Hello,

Sign in to find your next job.

Blog IT

Ghi nhận trường hợp "drone tự ý tấn công con người" đầu tiên, tiếp tục dấy lên những lo sợ về vũ khí tự hành

Ghi nhận trường hợp "drone tự ý tấn công con người" đầu tiên, tiếp tục dấy lên những lo sợ về vũ khí tự hành

Theo tờ New Scientist đưa tin, dựa trên một bản báo cáo do Liên hợp Quốc công bố, một thiết bị drone có khả năng hạ gục mục tiêu đã tự động tiến hành “truy đuổi một mục tiêu là con người” mà không hề có sự can thiệp của quân nhân điều khiển. Sự cố diễn ra vào tháng 3/2020 này có liên quan tới một drone 4 cánh quạt KARGU-2, thiết bị đã tự động tấn công con người khi lực lượng của chính quyền Libya đụng độ với Lực lượng Quân đội Quốc gia (LNA) do tướng Khalifa Haftar chỉ huy.

Ghi nhận trường hợp drone tự ý tấn công con người đầu tiên, tiếp tục dấy lên những lo sợ về vũ khí tự hành - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

KARGU-2, thiết bị drone do Thổ Nhĩ Kỳ chế tạo là một máy bay không người lái mang vũ khí chết người, được thiết kế cho các chiến dịch chống khủng bố cũng như áp dụng trong chiến tranh phi đối xứng (khi sức mạnh của hai lực lượng đối đầu quá chênh lệch). Theo tờ Daily Star đưa tin, KARGU-2 đã tự động tấn công một người lính dưới trướng tướng Haftar, khi anh này cố gắng rút lui.

Thiết bị drone này, vốn có thể phát nổ theo yêu cầu, đang hoạt động trong trạng thái “tối ưu hiệu năng”, tức là đang tự hành hoàn toàn. “Hệ thống vũ khí tự hành chết người được lập trình để tấn công mục tiêu mà không cần kết nối giữa nó và ban điều khiển”, báo cáo từ Liên hợp Quốc ghi rõ.

Ghi nhận trường hợp drone tự ý tấn công con người đầu tiên, tiếp tục dấy lên những lo sợ về vũ khí tự hành - Ảnh 2.

Drone KARGU.

Video cho thấy khả năng công kích của drone KARGU.

Cũng trong báo cáo, cố vấn an ninh quốc gia Zak Kellenborn, cũng là chuyên gia về các hệ thống vũ khí tự hành, xác nhận rằng khả năng cao, đây là lần đầu tiên một hệ thống vũ khí tự hành tấn công con người mà không có chỉ thị. Ông nêu lo lắng về những thiết bị drone mang khả năng tấn công trong tương lai. “Hệ thống nhận dạng vật thể dễ vụn vỡ tới đâu? Tỷ lệ nó nhận nhầm mục tiêu là bao nhiêu?”, Zak Kellenborn nói.

Jack Watling, một nhà nghiên cứu về chiến tranh công tác tại Viện Nghiên cứu Quốc phòng Hoàng gia Anh (RUSI), nói với New Scientist rằng sự cố này cho thấy chúng ta cần bàn bạc gấp về quy định xoay quanh vũ khí tự hành. Nhiều bên nêu lo ngại, cho rằng cần cấm triệt để việc sản xuất và sử dụng vũ khí tự hành toàn phần.

 

Nguồn: Genk.vn

Tag Libya