Hello,

Sign in to find your next job.

Blog IT

Đâu là chiếc TV 4K LED phù hợp nhất cho những người “khó tính”?

Đâu là chiếc TV 4K LED phù hợp nhất cho những người “khó tính”?

 

 

Làm thế nào khi vừa muốn có TV 4K chất lượng thật tốt, thương hiệu toàn cầu, nhiều tính năng hay mà hầu bao thì có hạn?

Khó tính thì đâu có gì sai? Khó tính chỉ là vì con người ta có những tiêu chuẩn cao hơn về mọi thứ, muốn chúng hoàn hảo hơn, tốt đẹp hơn thôi! Như anh Hưng đây - một anh chàng U30 làm trong ngành IT tại một công ty nhỏ tại Hà Nội - đã lập gia đình được 5 năm và mới tậu được căn hộ cho hai vợ chồng và cô con gái 4 tuổi.

Anh Hưng hiểu rằng mình đã có gia đình, con nhỏ nên không thể dễ dãi về mặt tài chính. Từ tiền mua nhà, sắm nội thất và những món đồ trong căn hộ mới đều do hai vợ chồng tích cóp, tính toán thật cẩn thận để tiết kiệm tối đa.

Chiếc TV là một ví dụ. Đây là món đồ bất cứ gia đình nào cũng cần tới cho những giây phút quây quần ngắn ngủi sau cả ngày dài tại cơ quan, trường học. Với anh Hưng cũng vậy, hai vợ chồng và cô con gái cả ngày chỉ có vài giờ đồng hồ gặp nhau trò chuyện, cùng nhau xem phim. Thế nên, anh luôn mong muốn mua được một chiếc TV không chỉ bền mà còn phải đáp ứng đủ các nhu cầu của cả ba thành viên trong gia đình. Cuối cùng, sau 2 tuần tìm kiếm, anh đã chọn cho mình chiếc TV LG 4K NanoCell tên mã SM8600, phiên bản màn hình 55 inch, giá niêm yết 31,9 triệu đồng.

Người quen đều nói anh khó tính, nhưng khi đã biết được lý do thì ai cũng gật gù công nhận, mua TV phải biết lựa như thế thì mới "chuẩn" được.

Khó tính về thẩm mỹ

Cái khó đầu tiên của anh Hưng là TV phải thật đẹp, thật hợp với nội thất của căn hộ mới mua. Vì từ đầu hai vợ chồng đã tính theo phong cách tối giản với tông màu gỗ nâu sáng nên chiếc TV cũng cần phải đơn giản, ít chi tiết nhất có thể.

Đâu là chiếc TV 4K LED phù hợp nhất cho những người “khó tính”? - Ảnh 1.

Dòng TV NanoCell 4K của LG dù nằm ở phân khúc tầm trung nhưng vẫn được chăm chút về thiết kế.

Chiếc TV 4K NanoCell SM8600 từ LG đáp ứng tốt yêu cầu này của anh, từ phần viền siêu mỏng cho tới phần chân đứng đơn cách điệu và các chi tiết nhỏ nhặt nhất. Mọi thứ đều toát lên vẻ sang trọng, tinh tế. Chiếc TV hòa hợp một cách hoàn hảo vào căn phòng, không thừa, không thiếu.

Đâu là chiếc TV 4K LED phù hợp nhất cho những người “khó tính”? - Ảnh 2.

Chân đế đơn vòng cung thanh thoát mà chắc chắn.

Bên cạnh đó, anh Hưng còn bị ấn tượng bởi tính năng trình chiếu ảnh nghệ thuật được tích hợp sẵn vào chiếc TV. Kể cả khi không dùng tới, anh có thể biến nó thành một khung tranh thay đổi liên tục kèm hiệu ứng âm thanh thú vị, mang lại cảm giác tươi mới, sống động cho cả căn phòng.

Đâu là chiếc TV 4K LED phù hợp nhất cho những người “khó tính”? - Ảnh 3.

