Hello,

Sign in to find your next job.

Blog IT

Đánh giá hiệu năng gaming Exynos 2100 trên Galaxy S21: Có cải thiện hơn, nhưng vẫn chưa thể sánh bằng Snapdragon

Đánh giá hiệu năng gaming Exynos 2100 trên Galaxy S21: Có cải thiện hơn, nhưng vẫn chưa thể sánh bằng Snapdragon

Ngày 14/1 vừa qua, Samsung đã chính thức trình làng dòng smartphone cao cấp Galaxy S21 tại Việt Nam, bao gồm Galaxy S21 5G, Galaxy S21+ 5G và Galaxy S21 Ultra 5G. Cả ba chiếc điện thoại này đều được trang bị vi xử lý Exynos 2100 mạnh mẽ nhất hiện nay của Samsung, đồng thời cũng là chipset thứ hai được sản xuất trên tiến trình 5nm EUV.

Exynos 2100 sử dụng nhân Cortex-X1 hiệu năng cao mới của ARM, với tốc độ xung nhịp lên đến 2.9GHz. Bên cạnh đó, nó còn có ba nhân Cortex-A78 và bốn nhân Cortex-A55 tiết kiệm điện năng. Theo Samsung, CPU của Exynos 2100 nhanh hơn đến 30% so với Exynos 990 khi xử lý các tác vụ đa nhân, trong khi GPU Mali-G78 đi kèm có hiệu suất đồ họa cao hơn 40%.

Đánh giá hiệu năng gaming Exynos 2100 trên Galaxy S21: Có cải thiện hơn, nhưng vẫn chưa thể sánh bằng Snapdragon - Ảnh 1.

Galaxy S21+ với vi xử lý Exynos 2100, GPU Mali-G78 và bộ nhớ UFS 3.1

Bên cạnh Exynos 2100, dòng Galaxy S21 cũng có phiên bản chạy chip Snapdragon 888 nhưng chỉ được bán ra tại Mỹ và Trung Quốc. Xét về mặt hiệu năng, Exynos 2100 được giới công nghệ đánh giá là vượt trội hơn Snapdragon 865, ngang ngửa so với Snapdragon 888.

Để kiểm chứng điều đó, chúng tôi sẽ thực hiện một số thử nghiệm để đánh giá hiệu năng chơi game của Samsung Galaxy S21+. Đầu tiên là bài kiểm tra benchmark bằng 3 phần mềm chấm điểm hiệu năng tổng quan phổ biến nhất hiện nay - AnTuTu, Geekbench và 3DMark.

Điều kiện thử nghiệm: Trong nhà với nhiệt độ khoảng 18°C, màn hình của Galaxy S21+ được đặt ở độ phân giải 2K và tần số quét 120Hz. Thiết bị mà chúng tôi sử dụng đang chạy bản build RP1A.200720.012.G996BXXU1AUA4m, giao diện One UI 3.1 và hệ điều hành Android 11.

- AnTuTu: 643.282 điểm, bao gồm 180.475 điểm CPU, 268.932 điểm GPU, 108.968 điểm Memory và 84.907 điểm UX (User Experience - Trải nghiệm người dùng).

Đánh giá hiệu năng gaming Exynos 2100 trên Galaxy S21: Có cải thiện hơn, nhưng vẫn chưa thể sánh bằng Snapdragon - Ảnh 2.

Galaxy S21+ (Exynos 2100 + Mali G78) đạt được 643.282 điểm AnTuTu, thấp hơn khoảng 40.000 điểm so với Mi 11 (Snapdragon 888 + Adreno 660).

Mặc dù kết quả không ấn tượng bằng Mi 11, tuy nhiên chiếc Galaxy S21+ mà chúng tôi sử dụng chỉ tăng 6.1°C và tụt 4% pin sau một lần test. Trong khi đó, Mi 11 tăng đến 8°C và tụt 6% pin, tức nóng và tiêu thụ nhiều điện năng hơn so với Galaxy S21+.

- Geekbench: 1088 điểm đơn nhân và 3542 điểm đa nhân (CPU), 7409 điểm OpenCL và 6428 điểm OpenCL (GPU).

