Hello,

Sign in to find your next job.

Blog IT

Đánh giá Intel Core i5-11600K: đơn giản là làm tốt sứ mệnh của mình

Đánh giá Intel Core i5-11600K: đơn giản là làm tốt sứ mệnh của mình

Khi được ra mắt, Intel Core thế hệ thứ 11 với tên mã Rocket Lake nói chung và i5-11600K nói riêng vẫn tiếp tục được Intel định hình thuộc phân khúc chơi game. Dù gây thất vọng ít nhiều bởi vẫn sản xuất trên tiến trình 14nm, đây được coi là giai đoạn quá độ của Intel để bước sang một kỷ nguyên mới hòng cạnh tranh được với sự trỗi dậy của đối thủ.

 

Một trong những điểm khiến i5 và i7 thế hệ thứ 12 được yêu thích hơn người anh i9 của mình là số lượng nhân/luồng vẫn được giữ nguyên. Kèm với việc được tối ưu về xung nhịp, các CPU Rocket Lake được Intel hứa hẹn về việc tăng khoảng 15% hiệu năng đơn nhân. Không những thế, các CPU Core i thế hệ thứ 12 còn giúp mở khóa giao thức PCIe 4.0 trên các dòng bo mạch chủ 500 series hoặc một số bo mạch chủ 400 series cao cấp.

Đánh giá Intel Core i5-11600K: đơn giản là làm tốt sứ mệnh của mình - Ảnh 2.
 

Cũng bởi việc chung socket LGA 1200, kích thước của i5-11600K không có sự khác biệt với người tiền nhiệm i5-10600K. Tuy nhiên, hiệu năng mới là lí do khiến người dùng mở hầu bao để đầu tư chiếc CPU này. Trong bài đánh giá này, i5-11600K sẽ được so sánh với chính người tiền nhiệm của mình để xem Intel đã tối ưu tiến trình 14nm tốt đến mức nào.

 

Cấu hình thử nghiệm:

-CPU: Intel Core i5-11600K / i5-10600K

-RAM: G.Skill Trident Z Royal RGB 2x16GB 3600MHz CL16

-Mainboard: ASUS ROG Maximus XIII Hero

-VGA: Gigabyte Radeon 6800 XT Gaming OC

-NVMe: Samsung PM981 1TB

-Tản nhiệt CPU: G.Skill ENKI 360

-PSU: Corsair Cooler Master MWE 750W Gold

 

Bài thử quen thuộc đầu tiên vẫn luôn là Cinebench R20, công cụ benchmark bằng cách dựng hình 3D được tin dùng, cho kết quả tương quan rõ rệt nhất giữa các CPU. Intel Core i5-11600K đã cho thấy mình hậu sinh khả úy với hiệu năng hơn khoảng 11% cả về đơn lẫn đa nhân.

 

Ở bài thử của GPGPU của bộ công cụ AID64, điểm số giữa i5-11600K và i5-10600K hơn kém ở các hạng mục khác nhau. Đây là điều khá lạ bởi i5-11600K được kì vọng sẽ hơn ở mọi hạng mục. Vấn đề này chúng tôi sẽ thử nghiệm thêm để làm rõ.

 

Một bài thử khác là CPU-z cho thấy mức chênh lệch chỉ ở mức khoảng 5%. Thực ra mức chênh này cho thấy tương quan hợp lý hơn vì nó tương ứng với chênh lệch về xung nhịp của 2 CPU này.

Đánh giá Intel Core i5-11600K: đơn giản là làm tốt sứ mệnh của mình - Ảnh 8.
 

Một bài thử dựng hình khác là blender, với 2 mẫu BMW và classroom, i5-11600K cho kết quả chậm hơn ở mẫu dựng BMW nhưng nhanh hơn ở classroom.

 

Với bài thử phức hợp 3DMark Timespy, i5-11600K dễ dàng cho điểm CPU cao hơn khoảng 5%.

Đánh giá Intel Core i5-11600K: đơn giản là làm tốt sứ mệnh của mình - Ảnh 10.
 

Về hiệu năng chơi game, không khó để i5-11600K phô diễn sức mạnh của mình. Điều này cũng không có gì khó hiểu khi cùng cấu hình máy, cùng số nhân/luồng, cùng công nghệ và chỉ khác về xung nhịp.

Đánh giá Intel Core i5-11600K: đơn giản là làm tốt sứ mệnh của mình - Ảnh 11.
 

Nhiệt độ và hiệu năng của i5-11600K thuộc dạng dễ kiểm soát. Với tản nhiệt AIO G.Skill ENKI 360, nhiệt độ của CPU không bao giờ vượt quá 70 độ C. Kể ra việc dùng AIO kích thước tới tận 360mm có vẻ là hơi quá thừa thãi so với một CPU chỉ 6 nhân 12 luồng và xung nhịp boost cao nhất 4,9GHz. Tuy nhiên, nếu chơi AIO thì một chiếc 240mm là tối thiểu cho CPU này để đảm bảo dư địa cho ép xung. Với mức tiêu thụ điện năng khoảng 150W, cùng định hình cấu hình tầm trung, hệ thống trang bị i5-11600K sẽ chỉ cần nguồn khoảng 650W là thoải mái cân thêm 1 chiếc GPU tầm RTX 3070 hoặc 6700 XT trở xuống.

Nhìn chung, Intel Core i5-11600K vẫn là một chiếc CPU làm tốt nhiệm vụ của mình: chơi game. Nếu xét về chỉ số hiệu năng/giá thành thì nó cũng có giá trị tốt hơn khá nhiều so với một số người anh em cao cấp hơn cũng như người tiền nhiệm i5-10600K của mình. Ngoài ra, i5-11600K chắc chắn sẽ sẵn hàng hơn rất nhiều so với đối thủ cùng tầm từ AMD bởi Intel có khả năng tự chủ về sản xuất tấm nền. Đối tượng nên mua Intel Core i5-11600K sẽ là những game thủ yêu thích sự ổn định, cần PCIe 4.0 để tận dụng hết hiệu năng của GPU hoặc ổ cứng NVMe đời mới nhất.

 

Nguồn: Genk.vn

Similar blogs