Chế độ Phòng Tranh luân phiên thay đổi những bức ảnh nghệ thuật cho căn phòng trở nên sống động hơn.

Khó tính về thương hiệu

Ngay từ đầu, anh Hưng đã xác định sẽ không mua những chiếc TV đến từ thương hiệu nhỏ lẻ, ít tiếng tăm dù rẻ đến mấy. Vì thế mà các lựa chọn cũng chỉ gói gọn trong vài tên tuổi, và việc anh chọn LG cũng là điều dễ hiểu.

LG hiện vẫn đang là một trong những thương hiệu TV lớn nhất thế giới, được đánh giá cao về chất lượng các tấm nền, từ LCD cho tới OLED. Sở dĩ hãng đạt được vị thế này là vì đã dành hàng chục năm trời trong ngành công nghiệp TV, góp phần đẩy mạnh quá trình phát triển của các công nghệ hiện thị tân tiến nhất hiện nay.

Đâu là chiếc TV 4K LED phù hợp nhất cho những người “khó tính”? - Ảnh 4.

Những chiếc TV LG luôn mang lại cảm giác yên tâm cho người dùng, từ độ bền cho tới chất lượng phần cứng và cả chế độ bảo hành. Vậy nên, anh Hưng tỏ ra yên tâm hoàn toàn khi mua chiếc TV LG NanoCell 4K này.

Khó tính về công nghệ

Sau cả chục ngày tìm hiểu trên mạng, anh Hưng thấy rằng TV bây giờ không còn nhàm chán như trước kia nữa. Chúng có thể làm được rất nhiều thứ, từ kết nối mạng qua Wifi, tích hợp sẵn đầu thu KTS, cài thêm ứng dụng, trò chơi, duyệt web cho tới cả nhận diện giọng nói.

Đâu là chiếc TV 4K LED phù hợp nhất cho những người “khó tính”? - Ảnh 5.

Điều khiển "ma thuật" với con trỏ giúp trải nghiệm TV thuận tiện hơn nhiều so với chỉ dùng nút bấm.

Một điểm nhỏ nhưng khiến anh Hưng rất ưng ý về TV LG là chiếc Magic Remote "thần kì". Các thao tác trở nên đơn giản hơn nhiều, không cần mò mẫm các nút bấm mà đã có thể di chuyển con trỏ chuột như khi dùng máy tính.

Ngoài ra, tất nhiên còn phải kể về công nghệ hiển thị NanoCell nữa. Các dòng TV OLED mang lại chất lượng tốt vượt trội nhưng lại có mức giá đắt đỏ nên đa số người dùng khó tiếp cận. Vì thế, nếu muốn tiết kiệm chi phí, NanoCell sẽ là lựa chọn không hề kém cạnh.

Đâu là chiếc TV 4K LED phù hợp nhất cho những người “khó tính”? - Ảnh 6.

Công nghệ NanoCell cho khả năng tái tạo màu cực kì ấn tượng. Hình ảnh trong trẻo, tương phản cao từ mọi góc nhìn.

Những tấm nền NanoCell được cải tiến và kế thừa mọi điểm cộng từ công nghệ LCD IPS cũ như độ sáng cao, màu sắc chân thực, độ bền bỉ qua năm tháng và quan trọng nhất là góc nhìn rộng rãi tới 178 độ. Nhờ đó mà anh Hưng cùng bạn bè có thể thưởng thức trọn vẹn những trận bóng đá dù ngồi ở bất kì đâu trong căn phòng.

LG mang tới 2 điểm mới để tạo ra trải nghiệm hình ảnh xuất sắc vượt trội cho dòng TV NanoCell. Một là lớp phủ chấm lượng tử kích cỡ chỉ 1 nanomet nhằm hấp thụ phần ánh sáng dư thừa, mang lại màu sắc tinh khiết hơn cả. Theo các chuyên gia trong ngành, kích thước các chấm lượng tử càng nhỏ thì độ hiệu quả càng cao, và NanoCell của LG được khen ngợi vì đạt kích cỡ nhỏ hơn hẳn so với các sản phẩm đối thủ trên thị trường, vốn chỉ vào khoảng 2 - 11 nanomet.

