách Hàng Truyền Hình Số K+ Xoay Ca Linh Hoạt
Location: Hà Nội
Salary: 6 Mil - 9 Mil VND