Hello,

Sign in to find your next job.

Blog IT

Giải ngố công nghệ “Dual Pixel Camera” và “Dual Camera” trên Galaxy S8 dễ nhầm lẫn nhưng hoàn toàn khác biệt

Giải ngố công nghệ “Dual Pixel Camera” và “Dual Camera” trên Galaxy S8 dễ nhầm lẫn nhưng hoàn toàn khác biệt

Mới đây, thông số cấu hình chi tiết của bộ đôi Galaxy S8 và Galaxy S8 Plus đều đã được tiết lộ. Bên cạnh điểm đáng chú ý là kích thước màn hình lớn (5,8” và 6,2”), có một thống số khác rất đáng chú ý và đó chính là camera.

Trong những hình ảnh tiết lộ, Galaxy S8 và Galaxy S8 Plus đều có camera 12MP Dual Pixel Main Camera. Và chi tiết này đã khiến khá nhiều người nhầm lẫn, tưởng rằng Galaxy S8 và Galaxy S8 Plus được trang bị camera kép.


Thông số kỹ thuật của Galaxy S8 Plus bị tiết lộ.

Thông số kỹ thuật của Galaxy S8 Plus bị tiết lộ.

Cụm từ “Dual Pixel Camera” ở đây hoàn toàn khác với “Dual Camera”. Và để giải ngố, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem “Dual Pixel Camera” và “Dual Camera” thực sự là gì.

“Dual Pixel Camera” là gì?

Đầu tiên chúng ta cần nhớ, “Dual Pixel Camera” không phải là camera kép mà là một công nghệ độc quyền của Samsung. Công nghệ Dual Pixel này đã từng được sử dụng trong Galaxy S7 và S7 edge, cho nên nó cũng không mới mẻ gì.

Thế nhưng công nghệ này cũng rất thú vị, vì vậy chúng ta sẽ cùng tìm hiểu lại xem Dual Pixel là gì.

Về cơ bản, Dual Pixel là công nghệ lấy nét pha (phase detection autofocus) thế hệ mới, hiệu quả hơn nhiều so với công nghệ lấy nét pha thông thường trên các smartphone hiện nay. Với kiểu lấy nét pha thông thường, cảm biến sẽ có một số điểm ảnh (pixel) đặc biệt để chuyên phục vụ việc lấy nét.

Các cảm biến này được gọi là PD pixel, chúng thường bị che đi một nửa và thường thì một cặp PD pixel sẽ có một pixel bị che bên trái, còn một pixel bị che bên phải. Đây cũng là các pixel không tiếp nhận được thông tin ánh sáng, do đó chúng còn bị coi là pixel lỗi trong cảm biến.


Sự khác biệt giữa công nghệ lấy nét theo pha thông thường (bên trái) và công nghệ lấy nét Dual Pixel của Samsung (bên phải).

Sự khác biệt giữa công nghệ lấy nét theo pha thông thường (bên trái) và công nghệ lấy nét Dual Pixel của Samsung (bên phải).

Nếu càng nhiều PD pixel trên cảm biến sẽ giúp việc lấy nét theo pha càng nhanh và càng chính xác nhưng nhược điểm là sẽ có càng nhiều pixel lỗi. Nếu ít PD pixel trên cảm biến sẽ không lấy nét nhanh và chính xác bằng, tuy nhiên lại có ít pixel lỗi hơn. Vì thế, các cảm biến hỗ trợ lấy nét theo pha thông thường hiện nay đều có số PD pixel chiếm khoảng dưới 5% tổng số pixel của cảm biến.

Còn đối với công nghệ Dual Pixel, toàn bộ 100% điểm ảnh trong cảm biến đều là các PD pixel. Tuy nhiên các pixel này không bị che đi một nửa, mà thay vào đó có cả hai thành phần để phục vụ lấy nét.

Galaxy s7 và S7 edge là hai smartphone đầu tiên hiện nay hỗ trợ công nghệ lấy nét pha Dual Pixel. Trước đó, công nghệ này đã được Canon đưa lên chiếc EOS 70D vào năm 2013. Theo Canon thì công nghệ Dual Pixel cho phép 80% các điểm ảnh trên máy ảnh này được dùng để hỗ trợ lấy nét pha.

