Ra đời cách đây 27 năm, Java không tránh khỏi sự cạnh tranh gay gắt của những ngôn ngữ lập trình hiện đại hơn. Java "hết thời" hay "chết dần" luôn là những quan điểm trái chiều trong cộng đồng Kỹ sư phần mềm những năm gần đây.
Java có phải ngôi sao hết thời?
Gần đây, chủ đề "sự thoái trào của Java" luôn nhận được nhiều tương tác và ý kiến trái chiều trên các diễn đàn CNTT (công nghệ thông tin) hay các trang mạng xã hội. Nhằm kết nối và tạo ra không gian giao lưu cho các lập trình viên về vấn đề này, CMC Global tổ chức talkshow "Java - Ngôi sao hết thời?", với sự đồng hành của Viblo Platform và Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Quốc gia. Tại đây, các quan điểm đa chiều xoay quanh sự phát triển và tiềm năng của Java được đưa ra thảo luận sôi nổi.
Java là ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng được phát triển bởi Sun Microsystems, phát hành lần đầu tiên năm 1995 và được Tập đoàn Oracle mua lại năm 2010. Tính đến nay, Java đã qua nhiều lần cải tiến với tổng cộng 19 phiên bản được phát hành.
Tuy nhiên, ngày càng nhiều ngôn ngữ lập trình ra đời với những điểm ưu việt riêng, mang lại tính cạnh tranh và phần nào "thắng thế" Java. Thời kỳ cực thịnh, Java từng được sử dụng ở hầu hết các dự án phát triển phần mềm, nhưng đến nay đang bị đào thải ở nhiều mảng không phù hợp.
Talkshow "Java – Ngôi sao hết thời?" được tổ chức bởi CMC Global thu hút sự tham gia của hơn 50 lập trình viên Java.
Tiếp cận với Java từ những năm đầu, khách mời Phan Tích Hoàng, Solution Architect (Kiến trúc sư giải pháp) tại CMC Global nhận định Java không còn ở giai đoạn đỉnh cao nhưng sức sống vẫn ổn định. Anh cho rằng "Dù còn nhiều hạn chế so với những ngôn ngữ mới, không thể phủ nhận Java vẫn đang được sử dụng rất nhiều vì bảo mật cao, dễ triển khai. Nó có những mẫu thiết kế phần mềm kinh điển dành cho hệ thống phần mềm doanh nghiệp. Và hơn hết, Java đang có cộng đồng người dùng đông đảo với hơn 10 triệu lập trình viên."
Khách mời - anh Nguyễn Thế Hưng – Technical Leader (Trưởng nhóm kỹ thuật) tại CMC Global, có đồng quan điểm: "Câu nói Java chết dần có phần đúng và không đúng. Sự thăng trầm của Java là không thể tránh khỏi. Nhưng thực tế, những dự án đã phát triển bằng Java từ thuở sơ khai của ngành lập trình rất khó để chuyển hoàn toàn sang ngôn ngữ mới. Với những dự án bắt đầu phát triển, có nhiều lý do để đội ngũ phát triển lựa chọn Java làm ngôn ngữ chính. Những bước tiến đáng kể trong các phiên bản Java gần đây đang thực hiện tốt "sứ mệnh", đáp ứng phù hợp bài toán doanh nghiệp đưa ra."
Nhiều ưu điểm của Java được các lập trình viên đề cập như các hệ thống sử dụng Java luôn có sẵn với chi phí tối ưu, giúp cho việc phát triển nhanh hơn. Java là ngôn ngữ được giảng dạy phổ biến tại các trường đại học, trung tâm đào tạo CNTT. Tài nguyên học tập về Java cũng đa dạng trên cả nền tảng miễn phí và trả phí, giúp người có nhu cầu tìm hiểu dễ dàng học hỏi và tiếp cận kiến thức mới dễ dàng hơn. Hầu hết người tham gia talkshow đều đồng tình với quan điểm "Không có Java thì không có lập trình".
Lập trình viên Java vẫn luôn được săn đón
Theo Báo cáo Thị trường IT Việt Nam năm 2021 của Topdev, Java xếp thứ 2 trong 5 kỹ năng hàng đầu mà các công ty công nghệ tại Việt Nam đang tìm kiếm. Những năm trở lại đây, dù đối mặt với khủng hoảng kinh tế từ Đại dịch COVID-19, mức lương trung bình của lập trình viên Java vẫn trên 1,000 USD, chưa bao gồm những phúc lợi khác.
Trước băn khoăn của một số bạn trẻ về việc liệu Java có còn là mảnh đất màu mỡ để theo đuổi, các khách mời đã đưa ra góc nhìn từ nhu cầu thực tế của những công ty phát triển phần mềm. Anh Tích Hoàng cho biết "Tại CMC Global, số lượng các dự án phát triển hệ thống sử dụng Java vẫn chiếm tỉ lệ cao, đặc biệt là các hệ thống với quy mô sử dụng toàn cầu. Trong năm tài chính 2022, CMC Global có kế hoạch tuyển dụng lên đến 500 lập trình viên Java để đáp ứng nguồn lực cho các dự án trọng điểm. Không chỉ quy mô tuyển dụng lớn, công ty cũng sẵn sàng đưa ra mức thu nhập và đãi ngộ thuộc top đầu để thu hút nhân tài trên thị trường".
Nhiều hoạt động cộng đồng dành riêng cho các lập trình viên Java cũng được CMC Global đầu tư, tổ chức, như Code & CTF Challenge 2022: Java Stage – cuộc thi trực tuyến về lập trình và giải thuật sẽ diễn ra vào cuối tháng 9 tới đây.
Anh Nguyễn Thế Hưng chia sẻ quan điểm "Bất cứ hệ thống nào cũng sẽ những vấn đề cơ bản cần xử lý, và ngôn ngữ lập trình cũng chỉ là một trong những công cụ để bạn giải quyết bài toán đó." Trong khuôn khổ talkshow, các khách mời cũng đồng quan điểm rằng điều quan trọng hơn cả của một kỹ sư phần mềm vẫn là học cách tư duy, không chỉ đơn thuần hạn chế mình trong Java hay bất kì một ngôn ngữ lập trình nào.
GenK.
IT Software Engineer (Long Thanh IZ)
Công ty TNHH framas Korea Vina
Location: Đồng Nai
Salary: Competitive
FrontEnd Developer (ReactJS, VueJS, HTML)
Location: Hồ Chí Minh
Salary: 10 Mil - 16 Mil VND
Location: Hồ Chí Minh
Salary: Competitive
CÔNG TY TNHH BẢO HIỂM NHÂN THỌ MB AGEAS
Location: Hà Nội
Salary: Competitive
Tổng công ty Xây dựng số 1 – CTCP
Location: Hồ Chí Minh
Salary: Competitive
Mobile Developer Junior (Mạnh Flutter)
Công Ty Cổ Phần Phương Tiện Điện Thông Minh Selex
Location: Hà Nội
Salary: 800 - 1,500 USD
Junior Mobile Developer (Flutter)
Công Ty Cổ Phần Phương Tiện Điện Thông Minh Selex
Location: Hà Nội
Salary: 1,000 - 1,500 USD
Location: Bình Dương
Salary: 15 Mil - 23 Mil VND
Senior Frontend Developer (React)
Location: Hồ Chí Minh
Salary: 1,000 - 3,000 USD
Location: Hồ Chí Minh
Salary: 20 Mil - 35 Mil VND