Hello,

Sign in to find your next job.

Blog IT

Cũng được Softbank đầu tư, tung hô như một \'ngôi sao\', lĩnh vực hoạt động gần như giống hoàn toàn, liệu tương lai Grab có mờ mịt, ngập chìm trong thua lỗ giống Uber?

Cũng được Softbank đầu tư, tung hô như một \'ngôi sao\', lĩnh vực hoạt động gần như giống hoàn toàn, liệu tương lai Grab có mờ mịt, ngập chìm trong thua lỗ giống Uber?

Việc CEO Softbank Masayoshi Son thăm Indonesia vào tháng 6 vừa qua và hứa sẽ đầu tư 2 tỷ USD vào đất nước này thông qua startup công nghệ Grab dường như đã trở thành một ký ức khá xa xôi. Khi ấy Grab còn cam kết sẽ xây dựng một "trụ sở thứ 2" tại Jakarta.

Đã 3 tháng kể từ thời điểm đó, Softbank - nhà đầu tư lớn nhất vào Grab với 3 tỷ USD đang phải vật lộn với những bê bối không hồi kết của Uber, WeWork - đều là những công ty mà tập đoàn này đã rót số vốn khổng lồ. Hậu quả là, Softbank lần đầu tiên chịu lỗ trong 14 năm, "mất trắng" 6,5 tỷ USD trong 3 tháng, lợi nhuận của năm ngoái gần như bị xóa sạch. Bây giờ, thay bằng những viễn cảnh viển vông, hay ho cho tương lai, Softbank tập trung hơn vào mục tiêu làm sao để có lãi đối với tất cả các khoản đầu tư của mình.

Cũng được Softbank đầu tư, tung hô như một ngôi sao, lĩnh vực hoạt động gần như giống hoàn toàn, liệu tương lai Grab có mờ mịt, ngập chìm trong thua lỗ giống Uber? - Ảnh 1.
 

"Bạn phải có một doanh nghiệp có ý nghĩa"- Rajeev Misra – người đang phụ trách quỹ Vision Fund của Softbank nói vào tháng trước. "Những lời nói kiểu như 'mọi người thấy không, chúng tôi đang phá hủy cả một ngành công nghiệp bằng một mô hình kinh doanh hoàn toàn mới' không còn tác dụng nữa".

Điều đó có nghĩa là, Grab - công ty được định giá tới 14 tỷ USD theo CB Insights, sẽ phải nỗ lực nhiều hơn nữa để nghĩ cách làm sao có lợi nhuận – câu hỏi chung của tất cả các startup công nghệ khác trên khắp châu Á.

Trong khi đó, đối thủ của Grab là Uber – đơn vị cũng được chống lưng bởi Softbank tiếp tục gây thất vọng các nhà đầu tư. Giá cổ phiếu của họ đã giảm 6% sau phiên giao dịch ngày thứ 2 sau khi công bố một khoản lỗ khổng lồ tới hơn 1 tỷ USD chỉ trong riêng quý 3 năm nay. Trong trường hợp như vậy, nhiều người không khỏi hoài nghi liệu tương lai Grab có mờ mịt như Uber hay không khi mà các lĩnh vực hoạt động của 2 công ty gần như là giống nhau và lời hứa về việc có lãi luôn được chuyển từ năm này qua năm khác?

Trên thực tế, sự cạnh tranh thì ngày một tăng ở thị trường chính của Grab là Đông Nam Á. Nhà sáng lập của Gojek – đối thủ cạnh tranh của Grab gần đây rời công ty để tham gia vào chính trường. Điều này xét theo một góc độ nào đó rất có thể tạo lợi thế cho Gojek so với Grab.

Việc có nhà sáng lập ở trong nội các là "bằng chứng cho thấy Gojek đang được chính phủ Indonesia rất trân trọng".

Trong những thay đổi như vậy, Grab đã điều chỉnh chiến lược, tập trung vào việc phát triển một vài mảng kinh doanh mang lại biên lợi nhuận cao hơn, đặc biệt là ở mảng giao đồ ăn và sức khỏe.

Ngày 30/10, họ đã cho ra mắt mảng kinh doanh mới là GrabFood Signature tại Indonesia, trong đó Grab và 60 các đối tác của họ phát triển một "thực đơn độc quyền" chỉ có mặt trên ứng dụng Grab.

Những menu độc quyền này sẽ tạo ra biên lợi nhuận cao hơn cho Grab so với menu bình thường. Grab cung cấp cho các nhà hàng số liệu và xu hướng người tiêu dùng để phát triển menu.

