Bạn đang sống trong kỷ nguyên bùng nổ của Công nghệ Thông tin (CNTT). Cả thế giới đang “cuồng” học CNTT ngay cả phụ nữ và trẻ em – phần trăm hiếm hoi trong ngành CNTT cũng thông thạo các ngôn ngữ CNTT.
Hơn hết, CNTT start-up đang dần chiếm lĩnh thị trường và thay thế các công ty truyền thống thông qua các ứng dụng online.
Cả thế giới đang “cuồng” CNTT
Từ phụ nữ, trẻ em đến Tổng thống, từ học sinh phổ thông đến người đi làm… tất cả đều đang phát “cuồng” vì CNTT.
Tổng thống Mỹ Barack Obama đã khẳng định rằng: “Bất cứ ai cũng có thể học CNTT”
Vào ngày 8/12/2015, Barack Obama đã trở thành Tổng thống Mỹ đầu tiên tự tay viết mã CNTT khi ông tham dự sự kiện Hour of Code do tổ chức phi lợi nhuận code.org tổ chức tại Nhà Trắng để khẳng định rằng bất cứ ai cũng có thể học CNTT. Ông cũng đã phát biểu: “Nếu chúng ta muốn nước Mỹ tiếp tục phát triển, các bạn trẻ cần làm chủ công nghệ giúp thay đổi cuộc sống”. Trước đó cựu Thị trưởng New York Michael Bloomberg cũng từng tuyên bố ông muốn học CNTT.
Những ngôi sao Hollywood như Shakira, Ashton Kutcher, Angela Bassett cùng với các lãnh đạo công nghệ lớn như Bill Gates và Mark Zuckerberg cũng có thông điệp rằng tất cả mọi người đều có thể học CNTT và hãy dành thời gian tìm hiểu về CNTT.
CNTT không kén người học
Đối với trẻ em, các quốc gia trên thế giới như Anh, Nhật, Italy, Singapore… đang chuẩn bị cho việc tích hợp CNTT vào chương trình học phổ thông. Đây sẽ sớm là môn học bắt buộc giúp trẻ tìm hiểu về ngôn ngữ CNTT phổ biến Python, Java, C++ ngay từ nhỏ. Tại Nhật, chính phủ đang khuyến khích phát triển công dân Nhật khởi nghiệp, mở doanh nghiệp tự kinh doanh. Đây là thay đổi hiếm thấy trong lịch sử chính sách Nhật vốn chú trọng phát triển các tập đoàn lớn.
Tại Việt Nam, Lãnh sự quán Hoa Kỳ đang tài trợ chương trình để đưa các kỹ năng về STEM (Khoa học công nghệ và Toán) vào các trường phổ thông tại TP HCM, phối hợp cùng với Khoa CNTT, ĐH Khoa Học Tự Nhiên HCM. Mỗi buổi học đều thu hút rất đông và hào hứng các bạn học sinh từ 8-14 tuổi.