Đánh giá hiệu năng gaming Exynos 2100 trên Galaxy S21: Có cải thiện hơn, nhưng vẫn chưa thể sánh bằng Snapdragon - Ảnh 3.

Exynos 2100 (trên Galaxy S21+) có điểm đơn nhân thấp hơn 9%, đa nhân thấp hơn 3.6% so với Snapdragon 888 (trên Mi 11).

Đánh giá hiệu năng gaming Exynos 2100 trên Galaxy S21: Có cải thiện hơn, nhưng vẫn chưa thể sánh bằng Snapdragon - Ảnh 4.

Mặc dù vậy, dựa trên so sánh của Geekbench, có thể thấy rằng Exynos 2100 vẫn mạnh hơn rất nhiều so với các mẫu chipset Android cao cấp khác ở thời điểm hiện tại (Snapdragon 865, Exynos 990...)

Đánh giá hiệu năng gaming Exynos 2100 trên Galaxy S21: Có cải thiện hơn, nhưng vẫn chưa thể sánh bằng Snapdragon - Ảnh 5.

GPU đi kèm Exynos 880 là Mali-G78, có điểm Vulkan là 6428 và điểm OpenCL là 7409 - cao hơn so với 4243 điểm Vulkan và 4623 điểm OpenCL của Adreno 660 trên Snapdragon 888.

- Benchmark GPU với 3DMark Wild Life (20 lần test): Cao nhất 5861 điểm, thấp nhất 3705 điểm, FPS trung bình 33.8, độ ổn định đạt 63.2%.

3DMark cho biết GPU Mali-G78 đi kèm Exynos 2100 mạnh hơn 8% so với GPU tích hợp trên con chip A13 Bionic của Apple (được sử dụng trên dòng iPhone 11).

Đánh giá hiệu năng gaming Exynos 2100 trên Galaxy S21: Có cải thiện hơn, nhưng vẫn chưa thể sánh bằng Snapdragon - Ảnh 6.

Trong lần test đầu tiên, Galaxy S21+ thu được tổng điểm 5640 và FPS trung bình 33.8 - cao hơn đôi chút so với Mi 11.

Đánh giá hiệu năng gaming Exynos 2100 trên Galaxy S21: Có cải thiện hơn, nhưng vẫn chưa thể sánh bằng Snapdragon - Ảnh 7.

Độ ổn định chỉ ở mức 63.2%, đồng thời điểm số thu được cũng giảm mạnh sau 20 lần test.

Sau khi test 20 lần liên tục (stress test), thống kê từ phần mềm 3DMark cho thấy Galaxy S21+ (với chip Exynos 2100 và GPU Mali-G78) đạt được điểm số cao nhất là 5861, thấp nhất là 3705 và độ ổn định ở mức 63.2%.

Nếu so sánh, có thể thấy rằng chiếc điện thoại này kém ổn định hơn khá nhiều so với Mi 11 (dùng chip Snapdragon 888 và GPU Adreno 660) khi hoạt động liên tục trong thời gian dài. Mi 11 đạt được điểm số cao nhất là 5607, thấp nhất 5077 và độ ổn định ở mức 90.5%.

Đánh giá hiệu năng gaming Exynos 2100 trên Galaxy S21: Có cải thiện hơn, nhưng vẫn chưa thể sánh bằng Snapdragon - Ảnh 8.

Điểm số của Galaxy S21+ giảm mạnh ở lần test thứ 12, với FPS nằm trong khoảng từ 13 - 44.

Ở phần tiếp theo, chúng ta sẽ chơi thử 4 tựa game đang khá hot hiện nay là LMHT: Tốc Chiến, Liên Quân Mobile, PUBG Mobile và Genshin Impact. Số khung hình trên giây (FPS) trong trò chơi sẽ được hiển thị ở góc phía trên bên trái màn hình. Ngoài ra, chúng tôi cũng sử dụng phần mềm PerfDog để theo dõi chỉ số FPS trong suốt quá trình chơi game.

