Trong khuôn khổ buổi tọa đàm về phòng chống tội phạm trên mạng Internet, ông Hà Thế Phương, Phó Tổng Giám đốc CMC Infosec đã chia sẻ về một số xu hướng bảo mật chính năm 2017. Cụ thể, ông Phương nhắc tới 8 xu hướng bảo mật bao gồm: APT sẽ tiếp tục được nhắc đến rất nhiều vì đây là cách thức tấn công lớn vào các tổ chức lớn và quan trọng; Ransomeware sẽ tiếp tục phát triển phức tạp hơn và có nhiều cách lấy nhiễm tới người dùng hơn; Spear phising sẽ chi tiết và khó phát hiện hơn rất nhiều do sự bùng nổ thông tin trên mạng xã hội. Kẻ tấn công sẽ có nhiều thông tin về nạn nhân hơn để chuẩn bị công cụ phising (lừa đảo); Bảo mật cho thiết bị di động là xu hướng vẫn phát triển trong vài năm trở lại đây; Rủi ro về bảo mật cho các thiết bị IoT sẽ tăng thêm rất nhiều vì tốc độ phát triển IoT không đi kèm với các hình thức bảo mật để bảo vệ chúng; Các mẫu mã độc không phụ thuộc vào file (file-less malware) sẽ trở nên phổ biến hơn trong các cuộc tấn công APT do bản chất không phát hiện được bằng các chương trình chống virus truyền thống; Các cuộc tấn công vào hệ thống điều khiển công nghiệp (ICS) sẽ xuất hiện nhiều hơn do đây là mục tiêu đầu tiên của các nhóm hacker trong quân đội các nước khi xảy ra mâu thuẫn giữa hai quốc gia; Nhân sự cho ngành ATTT sẽ thiếu rất nhiều.
Trong năm ngoái, chúng ta đã được chứng kiến Singapore lần đầu tiên bị mất diện trên diện rộng, nguyên nhân xuất phát từ một vụ tấn công từ chối dịch vụ (DDoS) vào nhà cung cấp viễn thông Starhub. Trong khi đó tại Hồng Kông, các hoạt động giao dịch chứng khoán trái phép do tội phạm mạng tiến hành đã nhắm vào ít nhật 22 tài khoản ngân hàng trực tuyến của bốn ngân hàng và gây ra thiệt hại lên tới 200.000 USD.
Vậy nên chẳng có lý do gì để chúng ta tin rằng năm 2017 mọi chuyện sẽ tốt đẹp hơn. Tội phạm mạng ngày càng tìm ra nhiều cách thức mới để khiến các hệ thống dễ bị tấn công hơn, vì thế chúng ta càng phải cảnh giác trước những cuộc tấn công mạng và tránh những thiệt hại không đáng có.
Dưới đây là một số dự đoán về xu hướng tấn công mạng năm 2017 của trang ông Jeffrey Kok, Giám đốc cấp cao khu vực Châu Á Thái Bình Dương và Nhật Bản của công ty bảo mật CyberArk.
1. Tấn công thông tin thầm lặng gây mất niềm tin
Tính toàn vẹn của thông tin sẽ là một trong những khó khăn lớn nhất mà khách hàng, doanh nghiệp và chính phủ trên toàn cầu phải đối mặt năm 2017. Thông tin từ những nguồn được cho là đáng tin cậy trong quá khứ sẽ không còn đáng tin cậy nữa. Những cuộc tấn công mạng sẽ không chỉ tập trung vào một công ty cụ thể mà sẽ có những cuộc tấn công vào cả xã hội, được thiết kế để phá hoại lòng tin trong xã hội.
Chúng ta đã chứng kiến thông tin bị sử dụng như một loại vũ khí và công cụ truyền thông trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016, thế nhưng nó sẽ chuyển sang một giai đoạn mới, khi đó thông tin trở nên không thể tin được. Những kẻ tấn công không chỉ truy cập vào thông tin, chúng còn điều khiển ý nghĩa để thay đổi nguồn gốc, và thao túng thông tin để đạt được mục tiêu mong muốn.
Chẳng hạn, hãy chứng kiện sự xuất hiện nhiều hơn bao giờ hết của các nội dung trước kia không hề bị nghi vấn như các file âm thanh và video, có thể bị bóp méo để tạo thành những thông tin giả hoặc không đúng bối cảnh. Việc lắp ghép những thông tin thực lẫn voiwsthoong tin giả hoặc bịa đặt chưa bao giờ dễ dàng đến thế để tạo ra sự mất cân bằng khiến mọi người ngày càng khó xác định được chuyện gì là có thật hay không có thật.
2. Nguy cơ tấn công mạng trên đám mây
Hạ tầng đám mây và sự gia tăng của các dịch vụ dựa trên đám mây đã khiến các doanh nghiệp phải xoay vần để bắt kịp thời cuộc. Thế nhưng dù lợi ích của đám mây là rất lớn nhưng cũng không thể không kể đến những vấn đề của công cụ này.
