Hello,

Sign in to find your next job.

Blog IT

Đây là thiết bị đeo siêu mỏng được cấy trực tiếp vào da

Đây là thiết bị đeo siêu mỏng được cấy trực tiếp vào da

 


Theo The Verge, chúng ta đang tiến gần đến thời điểm để loại bỏ các cảm biến sức khỏe cồng kềnh bởi các nhà khoa học đã phát minh ra một thiết bị đeo siêu mỏng có thể ghi dữ liệu qua da. Nó trông giống như một hình xăm và tạo ra cảm giác thoải mái đến mức người dùng không nhớ là mình đã đeo nó.

Hầu hết giao diện trên da là các thiết bị điện tử được nhúng trong một chất giống như nhựa, sau đó được tích hợp vào da. Vấn đề là nhựa thường cứng, khó di chuyển và thường gây đổ mồ hôi. Theo tạp chí Nature Nanotechnology, các nhà khoa học đã sử dụng một chất liệu hòa tan dưới nước, để lại phần điện tử trực tiếp trên da, để thoải mái uốn cong và đeo. 20 người tham gia đã đeo thiết bị trên da của họ trong một tuần mà không gặp phải vấn đề gì. Họ không bị ngứa hoặc bị kích thích và quan trọng thiết bị đeo này không bị vỡ.

*Cần tuyển dụng gấp 100+ ASP.NET ngay*

Thiết bị đeo siêu mỏng, được cấy trực tiếp vào da

 

Đã có nhiều ý tưởng quan tâm đến giao diện điều khiển trên da từ xa hoặc biến da thành một màn hình cảm ứng cho một chiếc smartwatch. Đó là những ý tưởng tuyệt vời nhưng theo dõi sức khỏe là ưu tiên hàng đầu. Hầu hết các loại thiết bị theo dõi – từ đo tín hiệu não đến đo nhịp tim – đồng nghĩa với việc đặt điện cực lên da. Điều này sẽ không thuận tiện nếu bạn cần liên tục theo dõi các tín hiệu quan trọng ở nhà.

Hệ thống mới này sử dụng một lưới làm bằng chất liệu được gọi là "polyvinyl alcohol" – nó thường được sử dụng trong kính áp tròng và sụn nhân tạo. Đầu tiên, các nhà khoa học sử dụng năng lượng điện để làm cho các sợi của vật liệu tích điện. Các sợi này được phủ bằng vàng để làm cho chúng có tính dẫn điện hơn. Bạn đặt toàn bộ chất trên da - trong trường hợp này là trên da tay và phun vào một ít nước. Polyvinyl alcohol sẽ biến mất nhưng các sợi vàng vẫn còn đó và nó có thể được sử dụng để cung cấp nguồn cho đèn LED hoặc truyền dữ liệu tới máy tính xách tay.

Dù có nhiều tiềm năng nhưng nhược điểm của cảm biến này là nó có thể không đủ bền. Vì vậy, sẽ cần một thời gian nữa để các nhà khoa học hoàn thiện công nghệ này.

Theo vnreview.vn

Nguồn: Ictnews.vn

Hot Blogs