Liên Minh Huyền Thoại: Tốc Chiến

Bài thử nghiệm đầu tiên bắt đầu với LMHT: Tốc Chiến, tựa game moba cho di động nổi tiếng của Riot Games. Đây cũng là một trong những trò chơi mà có lẽ sẽ được rất nhiều bạn trẻ quan tâm, sử dụng để làm tiêu chí lựa chọn smartphone ở thời điểm hiện tại.

Đánh giá hiệu năng gaming Exynos 2100 trên Galaxy S21: Có cải thiện hơn, nhưng vẫn chưa thể sánh bằng Snapdragon - Ảnh 9.

Ở mức đồ họa cao nhất, Samsung Galaxy S21+ có thể dễ dàng đạt được 60 FPS.

Đánh giá hiệu năng gaming Exynos 2100 trên Galaxy S21: Có cải thiện hơn, nhưng vẫn chưa thể sánh bằng Snapdragon - Ảnh 10.

Tốc độ khung hình dao động từ 58 - 60 FPS trong suốt quá trình chơi game.

Đánh giá hiệu năng gaming Exynos 2100 trên Galaxy S21: Có cải thiện hơn, nhưng vẫn chưa thể sánh bằng Snapdragon - Ảnh 11.

Thông số thiết lập của trò chơi LMHT: Tốc Chiến được sử dụng trong bài test.

Galaxy S21+ có thể dễ dàng đạt được 60 FPS khi chơi tựa game LMHT: Tốc Chiến với cấu hình max setting (tất cả thiết lập đều ở mức cao, bật "Hậu kỳ" và "Hoạt ảnh giao diện"). Trong những pha giao tranh, tốc độ khung hình có đôi lúc tụt xuống 58-59 FPS, nhưng hiện tượng này chỉ xảy ra trong thời gian ngắn và không ảnh hưởng đến trải nghiệm.

Đánh giá hiệu năng gaming Exynos 2100 trên Galaxy S21: Có cải thiện hơn, nhưng vẫn chưa thể sánh bằng Snapdragon - Ảnh 12.

Biểu đồ FPS khi chơi LMHT: Tốc Chiến ở mức đồ họa cao nhất trên Galaxy S21+ (FPS trung bình ~59.8)

Liên Quân Mobile

Ra mắt từ cuối năm 2016, Liên Quân Mobile vẫn có lượng người chơi cực kỳ đông đảo và là một trong những trò chơi yêu thích của không ít bạn trẻ hiện nay.

Giống như LMHT: Tốc Chiến, tựa game này không đòi hỏi nhiều về đồ họa hay cấu hình phần cứng quá cao. Thay vào đó, người chơi cần có một kết nối mạng tốt, liên tục và ổn định để tránh tình trạng giật lag, mất kết nối khi đang chơi game.

Đánh giá hiệu năng gaming Exynos 2100 trên Galaxy S21: Có cải thiện hơn, nhưng vẫn chưa thể sánh bằng Snapdragon - Ảnh 13.

Đối với Liên Quân Mobile, Samsung Galaxy S21+ dễ dàng đạt được 60 FPS ở mức đồ họa cao nhất.

Đánh giá hiệu năng gaming Exynos 2100 trên Galaxy S21: Có cải thiện hơn, nhưng vẫn chưa thể sánh bằng Snapdragon - Ảnh 14.

Tốc độ khung hình ổn định ở mức 69 - 60 FPS trong suốt trận đấu.

Đánh giá hiệu năng gaming Exynos 2100 trên Galaxy S21: Có cải thiện hơn, nhưng vẫn chưa thể sánh bằng Snapdragon - Ảnh 15.

Thông số thiết lập của trò chơi Liên Quân Mobile được sử dụng trong bài test.

Người dùng Galaxy S21+ có thể thiết lập các thông số trong trò chơi Liên Quân Mobile ở mức max setting (bao gồm "FPS cao", "Độ phân giải HD - Siêu cao", "Chất lượng hình ảnh - HD""Chất lượng chi tiết - Cao").

Trong suốt quá trình chơi Liên Quân Mobile, máy cho FPS cực kỳ ổn định. Thống kê từ phần mềm PerfDog cho thấy tốc độ khung hình trung bình mà Galaxy S21+ đạt được khi chơi tựa game này là 59.8 FPS.