Vì thế có thể hiểu một cách đơn giản là công nghệ Dual Pixel sẽ giúp camera của smartphone có khả năng lấy nét nhanh hơn và chuẩn hơn, mà không làm ảnh hưởng tới chất lượng ảnh. Và theo như thông tin tiết lộ, cả Galaxy S8 và Galaxy S8 Plus đều sẽ được kế thừa công nghệ Dual Pixel từ Galaxy S7.

“Dual Camera” là gì

Dual Camera chính là camera kép, cụm camera phía sau của smartphone được trang bị 2 ống kính hoàn toàn độc lập nhằm cải thiện chất lượng ảnh và hỗ trợ nhiều tính năng chụp ảnh đặc biệt. Những chiếc smartphone trang bị Dual Camera hiện nay có thể kể đến là iPhone 7 Plus, LG G5, Huawei P9 hay HTC ONE M8 Eye.


Dual Camera có 2 ống kính độc lập.

Dual Camera có 2 ống kính độc lập.

Camera kép của từng hãng smartphone lại có những tính năng và ưu điểm riêng. Ví dụ như HTC One M8 Eye cho khả năng chụp trước lấy nét sau. LG G5 cung cấp góc chụp rộng hơn. Huawei P9 cho màu sắc chân thực với một camera chỉ chụp ảnh đen trắng. iPhone 7 Plus lại tập trung vào hiệu ứng xóa font và tạo bokeh.

Tuy nhiên hầu hết camera kép trên smartphone đều giúp tăng kích thước cảm biến, tăng khả năng tiếp nhận ánh sáng (rất hữu ích khi chụp đêm), tăng khả năng zoom quang học, tạo độ sâu trường ảnh. Tất cả đều giúp làm giảm bớt khoảng cách giữa camera trên smartphone và những chiếc máy ảnh DSLR chuyên nghiệp.

Vì sao Galaxy S8 không có camera kép?

Camera kép (Dual Camera) có thể nói là xu hướng phổ biến của những chiếc smartphone cao cấp hiện nay. Vậy tại sao Samsung không trang bị camera kép cho chiếc smartphone cao cấp Galaxy S8?

Thiết kế có thể là một trong những nguyên nhân, bởi các linh kiện như camera chiếm một khoảng không gian khá nhiều bên trong smartphone. Galaxy S8 có thể không đủ khoảng trống để trang bị thêm một cụm camera và cảm biến thứ hai.


Galaxy S8 và Galaxy S8 Plus đều có “Dual Pixel Camera”, nhưng chỉ Galaxy S8 Plus là có “Dual Camera”.

Galaxy S8 và Galaxy S8 Plus đều có “Dual Pixel Camera”, nhưng chỉ Galaxy S8 Plus là có “Dual Camera”.

Giá thành cũng đáng quan tâm, mặc dù đây không phải là nguyên nhân chính. Việc trang bị camera kép sẽ khiến giá thành sản xuất tăng cao hơn, nếu như Samsung sử dụng cảm biến và ống kính cao cấp. Chúng ta cũng từng thấy những smartphone tầm trung giá rẻ như Huawei GR5 cũng có camera kép.

Chiến lược kinh doanh có thể là một nguyên nhân quan trọng. Chúng ta có thể nhìn vào iPhone 7 và iPhone 7 Plus của Apple, cũng chỉ có iPhone 7 Plus là được trang bị camera kép. Và kết quả là mọi sự chú ý đều đổ dồn vào chiếc iPhone 7 Plus to hơn và đắt tiền hơn này.

Trong khi iPhone 7 bị người dùng hờ hững, chiếc iPhone đắt tiền hơn lại luôn trong tình trạng cháy hàng. Đây cũng giống như đòn bẩy, khi nhà sản xuất ra mắt 2 sản phẩm gần giống nhau nhưng mục đích lại là bán sản phẩm có giá đắt hơn với nhiều tính năng và ưu điểm hơn sản phẩm con lại.

Samsung cũng từng nhận ra điều đó khi mà Galaxy S7 không có màn hình cong, còn Galaxy S7 edge có màn hình cong. Khách hàng chỉ chọn mua Galaxy S7 edge. Việc trang bị camera kép cho Galaxy S8 Plus, và camera đơn cho Galaxy S8 cũng có thể nhằm mục đích thúc đẩy doanh số của phiên bản cao cấp hơn và đắt tiền hơn này.

    Tổng hợp

Nguồn: Genk.vn

Similar blogs

Hot Blogs