CNTT đang “chiếm lĩnh” nền công nghiệp
Công nghệ đã bắt đầu hòa trộn và bạn chớ băn khoăn khi đang phải theo đuổi một ngành nghề hoàn toàn khác biệt. Trong kỷ nguyên này, máy tính là thứ duy nhất sẽ tồn tại và chi phối mọi hoạt động trong tương lai. CNTT đang ngày càng bành trướng, “phần mềm hóa” ngay cả những ngành nghề truyền thống (thậm chí là cả trong bóng đá) như:
• Uber – Hãng taxi được định giá hơn 40 tỷ USD sau 6 năm hoạt động mà chẳng sở hữu chiếc xe nào;
• Facebook –Gã khổng lồ trong giới công nghệ với số lượng người dùng lên tới 1,39 tỷ và một “kho tàng” thông tin, dữ liệu chưa từng thấy mà chẳng cần tốn sức góp nhặt;
• Alibaba – Tập đoàn đi đầu về thương mại điện tử và sở hữu “siêu chợ ảo” Taobao bán hàng triệu đơn hàng mỗi ngày mà chẳng sản xuất thứ gì;
• Airbnb – Chuỗi khách sạn có tới 250 nghìn phòng ở và nhà cho thuê trên toàn cầu mà chẳng sở hữu căn nhà hay mảnh đất nào;
• Instagram – Mạng xã hội ảnh mạnh nhất thế giới với 70 triệu tấm ảnh được đăng tải mỗi ngày nhưng không có lấy một nhiếp ảnh gia;
• Đội tuyển Đức bất bại trong các loạt sút luân lưu (tỷ lệ cầu thủ đá hỏng cực hiếm, ngược lại thủ môn của họ lại cản phá được rất nhiều) nhờ áp dụng công nghệ Big Data;
Và hãy thử tưởng tượng, bạn sẽ sở hữu công ty về vốn vay lớn nhất thế giới nhưng không sở hữu bất kỳ chi nhánh ngân hàng nào hay công ty bất động sản lớn nhất thế giới mà không cần xây dựng tòa nhà nào. Đó chính là điều tuyệt vời “kinh khủng” mà công nghệ thông tin đang làm thay đổi thế giới. Chính sự chuyển mình này, những người start-up từ trắng tay đến thu nhập ngàn đô chỉ bằng ứng dụng CNTT, dần lấn sân và đánh bại những doanh nghiệp lâu năm nhờ sự tiện ích và hiện đại này.
Những ứng dụng Việt được nhiều người biết đến
Tương lai của bạn nằm ở ứng dụng CNTT
Bạn Nguyễn Trung Nghĩa, cử nhân ngành Công nghiệp Thực phẩm nhìn thấy tầm quan trọng của công nghệ đang học ở Hệ thống Đào tạo Lập trình viên Quốc tế APTECH Ấn Độ tại 212-214 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 6, Quận 3, TP.HCM cho hay: “Việc sản xuất dược phẩm cần đến phần mềm tính toán hóa chất một cách nhanh nhất vì trong phòng thí nghiệm các phương tiện còn nhiều hạn chế. Và đặc biệt, với xu hướng mobile phát triển như hiện nay thì ít ai chịu ngồi xuống máy tính để tính toán cáp quang hay liều lượng mà cần thực hiện nhanh chóng ngay trên điện thoại của mình. Vì vậy, mình đã nghĩ tới việc sẽ áp dụng CNTT vào ngành công nghiệp thực phẩm trong một ngày không xa.”
Đặc biệt, CNTT là ngành học rất phù hợp với tố chất của người Việt Nam vì nó đòi hỏi kỹ năng xử lý tình huống linh hoạt, khéo léo và chịu khó. Người học sẽ đi theo lộ trình phát triển bản thân nếu theo học CNTT như sau:
– [Sinh viên học CNTT] Tăng khả năng tư duy, sáng tạo, giải quyết các bài toán thực tiễn
– [Đi làm 1-3 năm] Tự xây dựng những phần mềm phục vụ cho chính bản thân và xã hội
– [>=4 năm] Tự kiếm tiền từ chính những phần mềm viết ra với mức thu nhập ngàn đô như Nguyễn Lương Bằng, Nguyễn Hà Đông… Hoặc khởi nghiệp (start-up) để trở thành những công ty công nghệ tỉ đô.
Chưa kể đến, chính phủ đã ban hành quyết định giảm 50% số thuế thu nhập cá nhân dành cho nhân lực công nghệ cao làm việc trong lĩnh vực CNTT. Vậy bạn còn ngần ngại gì mà không tiến gần với ngành nghề xu thế này? Hãy bắt đầu khai nghiệp ngay hôm nay và tự tạo cho mình sản phẩm riêng biệt như Tổng thống Mỹ Barack Obama từng khuyến khích “Đừng chỉ chơi game trên điện thoại, hãy học CNTT “.