Hello,

Sign in to find your next job.

Blog IT

Đừng ngâm Bphone 2017 vào nước giống chúng tôi

Đừng ngâm Bphone 2017 vào nước giống chúng tôi

Bphone 2017 là chiếc Smartphone thế hệ thứ 2 của tập đoàn công nghệ BKAV. Một điểm nâng cấp rất thú vị ở thế hệ thứ 2 so với thế hệ đầu là khả năng kháng nước. Đây là xu hướng mà hầu hết các Smartphone từ trung cấp đến cao cấp hiện nay đều đi theo. Tuy nhiên khác với các nhà sản xuất khác công bố rõ ràng về chuẩn kháng nước trên Smartphone của mình là bao nhiêu thì BKAV lại không làm như vậy.

 

Chẳng hạn như chiếc iPhone 7 và iPhone 7 Plus được nhà sản xuất công máy trang bị chuẩn chống nước IP67. Nếu bạn chưa biết thì IP là tiêu chuẩn công bố bởi IETC (International Electro Technical Commision - Ủy ban Kỹ thuật điện tử Quốc tế), trên điện thoại tiêu chuẩn này phân loại và xếp hạng cấp bảo vệ chống bụi và nước, hay còn gọi là cấp IP. Cấp IP trên điện thoại bao gồm hai chữ số, chữ số thứ nhất là tiêu chuẩn chống bụi, còn chữ số thứ hai là chống lại sự xâm nhập của nước. Trong đó chỉ số chống bụi có thang đo từ 0 đến 6 còn chỉ số chống nước có thang đo từ 0 đến 8.

Với chỉ số IP67 của chiếc iPhone 7/iPhone 7 Plus nói trên, sản phẩm này có thể chống bụi ở mức 6, là mức cao nhất. Và chống nước ở mức 7 tương đương với khả năng ngâm nước ở độ sâu 1 mét trong 30 phút theo bài thử nghiệm của IETC.

Trên trang chủ của sản phẩm, nhà sản xuất chỉ công bố chung chung rằng: “Bphone 2017 áp dụng tiêu chuẩn kháng nước cao cấp, bảo vệ điện thoại an toàn khi sử dụng dưới trời mưa hoặc bị rơi xuống nước”

Trên trang chủ của sản phẩm, nhà sản xuất chỉ công bố chung chung rằng: “Bphone 2017 áp dụng tiêu chuẩn kháng nước cao cấp, bảo vệ điện thoại an toàn khi sử dụng dưới trời mưa hoặc bị rơi xuống nước”

Vì thế chúng tôi đã thử nghiệm ngâm chiếc điện thoại này vào một bát nước nhỏ trong khoảng 5 phút, ban đầu khi lấy điện thoại ra và lau khô các cổng kết nối thì điện thoại vẫn sử dụng được bình thường.

Tuy nhiên khi điện thoại gần hết pin chúng tôi cắm sạc thì nguồn điện vào chập chờn và rồi không vào nữa. Khi chiếc điện thoại hết pin thì cắm sạc vào trên máy cũng không còn đèn báo sạc. Bấm nút nguồn hay tất cả các nút cứng trên máy đều không có động tĩnh gì, thử với chiếc sạc khác cũng không được. Sau đó chúng tôi quyết định mổ chiếc máy ra để kiểm tra.

Quyết định này cũng đồng nghĩa với việc chiếc máy của chúng tôi sẽ bị mất quyền lợi bảo hành, dưới đây là toàn bộ linh kiện của máy sau khi mổ.

Toàn bộ linh kiện bên trong máy

Toàn bộ linh kiện bên trong máy

Khi mổ máy ra điểm làm chúng tôi rất bất ngờ đó là tại vị trí loa và khay sim của chiếc điện thoại này được dán 2 miếng giấy quỳ, chúng vẫn còn nguyên chưa hề chuyển màu.

 
Hai vị trí khoanh tròn đỏ là nơi BKAV đặt giấy quỳ, đây đều là những vị trí mà nước dễ lọt vào

Hai vị trí khoanh tròn đỏ là nơi BKAV đặt giấy quỳ, đây đều là những vị trí mà nước dễ lọt vào

Nếu có nước lọt vào thì giấy quỳ này sẽ ngay lập tức chuyển sang màu đỏ. Đây là một tính chất hóa học của giấy quỳ mà các nhà sản xuất điện thoại đã ứng dụng để xác định xem chiếc điện thoại này có bị nước lọt vào bên trong hay không, để làm căn cứ từ chối bảo hành.

Thế nhưng vấn đề ở đây đó là giấy quỳ vẫn chưa đổi màu.

Main của chiếc máy vẫn sáng bóng không hề có dấu hiệu bị oxi hóa do nước.

Main của chiếc máy vẫn sáng bóng không hề có dấu hiệu bị oxi hóa do nước.

Mặt sau của main cũng không có dấu hiệu bị oxi hóa.

Mặt sau của main cũng không có dấu hiệu bị oxi hóa.

Khi chưa mổ chiếc điện thoại ra chúng tôi nghĩ rằng nước đã ngấm vào bên trong và làm hỏng máy, tuy nhiên khi mở máy ra và thấy 2 giấy quỳ còn nguyên, chúng tôi rất bối rối, không rõ nguyên nhân vì sao mà máy không thể mở lên được nữa.

Do vậy chúng tôi cũng khuyến cáo các bạn không nên thử ngâm nước nếu bạn đang sử dụng một chiếc Bphone 2017.

Nguồn: Genk.vn

Similar blogs