Bên cạnh đó, tấm nền NanoCell còn hỗ trợ tốt các nội dung HDR10+ vốn đang dần phổ biến trên Netflix, độ phân giải 4K sắc nét và có lớp đèn nền cục bộ để tạo màu đen sâu hơn, tương phản cao hơn, không gặp tình trạng lem sáng khi sử dụng vào ban đêm.

Đâu là chiếc TV 4K LED phù hợp nhất cho những người “khó tính”? - Ảnh 7.

Các nội dung HDR sẽ được "đánh dấu" như thế này, báo hiệu rằng TV đang hoạt động ở chế độ HDR và tối ưu hóa hình ảnh.

Với các nội dung độ phân giải thấp hơn, LG đã mang tới vi xử lý hình ảnh Alpha 7 thế hệ 2 và các thuật toán dựa trên trí tuệ nhân tạo nhằm tăng độ sắc nét, bù lại phần chi tiết bị thiếu trong thời gian thực, mang lại trải nghiệm gần sát với 4K nhất có thể. Chất lượng âm thanh cũng được cải thiện dựa trên trí tuệ nhân tạo, tự động nhận diện nội dung đang phát để bật/tắt các hiệu ứng loa phù hợp, mang lại trải nghiệm "tràn đầy" cả căn phòng.

Khó tính về giải trí

Không như smartphone mang tính cá nhân cao, những chiếc TV là để phục vụ các thành viên trong gia đình. Chúng cần phải có sẵn đủ phương tiện giải trí cho mọi lứa tuổi, từ trẻ đến già.

Đâu là chiếc TV 4K LED phù hợp nhất cho những người “khó tính”? - Ảnh 8.

Kho ứng dụng khổng lồ phù hợp với mọi lứa tuổi trên TV NanoCell của LG.

Kho ứng dụng giải trí dành cho TV LG NanoCell hiện vẫn đang được cập nhật thường xuyên với số lượng lớn, đáp ứng đủ nhu cầu của bất kì ai. Từ xem phim, đọc báo với loạt ứng dụng thuần Việt như FPT Play, Fim+, VTVGo…; nghe nhạc qua Youtube, Spotify cho tới ứng dụng dạy nấu ăn, tập Yoga. Riêng với cô con gái, anh Hưng đã cài ngay bộ ứng dụng giải trí dành cho trẻ em như Youtube Kids và vài trò chơi vừa vui vừa tăng khả năng tư duy.

Đâu là chiếc TV 4K LED phù hợp nhất cho những người “khó tính”? - Ảnh 9.

Dù là người già, thanh niên hay trẻ nhỏ, ai cũng tìm được những ứng dụng phù hợp với nhu cầu.

Khó tính về giá cả

Khía cạnh cuối và cũng rất quan trọng với anh Hưng: Giá của chiếc TV. Như đã nói ở trên, TV OLED đẹp thật đấy, nhưng để mua được một chiếc phù hợp với nhu cầu thì phải chi khá nhiều, có thể lên tới gần 100 triệu đồng. Thế nhưng, với TV NanoCell thì khác. Kể cả khi đã chọn kích thước lớn tới 55 inch, độ phân giải 4K "full option", anh Hưng cũng chỉ cần trả cỡ 30 triệu đồng là có ngay một lựa chọn cực kì ưng ý rồi.

Đâu là chiếc TV 4K LED phù hợp nhất cho những người “khó tính”? - Ảnh 10.

Vậy đấy, đâu phải cứ trả thật nhiều tiền thì mới có những gì tốt nhất? Hãy như anh Hưng, "khó tính" một chút thôi nhưng những gì nhận được lại hoàn toàn xứng đáng.

Nguồn: Genk.vn

Similar blogs