Hello,

Sign in to find your next job.

Blog IT

Giới chức siết mạnh, nhiều công ty tiền mã hóa tại Trung Quốc tạm ngừng hoạt động

Giới chức siết mạnh, nhiều công ty tiền mã hóa tại Trung Quốc tạm ngừng hoạt động

Nhiều công ty đào tiền mã hóa ở Trung Quốc trong đó có HashCow và BTC đã ngừng hoạt động tại Trung Quốc sau khi chính quyền Bắc Kinh áp dụng biện pháp siết chặt hoạt động đào và kinh doanh tiền mã hóa, động thái này của giới chức Trung Quốc lập tức ảnh hưởng xấu đến các loại tiền mã hóa trong bối cảnh quan điểm chỉ trích loại tiền mã hóa này dâng cao trên toàn cầu.

Quốc vụ viện Trung Quốc dẫn đầu bởi phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc thông báo về các biện pháp hạn chế trong ngày thứ Sáu trong nỗ lực giảm thiểu các rủi ro tài chính. Đây là lần đầu tiên Quốc vụ viện Trung Quốc có động thái trực tiếp nhắm đến hoạt động đào tiền mã hóa. Trung Quốc hiện đang chiếm hơn 70% hoạt động đào tiền ảo của thế giới.

Giới chức siết mạnh, nhiều công ty tiền mã hóa tại Trung Quốc tạm ngừng hoạt động - Ảnh 1.
 

Sàn giao dịch tiền ảo Huobi của Trung Quốc vào ngày thứ Hai đã ngừng cả hoạt động đào tiền mã hóa và hoạt động kinh doanh với các khách hàng thuộc Trung Quốc đại lục, đại diện sàn khẳng định sẽ tập trung nhiều hơn vào các hoạt động giao dịch của nước ngoài.

Sàn giao dịch tiền ảo BTC đồng thời thông báo ngừng hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc còn sàn giao dịch tiền mã hóa HashCow cũng ngừng mua bitcoin.

"Hoạt động đào tiền mã hóa tiêu tốn nhiều năng lượng như vậy đi ngược lại mục tiêu về cân bằng các bon của Trung Quốc", trưởng bộ phận đầu tư tại Novem Arcae Technologies – ông Chen Jiahe, khẳng định.

Ông cũng nói thêm rằng giới chức Trung Quốc đang muốn đẩy mạnh ngăn chặn hoạt động đầu cơ tiền mã hóa.

Giá bitcoin đã chịu tác động nặng nề sau động thái từ Trung Quốc và hiện giờ thấp hơn 50% so với mức đỉnh thiết lập gần nhất. Giá bitcoin giảm 17% trong ngày Chủ Nhật rồi sau đó phục hồi trở lại và gần đây nhất đang giao dịch ổn định. Với các đồng tiền mã hóa khác, đồng ether rớt xuống mức thấp nhất trong 2 tháng vào ngày Chủ Nhật, giảm khoảng 60% so với mức đỉnh mới được thiết lập chỉ 12 ngày trước đó.

Giới chức quản lý trên toàn cầu hiện đang đặc biệt lo lắng để đảm bảo an toàn cho nhà đầu tư và ngăn chặn hành vi rửa tiền, tuy nhiên phần đông trong số họ vẫn rất băn khoăn về việc họ nên quản lý tiền mã hóa như thế nào.

Giới chức Mỹ cũng đang cứng rắn hơn với tiền mã hóa. Thứ Năm tuần trước, Chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) khẳng định rằng tiền mã hóa tiềm ẩn rủi ro gây mất ổn định tài chính, chính vì vậy có thể cần đến các biện pháp quản lý chặt chẽ hơn.

Tiêu thụ năng lượng của các công ty đào tiền mã hóa tại Trung Quốc dự kiến sẽ lập kỷ lục vào năm 2024, ở thời điểm đó, tổng lượng tiêu thụ điện của các công ty tiền mã hóa tại Trung Quốc dự kiến sẽ tương đương với toàn bộ lượng điện tiêu thụ của Italy vào năm 2016, theo nghiên cứu gần đây của Nature Communications.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã cam kết về mục tiêu cân bằng các bon vào năm 2060. Trung Quốc đã không còn là trung tâm giao dịch tiền mã hóa lớn nhất thế giới sau khi vào năm 2017 Bắc Kinh cấm các sàn giao dịch tiền mã hóa hoạt động.

Không ít chuyên gia cho rằng việc Trung Quốc đưa ra động thái cứng rắn với tiền mã hóa chính là để dọn đường cho việc đồng tiền nhân dân tệ số chuẩn bị được lưu hành. Thậm chí có quan điểm còn cho rằng bằng đồng nhân dân tệ số, Trung Quốc muốn "thách thức" vị thế đồng tiền dự trữ toàn cầu của đồng USD.

Khi phát triển đồng nhân dân tệ số, Trung Quốc chưa bao giờ có ý định "thách thức" vị thế đồng tiền dự trữ quốc tế của đồng USD, theo khẳng định của ông Xiaochuan Zhou – cựu thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc tại một diễn dàn được tổ chức tại đại học Thanh Hoa – Bắc Kinh vào ngày thứ Bảy.

Theo Bloomberg, ông Zhou nói rằng sự phát triển của đồng nhân dân tệ số sẽ giúp giải quyết cho các hoạt động thanh toán liên biên giới, tuy nhiên Trung Quốc chưa bao giờ có ý định sẽ thay thế đồng USD trong vai trò công cụ thanh toán quốc tế được ưa chuộng.

Đồng nhân dân tệ số không nên được liên kết quá chặt chẽ đến khái niệm quốc tế hóa đồng tiền bởi việc này sẽ phụ thuộc vào việc mở cửa chính sách tài chính và cải tổ hệ thống tài chính chứ không phải chỉ ở vấn đề công nghệ.

Ngoài ra, cũng theo khẳng định của ông Zhou, hệ thống thanh toán số điện tử được cùng phát triển bởi hệ thống các ngân hàng thương mại, công ty viễn thông và một số công ty thuộc bên thứ 3 và không hề được lập ra để thay thế cho vị trí của bên thứ ba, tất cả các bên được nhắc đến ở trên đều chung một mục tiêu.

Trung Quốc nhiều khả năng sẽ trở thành ngân hàng trung ương đầu tiên trên thế giới phát hành phiên bản số của đồng nội tệ. Giới chức Trung Quốc đang cố gắng theo kịp và duy trì kiểm soát nền kinh tế số tăng trưởng nhanh chóng. Hiện tại, Trung Quốc vẫn đang duy trì hoạt động thử nghiệm tại nhiều thành phố trong đó có Hồng Kông. Giới chức Hồng Kông đang có các đợt đối thoại với Trung Quốc nhằm tăng cường thử nghiệm đồng nhân dân tệ số liên biên giới.

 

Nguồn: Genk.vn

Hot Blogs