Grab bắt đầu mảng kinh doanh giao đồ ăn vào năm 2016 và hiện đã hoạt động tại Singapore, Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Việt Nam và Philippines. Công ty tuyên bố họ là ứng dụng giao đồ ăn được dùng nhiều nhất tại tất cả những quốc gia kể trên trong quý 2 của năm.

"Giao đồ ăn đang đẩy nhanh tốc độ tiến tới mục tiêu có lãi của chúng tôi", Lim Kell Jay – Giám đốc khu vực mảng giao đồ ăn Grab nói.

Grab đang tìm kiếm tiềm năng kinh doanh ngoài mảng giao đồ ăn. Họ cũng bỏ ngỏ khả năng gia nhập vào các thị trường mới, như Myanmar và Campuchia – nơi hiện không có dịch vụ giao đồ ăn. Hiện tại, mảng đồ ăn chiếm 20% tổng giá trị hàng hóa của công ty nhưng "đồ ăn có thể vượt mảng gọi xe trong tương lai".

"Trong bối cảnh việc đô thị hóa gia tăng và giờ làm việc dài hơn tại Đông Nam Á – người dân sẽ có ít thời gian để nấu nướng hơn – sự tiện lợi của giao đồ ăn hiện đã rất được quan tâm", theo Joongshik Wang – đối tác tại EY Finance nói.

Kích thước thị trường dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến tại Đông Nam Á đang được kỳ vọng vượt 3,4 tỷ USD trong năm nay, tăng 30% so với năm 2018.

Tuy nhiên, thị trường cạnh tranh đang là thách thức lớn cho Grab, theo Jeffrey Funk – một giáo sư tại Đại học quốc gia Singapore nói. Ông cho rằng việc giảm cạnh tranh như kết quả của độc quyền có thể giúp Grab kiếm được tiền "nhưng không có nghĩa là mảng giao đồ ăn của Grab sẽ trở thành con gà đẻ trứng vàng trong tương lai".

Cũng được Softbank đầu tư, tung hô như một ngôi sao, lĩnh vực hoạt động gần như giống hoàn toàn, liệu tương lai Grab có mờ mịt, ngập chìm trong thua lỗ giống Uber? - Ảnh 2.
 

So sánh vị thế của Grab với đối thủ cạnh tranh trong mảng giao đồ ăn ở một số thị trường.

Trong khi Grab nhắm tới trở thành siêu ứng dụng số 1 tại khu vực - tức là cung cấp rất nhiều dịch vụ khác nhau thì việc cho ra đời dịch vụ mới đang trở nên khó khăn hơn trước bởi các đối thủ cạnh tranh đều phát triển trong mỗi lĩnh vực trong những năm qua.

Tháng trước, Grab đã thử nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe qua điện thoại cho người dùng Indonesia, hơn 1 năm sau khi tuyên bố vào tháng 8 năm ngoái. Kế hoạch ban đầu của công ty là cho ra đời "tại một vài quốc gia có chọn lọc trong quý đầu tiên của năm 2019".

Tại Indonesia, các startup chăm sóc sức khỏe như Halodoc đã tham gia thị trường trước Grab, vì vậy sẽ không thể dễ dàng cho Grab sớm có vị thế cạnh tranh.

CEO Halodoc Jonathan Sudharta nói trong một bài phỏng vấn tới tờ Nikkei vào năm 2018 rằng mảng kinh doanh chăm sóc sức khỏe không chỉ yêu cầu sự am hiểu về địa phương mà còn cần đến mối quan hệ với chính phủ và sự nhận thức của công chúng, nhìn chung nó "rất khác so với thương mại điện tử thông thường hay lĩnh vực gọi xe".

Nói về sự cạnh tranh của các siêu ứng dụng trong khu vực, chuyên gia Wang của EY nói rằng các startup nhận được đầu tư tốt có thể vẫn tiếp tục tìm cách mở rộng và phát triển thị phần. "Tuy nhiên, trong tương lai gần, chúng tôi vẫn kỳ vọng hơn vào nỗ lực tiến tới con đường có lợi nhuận của họ".

Một người phát ngôn của Grab bình luận: "Chúng tôi có thể có lãi trong một mảng kinh doanh nào đó… Với những mảng chưa có lãi, chúng tôi có lộ trình rõ ràng để tiến tới cột mốc này".

Tương tự, Gojek cũng sẽ đối mặt với sự khắt khe hơn khi các nhà đầu tư lo lắng về sự rời đi của Makarim và tập trung nhiều hơn vào lợi nhuận.

Gojek sẽ "tiến hành một cách tiếp cận có tính toán hơn. Hiện tại chúng tôi đang trong một giai đoạn khác và chúng tôi sẽ điều chỉnh hoạt động một cách phù hợp", CEO mới của Gojek khẳng định.

Nguồn: Genk.vn

Tag Grab

Similar blogs