Tesla đã buộc một khách hàng trả thêm tiền để mở khóa dung lượng pin, dù cho trước đó hãng xe điện này đã bảo hành , thay pin và mở rộng dung lượng cho người này.
Tesla yêu cầu một khách hàng trả 4.500 USD để mở dung lượng pin, tương đương 129 km phạm vi hoạt động của xe bị khoá bằng phần mềm.
Câu chuyện được Jason Hughes, một hacker khét tiếng được biết đến về dịch vụ kích hoạt tính năng bị khóa trong xe Tesla kể lại. Khách hàng mua lại một chiếc Tesla Model S 60 (pin bị khóa ở mức 60 kWh), nhưng từng được Tesla bảo hành, thay pin và mở dung lượng 90 kWh rồi trả cho khách.
Bởi các dòng xe Tesla cũ chỉ có kết nối 3G, khách hàng này đã đến trung tâm bảo hành của Tesla để được cập nhật phần mềm nhằm đảm bảo xe có thể kết nối Internet. Sau khi đưa xe đến Tesla bảo hành, vị khách đã nhận được cuộc gọi từ trung tâm sửa chữa, nói rằng họ đã tìm thấy lỗi trong hệ thống và họ sẽ tiến hành "sửa chữa lại" chiếc xe.
"Bản vá lỗi" của Tesla đã đưa chiếc xe của vị khách ngược trở lại cấu hình ban đầu, giống như Model S 60, giảm khoảng 129 km phạm vi hoạt động của xe với cho dù vị khách đã nâng cấp pin.
Cho dù vị khách cố gắng giải thích mình mua lại khi xe đang là mẫu Model S 90 và yêu cầu công ty kích hoạt lại phạm vi bị khóa, Tesla vẫn yêu cầu người này phải trả 4.500 USD để mở khóa phạm vi mở rộng.
Hughes nhận ra rằng tuy có thể sử dụng bản hack phần mềm để khôi phục lại phạm vi hoạt động, việc này sẽ yêu cầu xe ngắt kết nối hoàn toàn khỏi các dịch vụ của Tesla, ngược lại mục đích ban đầu của vị khách hàng.
Vì vậy, thay vì hack vào hệ thống phần mềm của xe, người này đã quyết định đăng tải vấn đề mà mình đang gặp phải lên MXH Twitter. Ngay lập tức, câu chuyện nhận được nhiều phản ứng của cộng đồng mạng. Nhận thấy sự ảnh hưởng quá manh mẽ, hãng xe điện cuối cùng đã nhượng bộ với người dùng. Tesla đã liên hệ với Hughes và thông báo rằng họ ''sẽ xử lý vấn đề ngay lập tức''.
Khách hàng đăng tải câu chuyện lên MXH Twitter và khiến Tesla phải ''xuống nước''.
Trước đó, Tesla từng bán xe Model S với dung lượng pin khác nhau cùng viên pin bị khóa bằng phần mềm. Phiên bản Tesla Model S 40 mà hãng ra mắt thực tế là Model S với viên pin 60 kWh bị khóa bằng phần mềm, khiến pin của xe chỉ vận hành ở mức công suất 40 kWh. Đây là cách công ty sử dụng để cung cấp nhiều tùy chọn phạm vi khác nhau cho người dùng mà không khiến công đoạn sản xuất bị phức tạp lên với các viên pin khác nhau.
Sau khi xe đến tay khách hàng, Tesla bắt đầu cung cấp cho chủ sở hữu tùy chọn mở khóa hoàn toàn dung lượng pin với một khoản phí bổ sung. Tuy đã loại bỏ mô hình kinh doanh từ nhiều năm qua, công ty vẫn sử dụng các bộ pin bị khóa phần mềm khi thực hiện thay thế hay bảo hành cho các mẫu xe nhất định mà hãng không sản xuất nữa.
GenK
Risk Modelling Senior - Hà Nội - TA107
Ngân Hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - VPBANK
Location: Hà Nội
Salary: Competitive
Location: Hà Nội
Salary: Competitive
Location: Hà Nội
Salary: Competitive
Data Scientist (Senior/Expert) - Hà Nội - TA139
Ngân Hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - VPBANK
Location: Hà Nội
Salary: Competitive
Chuyên viên/CVCC Kiểm định mô hình (Model Validation) - Khối Dữ liệu (HO24.225)
Location: Hà Nội
Salary: Competitive
Risk Modelling Junior - Hà Nội - TA107
Ngân Hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - VPBANK
Location: Hà Nội
Salary: Competitive
Chuyên viên/CVCC Kiểm định mô hình (Model Validation) - Khối Dữ liệu (HO24.143)
Location: Hà Nội
Salary: Competitive