Bên cạnh rất nhiều các ứng dụng tuyệt vời của Kubernetes như triển khai các ứng dụng dạng containers trên đám mây, lên lịch công việc hàng loạt, xử lý khối lượng lớn công việc…, công cụ còn có một ưu điểm rất lớn khác là hỗ trợ Continuous Integration/Continuous Delivery (CI/CD).
Vậy sự kết hợp này đem lại những ưu việt gì cho quá trình phát triển phần mềm?
Khi chúng ta tiếp cận với các phương pháp phát triển phần mềm theo cách truyền thống, thường sẽ có một người đưa quyết định và mô tả chức năng mong muốn của phần mềm. Người đó có thể là PM - Project Manager - còn gọi là quản lý dự án. Bước tiếp theo team phát triển/team dev sẽ viết, xây dựng, test và kiểm soát phiên bản code bằng các công cụ như Git chẳng hạn. Cuối cùng, phần mềm mới phát triển sẽ được test trên các thử nghiệm được thiết kế dựa trên các chức năng mong muốn.
Tuy nhiên quá trình phát triển này đã được chỉ ra là có những thiếu sót nhất định:
Mỗi giai đoạn muốn hoàn thành thì buộc phải hoàn thành giai đoạn trước đó.
Các vấn đề về code hoặc các test do nhiều nhóm khác nhau viết có thể phức tạp khi xử lý.
Các vấn đề liên quan đến phối hợp giữa các team có thể làm chậm tiến độ và ảnh hưởng đến khả năng tối ưu chất lượng code.
Vậy nên trong xu hướng hiện đại, xuất hiện thuật ngữ CI/CD đi cùng với "DevOps", "Agile", "tự động hóa", v.v, gắn liền với các nỗ lực cải thiện chất lượng và năng suất.
CI/CD có thể hiểu là một tập hợp các phương pháp triển khai code được thiết kế để giúp việc tích hợp các thay đổi phần mềm vào production được nhanh chóng và tin cậy. CI/CD pipeline triển khai build và test tự động để cải thiện tốc độ và sớm giải quyết các vấn đề về phần mềm trong quá trình phát triển.
Mặc dù CI/CD là kết hợp của tích hợp liên tục và phân phối/triển khai liên tục, chúng lại là hai quy trình khác nhau cùng thúc đẩy phát triển và tích hợp phần mềm.
Với CI, mỗi khi code thay đổi một image sẽ được tạo tự động và đẩy vào container. Từ đó tiết kiệm rất nhiều thời gian cho việc xây dựng và đóng gói image theo cách thủ công mỗi khi thay đổi code so với trước kia.
Sau khi code được tích hợp và đóng gói, quy trình CD sẽ bắt đầu. Mục tiêu của CD là đưa các code đã thay đổi tích hợp vào production một cách an toàn thông qua test tự động. Các bài test thực hiện nhiều giai đoạn kiểm tra. Nếu vượt qua tất cả các giai đoạn, nó sẽ sẵn sàng để triển khai trên cụm Kubernetes một cách tự động hoặc thủ công, tùy theo cách người thực hiện chọn làm..
Quy trình làm việc CI/CD và các hệ thống trên nền tảng đám mây thường đều hướng đến việc cố gắng tăng tốc độ phát triển, tối ưu hóa chất lượng phần mềm/ứng dụng và đảm bảo khả năng hoạt động ổn định. CI/CD tự động hóa nhiều bước từ khi phát triển code cho đến khi đưa vào production. Tương tự, Kubernetes tự động hóa việc triển khai containers trên nhiều môi trường cơ sở hạ tầng khác nhau và đảm bảo sử dụng tài nguyên hiệu quả. Do đó, việc thiết lập pipeline CI/CD tận dụng nền tảng Kubernetes là rất hợp lý.
Tuy nhiên, dù Kubernetes CI/CD pipeline giúp đơn giản hóa rất nhiều các công việc triển khai, giám sát và quản lý microservices, nhưng triển khai CI/CD pipeline như thế nào cho hiệu quả mới là chìa khóa để đi đến sự hiệu quả kỳ vọng.
Và để hiểu cụ thể hơn, cũng như có được những cách tận dụng hiệu quả CI/CD & Kubernetes, bạn đọc hãy tham gia Bizfly Expert talk #19 với chủ đề: CI/CD & Kubernetes - tăng tốc phát triển phần mềm & đơn giản hóa triển khai vận hành tại đây.
Đến với buổi talk độc giả sẽ được giải đáp về:
1. Giới thiệu CI/CD
2. Tại sao nên áp dụng CI/CD
3. Thiết kế CI/CD pipelines với Kubernetes
4. Best practice khi sử dụng Bizfly Kubernetes Engine & Bizfly Container Registry
5. Q&A cùng diễn giả
Giới thiệu diễn giả:
Ông Nguyễn Thế Thành - Team leader Devops Engineer, Bizfly Cloud
Với kinh nghiệm triển khai, vận hành các dịch vụ của Bizfly Cloud trên nền tảng Kubernetes. Ông Nguyễn Thế Thành là người tham gia vào quá trình phát triển phần mềm từ giai đoạn thử nghiệm đến khi đưa sản phẩm đến với khách hàng. Vậy nên ông có cái nhìn tổng quát về kiến trúc phần mềm, quy trình phát triển, những vấn đề hay gặp phải khi triển khai ứng dụng trên nhiều môi trường.
Từ góc độ của 1 người làm DevOps, ông luôn muốn tự động hóa tối đa những công việc thường xuyên lặp đi lặp lại nhằm tiết kiệm thời gian, công sức cũng như đẩy nhanh quá trình phát triển sản phẩm, dịch vụ lên nhanh nhất có thể.
Độc giả nhanh tay đăng ký để nhận ngay e-voucher sử dụng giải pháp trị giá 500K khi tham gia sự kiện.
GenK
Chuyên Viên Phát triển phần mềm IT
Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Bảo Việt
Location: Hà Nội
Salary: 500 - 1,000 USD
Chuyên viên Phát triển Phần mềm Ứng dụng
Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội ( SHB )
Location: Hà Nội
Salary: Competitive
Kỹ sư phát triển phần mềm (Golang/ReactJS/Dotnet/PHP/ Fullsatck)
Location: Hà Nội
Salary: Competitive
Chuyên Viên Cao Cấp Phát Triển Phần Mềm (Java Backend)
Công Ty CP Chứng Khoán VNDIRECT
Location: Hà Nội
Salary: Competitive
Chuyên Viên Phát triển phần mềm IT
Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Bảo Việt
Location: Hà Nội
Salary: 500 - 1,000 USD
Chuyên viên/Chuyên viên cao Phát triển phần mềm số hóa quy trình nghiệp vụ - K.CNTT
Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam - PVcomBank
Location: Hà Nội
Salary: Competitive
Kỹ sư phát triển phần mềm (ERP & MES)
Location: Hà Nội
Salary: 12 Mil - 20 Mil VND
Kỹ sư phát triển phần mềm (MES & IOT)
Location: Hà Nội
Salary: 12 Mil - 20 Mil VND
Chuyên viên phát triển phần mềm cấp cao (Senior Back-end)
Location: Hồ Chí Minh
Salary: Competitive
Chuyên viên phát triển phần mềm bậc cao (Senior Front-end)
Location: Hồ Chí Minh
Salary: Competitive