Đánh giá hiệu năng gaming Exynos 2100 trên Galaxy S21: Có cải thiện hơn, nhưng vẫn chưa thể sánh bằng Snapdragon - Ảnh 16.

Biểu đồ FPS khi chơi Liên Quân Mobile ở mức đồ họa cao nhất trên Galaxy S21+ (FPS trung bình ~59.8)

PUBG Mobile

Bài thử nghiệm thứ ba tiếp tục với PUBG Mobile, phiên bản di động của tựa game nổi tiếng PlayerUnknown’s Battlegrounds trên PC. So với LMHT: Tốc Chiến và Liên Quân Mobile, có thể nói rằng PUBG Mobile "nặng" hơn khá nhiều và yêu cầu cấu hình phần cứng cũng khá cao.

Mặc dù sở hữu hiệu năng cực kỳ mạnh mẽ, tuy nhiên Galaxy S21+ không thể đặt Graphics (Chất lượng hình ảnh) trong tựa game PUBG Mobile ở mức Ultra HD. Người dùng chỉ có thiết lập đồ họa ở mức tối đa là "Graphics - Ultra HD""Frame Rate - Ultra" (giới hạn 50 FPS).

Đánh giá hiệu năng gaming Exynos 2100 trên Galaxy S21: Có cải thiện hơn, nhưng vẫn chưa thể sánh bằng Snapdragon - Ảnh 17.

Galaxy S21+ không thể đặt chất lượng hình ảnh ở mức Ultra HD

Đánh giá hiệu năng gaming Exynos 2100 trên Galaxy S21: Có cải thiện hơn, nhưng vẫn chưa thể sánh bằng Snapdragon - Ảnh 18.

Mức đồ họa cao nhất của PUBG Mobile có thể thiết lập trên Samsung Galaxy S21+

Có lẽ ở thời điểm hiện tại, Exynos 2100 vẫn chưa được tối ưu cho PUBG Mobile. Trước đó, chúng tôi từng thử nghiệm trên Xiaomi Mi 11 (chạy chip Snapdragon 888) và Xiaomi Mi 10 (chạy chip Snapdragon 865) thì cả hai chiếc smartphone này đều có thể bật chế độ Ultra HD, cũng như HDR với tốc độ khung hình Extreme - 60 FPS trong tựa game PUBG Mobile.

Đánh giá hiệu năng gaming Exynos 2100 trên Galaxy S21: Có cải thiện hơn, nhưng vẫn chưa thể sánh bằng Snapdragon - Ảnh 19.

Xiaomi Mi 11 có thể bật Ultra HD, cũng như HDR với tốc độ khung hình ở mức Extreme (giới hạn 60 FPS).

Một điều quan trọng mà bạn đọc cần lưu ý là Galaxy S21+ được trang bị màn hình 120Hz, tuy nhiên ngay cả khi đặt Graphics (Chất lượng hình ảnh) ở mức thấp nhất là Smooth, Frame Rate (Tốc độ khung hình) vẫn bị giới hạn ở 60 FPS (Extreme).

Để có được chỉ số FPS cao nhất, chúng tôi sẽ đặt Graphics (Chất lượng hình ảnh) ở mức Smooth Frame Rate (Tốc độ khung hình) cao nhất có thể là Extreme.

Đánh giá hiệu năng gaming Exynos 2100 trên Galaxy S21: Có cải thiện hơn, nhưng vẫn chưa thể sánh bằng Snapdragon - Ảnh 20.

Thông số thiết lập của trò chơi PUBG Mobile được sử dụng trong bài test.

Đánh giá hiệu năng gaming Exynos 2100 trên Galaxy S21: Có cải thiện hơn, nhưng vẫn chưa thể sánh bằng Snapdragon - Ảnh 21.

Sau khi tải xong bản đồ, Galaxy S21+ bắt đầu với 60 khung hình mỗi giây.

Đánh giá hiệu năng gaming Exynos 2100 trên Galaxy S21: Có cải thiện hơn, nhưng vẫn chưa thể sánh bằng Snapdragon - Ảnh 22.