Tương tự như việc các hacker sử dụng sức mạnh cũng như sự kém bảo mật của các thiết bị IoT để tung ra những cuộc tấn công DDoS quy mô lớn, những kẻ tấn công ngày càng thích sử dụng các đám mây để tạo nên các công cụ tấn công bảo mật.
Nhờ sức mạnh điện toán ngày càng lớn và sự phát triển nhanh chóng của đám mây, chúng ta sẽ được chứng kiến những công cụ tấn công mạnh hơn bao giờ hết. Những cuộc tấn công sẽ mạnh hơn, có sức tàn phá lớn hơn và trên hết, bởi những cuộc tấn công này xuất phát từ đám mây nên kẻ tấn công sẽ rất nhanh nhẹn và đây cũng là một lợi thế chiến lược các hacker chiếm được của tổ chức.
3. Tấn công mạng tự học
Năm 2016 đánh dấu một mốc quan trọng trong tiến trình phát triển của lĩnh vực trí thông minh nhân tạo (AI) và những công nghệ đi kèm như máy học, trí thông minh máy, học sâu... Về lĩnh vực an ninh mạng, hàng trăm công ty đang nghiên cứu để đưa AI và máy học vào những công nghệ dự đoán, phòng tránh và chống lại những cuộc tấn công mạng lớn tiếp theo.
Khi AI trở nên phổ biến, dự kiến những kẻ tấn công sẽ tận dụng AI theo cách tương tự như cách các công ty đang làm. Giống như trong năm 2016, khi chúng ta thấy những thiết bị IoT đã tạo ra các mạng lưới botnet như thế nào thì năm 2017 các cuộc tấn công mạng liên quan đến AI cũng xảy ra tương tự.
Những cuộc tấn công này sẽ được mô tả bằng khả năng học hỏi và ngày càng tinh vi hơn khi tiến hóa lên. Những kẻ tấn công sẽ lựa chọn kỹ lưỡng hơn khi thu thập thông tin của con tin và biết phải tính giá bao nhiêu cho những thông tin đã thu thập được. Điều này sẽ khiến cho những "cuộc tấn công mạng tiên tiến" trở thành điều phổ biến và giúp tin tặc thu về rất nhiều tiền. Những hacker chuyên tấn công chính phủ và các tập đoàn tội phạn sẽ xuất hiện ở quy mô lớn hơn.
4. Bảo mật dữ liệu và cơ cấu giá
Người dùng giờ đây đã biết những thông tin riêng tư là một thứ tài sản có thể đem ra đánh đổi để lấy những dịch vụ tốt hơn. Chúng ta bắt đầu nhìn thấy những điều này trên thị trường bảo hiểm, nơi người tiêu dùng trao thông tin về thói quen lái xe, địa điểm, điểm đến và các thông tin cá nhân khác để nhận được mức giá tốt hơn.
Sẽ ngày càng có nhiều công ty tận dụng cách này với các dữ liệu trực tuyến cũng như sử dụng nỗi sợ hãi liên quan đến tấn công mạng và những lo ngại về quyền riêng tư để đẩy cao mức giá.
Sẽ ngày càng có nhiều công ty phải đối mặt với một câu hỏi hóc búa về dữ liệu, chẳng hạn như họ sẽ bị yêu cầu cung cấp thêm dữ liệu cá nhân cho những dịch vụ cơ bản, nâng cấp và chi nhiều tiền hơn cho những dịch vụ cao cấp mà đổi lại chỉ cần cung cấp ít thông tin cá nhân hơn và bảo mật hơn.
Ngoài ra, sự xuất hiện của các giải pháp bảo mật tự động sẽ giúp thu hẹp khoảng cách giữa kỹ năng, tiền và sự bảo vệ.
5. Sự hợp tác giữa kẻ thù và hacker
Không giống như các công ty tư nhân và các tổ chức chính phủ, tội phạm mạng không bị giới hạn bởi IP, bảo mật dữ liệu, ngân sách hay những quan ngại khác. Dự kiến chúng ta sẽ thấy những "hacktivist" (những hacker lấy mục đích chính trị làm định hướng cho hành vi tấn công), những kẻ tấn công theo quốc gia xuất hiện nhiều hơn, và tội phạm mạng sẽ ngày càng sử dụng những công cụ học được từ các cuộc tấn công khác và xác định những cách nào tốt nhất để gây ra những cuộc tấn công quy mô lớn hơn.
Các hacker mũ đen sẽ hợp tác với nhau nhiều hơn để cải thiện những malware và virus sẵn có như Stuxnet, Carbanak và gần đây nhất là Shamoon... để tạo ra những cuộc tấn công mới. Và chính những cuộc tấn công nguy hiểm này sẽ gây sức ép khiến các tổ chưc công và tư phải xích lại gần nhau, hợp tác với nhau để ưu tiên tìm ra những cách thức chống lại các nguy cơ an ninh mạng cũng như hacker.
Nguồn: Genk.vn
Location: Hồ Chí Minh
Salary: 12 Mil - 15 Mil VND
(Senior) IOT Device Support Engineer
Location: Hồ Chí Minh
Salary: Competitive