Hello,

Sign in to find your next job.

Blog IT

Cách mạng công nghiệp 4.0 không chỉ là sân chơi của các “ông lớn”

Cách mạng công nghiệp 4.0 không chỉ là sân chơi của các “ông lớn”

Ông Ngô Văn Tuấn, Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương. Ảnh: Phan Minh.

Tại diễn đàn CEO “Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 – Được & Mất” do Thời báo Kinh tế Việt Nam tổ chức ngày 7/4, giáo sư Đào Nguyên Cát, Tổng biên tập Thời báo Kinh tế Việt Nam nhận định cuộc CMCN 4.0 sẽ mở ra kỷ nguyên mới của đầu tư, năng suất và mức sống gia tăng.

So với các cuộc cách mạng công nghiệp trước đó thì cuộc cách mạng này có khác biệt rất lớn về tốc độ phát triển, phạm vi và mức độ tác động; phát triển với cấp độ số nhân, làm biến đổi hầu hết nền công nghiệp ở mọi quốc gia về cả bề rộng và chiều sâu, trong cả hệ thống sản xuất và quản trị.

Sự thay đổi chóng mặt của công nghệ cũng như xu hướng của người tiêu dùng đang là một trong những thách thức lớn nhất mà các công ty đang gặp phải.

Theo ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Tập đoàn FPT, biểu tượng của Cuộc CMCN 4.0 sẽ là robot có thể có trí tuệ toàn cầu, lấy kiến thức của tất cả các robot để ứng xử với con người, vượt xa năng lực con người và rất khó để ước lượng quy mô, tầm cỡ của cuộc cách mạng này sẽ biến đổi đến mức độ nào.

Nói về lợi thế của Việt Nam, ông Bình cho rằng lúc này khi cuộc cách mạng mới bắt đầu, không phải Chính phủ nào cũng nói về cuộc cách mạng này nhiều như ở Việt Nam. Thứ hai, từ khi ngành CNTT đặt mục tiêu vươn ra thế giới thì tiềm lực ngành cũng vượt trội so với năng lực kinh tế Việt Nam.

Thứ ba là cuộc cách mạng này không chỉ là cuộc cách mạng của các đại gia mà là cuộc cách mạng của mọi người. Trong đó có thể có những nhóm rất bé, chỉ có vài người nhưng những nhóm nhỏ đó sẽ thay đổi tương lai, diện mạo của các ngành kinh tế.

Ông Ngô Văn Tuấn, Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương cho rằng Cuộc CMCN 4.0 tác động đến doanh nghiệp trên 4 khía cạnh chủ yếu về kỳ vọng của khách hàng, nâng cao chất lượng sản phẩm, đổi mới hợp tác và hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh.

 

Thực tế đang đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải có sự chuyển mình về tư duy đa ngành, kỹ năng xã hội, ứng dụng khác…

Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2017 hôm 3/4/2017, Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến chỉ đạo “phải tận dụng cơ hội, có giải pháp hạn chế thách thức của CMCN 4.0.

Các cấp, các ngành, trước hết là Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ TT&TT, các cơ quan báo chí, bản thân các tập đoàn, tổng công ty phải làm tốt công tác truyền thông, tăng cường nhận thức về CMCN 4.0, để toàn xã hội, từng người dân, mọi doanh nghiệp, mọi cơ quan, các tổ chức đều hiểu về thời cơ, thách thức của CMCN 4.0.

Trước thềm diễn ra diễn đàn CEO “Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 – Được & Mất”, Thời báo Kinh tế Việt Nam đã tiến hành một cuộc khảo sát trên báo và fanpage Facebook với gần 400.000 thành viên của Báo điện tử VnEconomy đã cho kết quả như sau:

57% số người quan tâm đến cuộc CMCN 4.0. Trong 57% này thì có 48% đang tìm hiểu, nghiên cứu; 30% chưa làm gì; 17% đang xây dựng kế hoạch, chiến lược và rất ít con số 7% là đang triển khai.

Trong 43% số người không quan tâm đến Cuộc CMCN 4.0 thì có tới 64% nói rằng “chưa hiểu rõ bản chất của Cuộc CMCN 4.0; 12% cho rằng sẽ không ảnh hưởng tới lĩnh vực DN của mình đang hoạt động và 17% nhấn nút “chưa có nhu cầu quan tâm”.

Phan Minh

Nguồn: Ictnews.vn

Similar blogs