Toshiba đang lên kế hoạch kiện đối tác liên doanh Western Digital với số tiền bồi thường lên đến 1 tỷ USD. Theo đó, Toshiba cáo buộc Western Digital đã can thiệp vào việc bán bộ phận sản xuất bộ nhớ flash của công ty.
Hôm thứ tư, gã khổng lồ công nghệ Nhật Bản cho biết Western Digital đã "liên tục can thiệp vào quá trình đấu thầu" và "phóng đại" năng lực liên quan của họ đến bất kỳ khách hàng tiềm năng nào của Toshiba.
Ngoài ra, Toshiba đã thực hiện các biện pháp để ngăn chặn nhân viên Western Digital từ nhà máy Yokkaichi truy cập vào bất kỳ thông tin liên quan đến quan hệ đối tác giữa hai công ty.
Theo báo cáo của Financial Times, Toshiba đã gần hoàn thành việc bán bộ phận chip nhớ vào thứ Ba với quỹ hỗ trợ của chính phủ Nhật Bản - SK Hynix và Bain Capital - với giá trị ước đạt 18 tỷ USD.
Tuy nhiên, việc hoàn thành việc bán hàng đã phải hoãn lại vì Western Digital đã phản đối giá thầu, cố gắng nộp một đơn giá khác cho tập đoàn tư nhân của Mỹ là KKR (giá gốc được Western Digital đưa ra trước đó đã bị từ chối).
Công ty nói rằng việc bán hàng liên quan đến liên doanh bộ nhớ flash NAND với SanDisk – công ty con của Western Digital. Toshiba vẫn tiếp tục bỏ qua cả hai quyền đồng ý của SanDisk và tiến trình pháp lý song hành đang được tiến hành.
Tuần trước, Western Digital đã đệ trình đơn kiện lên tòa án Hoa Kỳ để ngăn chặn thương vụ này nếu không có sự đồng ý của họ.
Steve Milligan, giám đốc điều hành của Western Digital nói: “Các nỗ lực của Toshiba nhằm phá vỡ các quyền theo hợp đồng của chúng tôi đã khiến chúng tôi không còn lựa chọn nào khác ngoài hành động này. Chúng tôi lo ngại rằng nếu không được kiểm soát, Toshiba sẽ vi phạm các quyền này và cũng đi ngược lại lợi ích tốt nhất của liên doanh cũng như với những người làm việc chăm chỉ tại công ty NAND Flash của Toshiba ở Nhật Bản”.
Là tập đoàn công nghệ khổng lồ nhưng đang gặp khó khăn về tài chính, Toshiba cần bán bớt bộ phận sản xuất chip nhớ để vượt qua cơn khủng hoảng. Công ty này bị rơi vào tình trạng hỗn loạn sau sự thất bại của bộ phận điện hạt nhân tại Hoa Kỳ là Westinghouse Electric – công ty này sau đó đã đệ đơn xin phá sản.
Toshiba đã mất ít nhất 6,3 tỷ USD để xây dựng nhà máy này (thiệt hại có thể lên đến 9 tỷ USD).
Việc bán bộ phận kinh doanh chip nhớ rõ ràng là một quyết định đau lòng vì nó là bộ phận mang về nhiều lợi nhuận nhất cho Toshiba.
Công ty đã phải đối mặt với nguy cơ bị hủy bỏ niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Tokyo trừ khi có thể cải thiện vốn cổ phần vào tháng 3 năm 2018.Theo dự đoán, Toshiba sẽ tiếp tục hứng chịu một khoản lỗ ròng 995 tỷ Yên trong năm nay.
Toshiba cho biết công ty vẫn đang đàm phán với nhà thầu ưa thích của mình, nhưng hy vọng sẽ ký thỏa thuận cuối cùng trước khi bắt đầu Đại hội cổ đông của Toshiba hôm thứ Tư.
Tham khảo: ZDNet
Nguồn: Genk.vn