Hello,

Sign in to find your next job.

Blog IT

Cuộc sống bí mật của những sinh viên đào coin ở học viện công nghệ hàng đầu nước Mỹ

Cuộc sống bí mật của những sinh viên đào coin ở học viện công nghệ hàng đầu nước Mỹ

Mark là sinh viên 52 tại đại học MIT Cambridge Massachusetts khi cậu bắt đầu đào tiền số một cách tình cờ.

Tháng 11/2016, Mark bắt gặp NiceHash, chợ online kết nối giữa các thợ mỏ và người mua - những người sẵn sàng muốn thuê nguồn lực cho mục đích đào coin. Có card đồ họa, máy tính của cậu đủ mạnh để bắt đầu. Nhìn thấy việc này có thể mang về chút tiền, Mark tải phần mềm mining của NiceHash về máy và bắt đầu đào coin cho những người mua ngẫu nhiên, đổi lại sẽ được trả công bằng bitcoin. Chỉ trong vài tuần, cậu nhanh chóng lấy lại được 120USD đã bỏ ra để mua card đồ họa, thậm chí còn có thể mua thêm 1 chiếc khác giá 200 USD.

 

Mark còn đào cả ether - đồng tiền nổi bật nhất trong các altcoin. Để tăng thêm sức mạnh cho máy tính của mình, cậu xin vài chiếc máy tính để bàn mà giáo sư cho là “rất tồi tệ và chỉ giống như một đống sắt vụn. Theo Mark, chỉ cần lắp card đồ họa thích hợp thì những chiếc máy tính này sẽ hoạt động tốt.

Mỗi lần đào đủ ether để bù chi phí, cậu lại mua card mới và đổi số tiền còn lại sang bitcoin để cất giữ. Đến tháng 3/2017, Mark có 7 máy tính đào ether 24/24 giờ trong phòng ký túc. Tháng 9 tổng lợi nhuận mà cậu thu được đủ để mua 1 bitcoin (lúc đó có giá khoảng 4.500 USD). Nhờ đà tăng giá của bitcoin và đa dạng hơn danh mục đầu tư, cậu có khoảng 20000 USD.

 

Trên khắp thế giới có rất nhiều sinh viên giống như Mark. Bình thường thì hóa đơn điện chiếm tỷ trọng lớn nhất trong chi phí đào tiền số và đó cũng là lý do tại sao các mỏ đào thường được đặt ở Trung Quốc, nhưng MIT sẽ trả hóa đơn điện cho Mark mà không hề hay biết.

Phóng viên của Quartz đã gặp 7 thợ mỏ sinh viên khác đang sống ở Mỹ, Canada và Singapore. Ban đầu các em làm điều này vì nó khá thú vị và cũng đem lại chút lãi. Khi quy mô càng lớn thì mối quan tâm của họ đến tiền số và công nghệ blockchain cũng tăng lên. Đào tiền số là “cánh cổng” bất ngờ để khám phá công nghệ được cho là sẽ thay đổi hoàn toàn cuộc sống của chúng ta.

Năm 2013, trong cơn sốt gần nhất của bitcoin cũng rộ lên thông tin về những sinh viên làm thợ mỏ. Dường như những mỏ đào coin ở các phòng ký túc xá sẽ mãi mãi biến mất khi bong bóng xì hơi. Nhưng ở thời điểm hiện tại, đào altcoin (trong đó có ethereum) đang giúp các hoạt động đào tiền số trên quy mô nhỏ nở rộ.

Khi đào tiền số, sức mạnh của hệ thống máy tính và chi phí điện năng thấp sẽ là vua. Các thợ mỏ trên khắp thế giới cạnh tranh với nhau để giải những bài toán phức tạp để có cơ hội nhận về tiền số. Do đó máy tính của bạn càng mạnh thì cơ hội bạn nhận về nhiều đồng tiền càng lớn.

Sử dụng điện miễn phí và lượng nhiệt tỏa ra khổng lồ

Ở thời điểm hiện tại, để có lãi khi đào bitcoin, bạn cần đến chip ASIC được thiết kế chuyên biệt cho việc cày Bitcoin, đem đến sức mạnh gấp 100.000 lần so với 1 máy tính để bàn tiêu chuẩn được trang bị vài card đồ họa. Nhưng loại chip này rất đắt với giá có thể lên đến vài nghìn USD và chúng cũng ngốn rất nhiều điện.

Ngược lại, những đồng altcoin như ethereum là loại “kháng cự ASIC” vì không tồn tại các chip ASIC được thiết kế để đào ether. Thay vì chỉ phụ thuộc vào CPU của máy tính, các thợ mỏ kết hợp CPU với card đồ họa thành các chip xử lý đồ họa GPU để tăng thêm sức mạnh. Trong khi các CPU chỉ được thiết kế để giiar quyết 1 vấn đề 1 lúc, GPU được thiết kế để xử lý thông tin đa luồng và do đó làm gia tăng đáng kể cơ hội đào được coin.

Hầu hết các sinh viên mà Quartz phỏng vấn đào altcoin bằng máy tính cá nhân có trang bị card đồ họa, thậm chí một số còn sử dụng laptop. Phần lớn đã có sẵn card đồ họa để chơi game hoặc phục vụ các mục đích khác trước khi nhận ra rằng máy tính của mình đủ điều kiện để đào tiền số.