Trong quá trình nhảy dù, tốc độ khung hình của trò chơi dao động từ 58 - 60 FPS.

Đánh giá hiệu năng gaming Exynos 2100 trên Galaxy S21: Có cải thiện hơn, nhưng vẫn chưa thể sánh bằng Snapdragon - Ảnh 23.

Khi tiếp đất, FPS bị tụt xuống 55 - 56 nhưng lên lại 60 rất nhanh.

Đánh giá hiệu năng gaming Exynos 2100 trên Galaxy S21: Có cải thiện hơn, nhưng vẫn chưa thể sánh bằng Snapdragon - Ảnh 24.

Trong suốt trận đấu, tốc độ khung hình ổn định ở mức 58 - 60 FPS.

Đánh giá hiệu năng gaming Exynos 2100 trên Galaxy S21: Có cải thiện hơn, nhưng vẫn chưa thể sánh bằng Snapdragon - Ảnh 25.

Tuy nhiên, khi di chuyển bằng xe, máy đôi khi hơi "giật lag" và thậm chí còn tụt xuống hẳn 51 - 52 FPS.

Thống kê từ phần mềm PerfDog cho thấy tốc độ khung hình trung bình chiếc điện thoại này đạt được khi chơi PUBG Mobile ở mức đồ họa "Graphics - Smooth""Frame Rate - Extreme" là 59.3 FPS.

Rõ ràng, con chip Exynos 2100 trên Galaxy S21+ tỏ ra hơi yếu thế trước tựa game PUBG Mobile - một phần có lẽ là vì chưa được tối ưu. Trước đó, chúng tôi cũng từng thử nghiệm tựa game này với Xiaomi Mi 11 nhưng ở mức đồ họa "HDR - Extreme" cao hơn và thu được tốc độ khung hình trung bình là 59.5 FPS.

Đánh giá hiệu năng gaming Exynos 2100 trên Galaxy S21: Có cải thiện hơn, nhưng vẫn chưa thể sánh bằng Snapdragon - Ảnh 26.

Biểu đồ FPS khi chơi PUBG Mobile ở mức đồ họa Smooth - Extreme trên Galaxy S21+.

Genshin Impact

Bài thử nghiệm cuối cùng là Genshin Impact, tựa game nhập vai hành động phiêu lưu thế giới mở do miHoYo phát triển, ra mắt vào tháng 9 năm ngoái. Do sở hữu nền tảng đồ họa chất lượng cao, trò chơi này yêu cầu thiết bị phải có hiệu năng tương đối tốt và khá là khắt khe - nếu không muốn nói là "sát thủ phần cứng" đối với smartphone.

Đánh giá hiệu năng gaming Exynos 2100 trên Galaxy S21: Có cải thiện hơn, nhưng vẫn chưa thể sánh bằng Snapdragon - Ảnh 27.

Thiết lập đồ họa được đặt ở mức max setting - Highest (Cực cao) và 60 FPS.

Đánh giá hiệu năng gaming Exynos 2100 trên Galaxy S21: Có cải thiện hơn, nhưng vẫn chưa thể sánh bằng Snapdragon - Ảnh 28.

Sau khi load xong bản đồ, Galaxy S21+ bắt đầu với 60 khung hình mỗi giây.

Đánh giá hiệu năng gaming Exynos 2100 trên Galaxy S21: Có cải thiện hơn, nhưng vẫn chưa thể sánh bằng Snapdragon - Ảnh 29.

Tốc độ khung hình trong game thay đổi liên tục, nhưng khá ổn định và duy trì ở mức 50 - 60 FPS.

Đánh giá hiệu năng gaming Exynos 2100 trên Galaxy S21: Có cải thiện hơn, nhưng vẫn chưa thể sánh bằng Snapdragon - Ảnh 30.

Với một số cảnh có nhiều hiệu ứng, máy bị tụt xuống 40 - 45 FPS nhưng lên lại khá nhanh.

Đánh giá hiệu năng gaming Exynos 2100 trên Galaxy S21: Có cải thiện hơn, nhưng vẫn chưa thể sánh bằng Snapdragon - Ảnh 31.

