Nước Mỹ đã từng sốt sắng một thời gian dài khi bị dính vào scandal "nước Nga sử dụng mạng xã hội để tham gia vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ". Vì thế một chiến dịch đã được nổ ra, nhằm ngăn chặn sự phổ biến của các tin tức giả mạo và thông tin sai lệch.
Chiến dịch vận động và tuyên truyền diễn ra trực tuyến này đóng một vai trò quan trọng trong các cuộc bầu cử không chỉ ở nước Mỹ, mà còn ở 17 quốc gia khác trên thế giới. Một số lượng lớn các chính phủ đã hạn chế dịch vụ Internet trên di động vì lý do chính trị hoặc an ninh, thường là ở khu vực đông dân cư của các dân tộc thiểu số hoặc tôn giáo. Năm thứ ba liên tiếp, Trung Quốc là nước lạm dụng các tin tức tồi tệ nhất thế giới về tự do Internet, tiếp đó là Syria và Ethiopia.
Một trang web của Mỹ có tên Freedom House đã được thành lập bởi một tổ chức phi lợi nhuận, nhằm ủng hộ quyền tự do ngôn luận trên mạng xã hội. Trang web cho biết rằng, ngoài những giai đoạn bầu cử, những thông tin sai lệch cũng đang diễn ra tương tự ở nhiều quốc gia. Những "tin vịt" diễn ra trên toàn nước Mỹ phần lớn là do bị ảnh hưởng ở bên ngoài biên giới, còn những nước khác thì thông tin sai lệch chủ yếu là do tự phát sinh trong nước.
Freedom House đã cho ra một bảng đánh giá về sự biến đổi của các "tin vịt" trên mạng xã hội trên toàn thế giới.
|
Theo biểu đồ này, các loại tin vịt đến từ nhiều nguồn khác nhau. Nhưng phần lớn các phương tiện truyền thông ở các quốc gia đều bị ảnh hưởng bởi các nhóm tuyên truyền, chuyên ủng hộ một trong các thành phần thuộc chính phủ (progovernment).
Nhờ các chiến dịch chống tuyên truyền đăng tải thông tin sai lệch lên mạng Internet, số lượng tin vịt đã giảm rõ rệt trong 7 năm gần đây tính trên toàn thế giới. Để thấy một điều rằng, nước Mỹ không còn đơn độc trong cuộc chiến này.
Quỳnh Như (Theo BI)
Nguồn: Ictnews.vn