Theo tính toán của Mark, 4 trong tổng số 35 sinh viên khác ở cùng tầng với cậu cũng có dàn “trâu” cày tiền số. Không giống như Mark, hầu hết chỉ sử dụng 1 máy tính duy nhất trang bị 1 hoặc 2 card đồ họa. Những sinh viên này rất thận trọng để không bị phát hiện, đồng thời MIT cũng chỉ kiếm soát lượng điện của cả tòa chứ không phải từng cá nhân cụ thể.

Tuy không phải trả tiền điện, những thợ đào sinh viên như Mark vẫn phải trả giá bằng sự không thoải mái. Dù không bật lò sưởi và lúc này đang là giữa mùa đông ở Boston, nhiệt độ trong phòng của Mark vẫn rất cao, giống như đang bật 1 cái lò sưởi 2.000 watt chạy suốt ngày đêm. Đến mùa hè thì thực sự là phòng quá nóng đến mức không thể chịu đựng được.

 

Được và mất chỉ trong nháy mắt

Trong thế giới tiền số mà mọi thứ đều biến động theo cách quá nhanh, quá nguy hiểm, bạn có thể kiếm được cả gia tài chỉ trong 1 ngày nhưng cũng có thể mất nhiều hơn thế trong ngày tiếp theo. Ngoài rủi ro biến động giá thì nguy cơ bị lừa đảo và bị hack cũng hiển hiện rõ ràng.

Ngày 6/12/2017, các hacker đã xâm nhập vào NiceHash, nền tảng đầu tiên mà Mark tiếp xúc và dẫn cậu đến với hoạt động đào tiền số, đã bị ăn cắp 4.736,42 bitcoin trị giá hơn 60 triệu USD tính theo giá lúc đó. Mark từng quay lại NiceHash sau khi đào ether nhưng may mắn là chỉ mất số bitcoin trị giá gần 300 USD. Tuy nhiên Rahul, người vừa tốt nghiệp Stanford, mất nhiều hơn thế. Tháng 12/2013, anh chi vài nghìn USD mua chip ASIC đào bitcoin. Chỉ sau 3 tháng, số bitcoin đào được đã có giá trị khoảng 10.000 USD tính theo mức giá lúc đó. Tự tin rằng giá sẽ còn tiếp tục tăng, Rahul mua thêm 10.000 USD bitcoin nữa và gửi tất cả ở Mt. Gox, sàn giao dịch bitcoin lớn nhất và đáng tin cậy nhất thế giới. Tháng 2/2014, Mt. Gox bị hack và mất 740.000 bitcoin. Sàn giao dịch của Nhật Bản tuyên bố phá sản và Rahul mất tất cả.

Mặc dù đào tiền số từ phòng ký túc xá nghe có vẻ manh mún, hoạt động này đang tạo ra 1 thế hệ mới các chuyên gia về tiền số. Nhiều thợ mỏ này cho biết những kinh nghiệm đem đến nhiều bài học quan trọng về công nghệ và cả lợi nhuận.

Abouzeid ở Babson là 1 ví dụ. Cậu biết đến tiền số từ tháng 12/2013, khi còn đang là học sinh trung học. Bạn bè giới thiệu cho Abouzeid về dogecoin, đồng altcoin sinh ra từ 1 hình chế nổi tiếng trên mạng và bắt đầu đào đồng tiền số này. Tháng 1/2014, các nhà phát triển dogecoin huy động được 30.000 USD để tài trợ chi phí cho đội trượt tuyết Jamaica tới dự Olympic mùa đông ở Sochi. 2 tháng sau, dự án này tiếp tục huy động được 55.000 USD tài trợ cho 1 tay đua trong giải đua xe NASCAR Sprint Cup Series. Hai ví dụ này giúp Abouzeid nhận ra sức mạnh của tiền số.

Vài tháng sau khi bắt đầu đào tiền số ngay tại phòng ký túc, Akash Nath, cựu sinh viên ĐH Boston đã cùng với vài người bạn học khởi động dự án sàn giao dịch các sản phẩm phái sinh bitcoin có tên gọi Alt-Options. Tháng 4/2016, các nhà sáng lập bán Alt-Options và kiếm được một khoản tiền khá lớn trước cả khi tốt nghiệp.

Năm nay 23 tuổi, ở thời điểm hiện tại Nath đang điều hành 1 công ty không liên quan gì đến tiền số nhưng vẫn duy trì những mối quan hệ trong cộng đồng yêu thích tiền số và công nghệ blockchain. Nath cho biết nếu quay trở lại với thế giới này, cậu sẽ đào tạo những người mới vì rõ ràng hiện nay có quá ít nguồn lực để làm việc này.

Tiền số sẽ thay đổi cách chúng ta kinh doanh ra sao vẫn là vấn đề chưa một ai có thể hiểu cặn kẽ, nhưng các chuyên gia đều dự đoán đó sẽ là 1 cuộc cách mạng. Còn đối với Abouzeid, công nghệ blockchain sẽ làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn. “Tôi không biết khi nào và bằng cách nào, cũng không biết bitcoin, ethereum hay đồng tiền số nào sẽ phát triển mạnh nhất, nhưng tôi yêu thích tiền số và đó là lĩnh vực mang đến niềm vui”, Abouzeid nói.

 

Nguồn: Genk.vn

Similar blogs

Hot Blogs