Khi combat, FPS thấp nhất mà chúng tôi ghi nhận được là 35.

So với 3 tựa game trước, Galaxy S21+ nóng hơn khá nhiều khi chơi Genshin Impact. Mặc dù vậy, máy vẫn cho trải nghiệm khá tốt và ổn định. Thống kê từ phần mềm PerfDog cho biết FPS trung bình trong suốt 13 phút di chuyển và combat liên tục là 57.

Nếu so sánh, có thể thấy rằng Galaxy S21+ thể hiện tốt hơn rất nhiều so với Xiaomi Mi 11 khi chơi Genshin Impact. Ở cùng thiết lập đồ họa, con chip Snapdragon 888 trên Mi 11 nóng lên rất nhanh và xảy ra hiện tượng drop fps chỉ sau khoảng 8 phút chơi game. Không những vậy, FPS trung bình của Galaxy S21+ khi chơi Genshin Impact cũng cao hơn so với Xiaomi Mi 10 (~ 52.6 FPS) sử dụng chip Snapdragon 865.

Đánh giá hiệu năng gaming Exynos 2100 trên Galaxy S21: Có cải thiện hơn, nhưng vẫn chưa thể sánh bằng Snapdragon - Ảnh 32.

Biểu đồ FPS khi chơi Genshin Impact ở mức đồ họa max setting trên Galaxy S21+ (FPS trung bình ~57.0)

Tạm kết

Với vi xử lý Exynos 2100, Samsung Galaxy S21+ hoàn toàn có thể chiến "max setting" các tựa game phổ biến hiện nay, từ mức trung bình như LMHT: Tốc Chiến và Liên Quân Mobile, cho đến các trò chơi yêu cầu cấu hình cao như PUBG Mobile và Genshin Impact.

Khách quan mà nói, trong thời gian vừa qua, Samsung đã rất cố gắng trong việc cải thiện hiệu năng và độ ổn định của chip Exynos, đặc biệt là với Exynos 2100. Nếu so sánh với Snapdragon 888, con chip này mát hơn khá nhiều và cũng tiêu tốn ít điện năng hơn, mặc dù chưa mạnh và ổn định bằng (trong cả thử nghiệm với phần mềm benchmark, cũng như chơi game).

Đánh giá hiệu năng gaming Exynos 2100 trên Galaxy S21: Có cải thiện hơn, nhưng vẫn chưa thể sánh bằng Snapdragon - Ảnh 33.
 

Ngoại trừ kết quả ấn tượng với tựa game Genshin Impact, Exynos 2100 trên Galaxy S21+ lại tỏ ra yếu thế trước Snapdragon 888 (trên Mi 11) đối với cả ba tựa game còn lại là LMHT: Tốc Chiến, Liên Quân Mobile và PUBG Mobile.

Ngoài ra, Galaxy S21+ cũng chưa thể "tận dụng" được hết các ưu điểm của màn hình 120Hz do Exynos 2100 vẫn còn quá mới và chưa được tối ưu hoàn toàn - điển hình là PUBG Mobile, bị giới hạn ở 60 FPS và không thể bật đồ họa Ultra HD, cũng như HDR ở mức Extreme 60fps.

Đánh giá hiệu năng gaming Exynos 2100 trên Galaxy S21: Có cải thiện hơn, nhưng vẫn chưa thể sánh bằng Snapdragon - Ảnh 34.

Thông số FPS khi chơi game trên Samsung Galaxy S21+.

Có lẽ, chúng ta vẫn cần phải chờ để Samsung và các nhà phát hành game tung ra những bản cập nhật mới trong tương lai, nhờ đó tối ưu hiệu năng và độ ổn định của Exynos 2100.

Theo dự kiến, Galaxy S21 series sẽ chính thức lên kệ tại Việt Nam vào ngày 29/1 sắp tới với mức giá khởi điểm từ 21.99 triệu đồng cho model tiêu chuẩn là Galaxy S21 5G. Trong khi đó, Galaxy S21+ 5G và Galaxy S21 Ultra 5G được bán ra với giá lần lượt là 25.99 và 30.99 triệu đồng.

 

Nguồn: Genk.vn

Similar blogs