Tuần này, Twitter tổ chức kỷ niệm hơn một thập kỷ ra đời. Không có nhiều phương tiện truyền thông nhắc đến sự kiện này, nhưng trong hơn 10 năm qua công ty đã thu hút hơn 350 triệu người dùng và có hơn một tỷ cập nhật dài 140 ký tự được đăng lên mỗi ngày.
Trong những năm qua, Twitter đã “chiến đấu” cật lực để giành lấy vị trí hàng đầu trên thế giới – như bất kỳ công ty khởi nghiệp nào – họ cũng mắc rất nhiều lỗi sai và lỗi tính toán. Dù sao đi nữa, những điều đó cũng đã hình thành nên một Twitter ngày hôm nay.
Khi Jack Dorsey đứng ra lèo lái công ty lần nữa, Twitter như tìm được hướng đi của mình. Tuy nhiên, như bất kỳ công ty khởi nghiệp non trẻ nào, Twitter cũng phải trải qua những năm đầy biến động để có được chỗ đứng ngày hôm nay. Và đây là câu chuyện của họ:
2006: Xin chào Thế giới
Twitter ra đời ngày 21 tháng 3 năm 2006 với ba người đồng sáng lập: Jack Dorsey, Biz Stone và Dick Costolo. Năm đầu tiên này không có gì đặc biệt, bởi những người sáng lập thụ động trong việc mời bạn bè tham gia dịch vụ và họ đơn giản chỉ tweet những câu sáo rỗng về cuộc sống.
The Washington Post là một trong những trang tin tức mới đầu tiên nhắc đến Twitter, chỉ một thời gian ngắn, gọi đó là “đỉnh cao của thuyết duy ngã” vì nó có thể biết được những gì bạn đang làm.
2007: Twitter và tipping point là cái quái gì?
Khi bắt đầu ra mắt người dùng, không ai biết Twitter là gì nhưng họ vẫn đăng ký hàng loạt. Công ty có hơn 60,000 người dùng và hàng triệu tin nhắn chỉ trong một năm kể từ ngày công bố tính từ tháng 3 năm 2007 – và phát triển mạnh mẽ trong cuối tháng đó tại SXSW, từ hơn 20,000 tin nhắn mỗi ngày, con số này lên đến hơn 60,000.
2008: Jack suy tính lại, Twitter vượt mặt Facebook
Đây có lẽ là sai lầm đầu tiên của Twitter – CEO Jack Dorsey có một bưới lùi vào năm 2008; Evan Williams cho rằng “Twitter phát triển cả nội bộ và được nhiều người biết đến, chúng tôi suy xét kỹ đường hướng trong tương lai và hiểu rằng Twitter cần sự tập trung từ một người lãnh đạo duy nhất. Dorsey tiếp tục lèo lái Twitter với vai trò Chủ tịch và đưa ra những quyết định mang tính “chiến lược”.
Dorsey đã ở lại trên tàu là Chủ tịch và ở lại công ty để đưa ra quyết định “chiến lược”.
Cùng năm đó, Twitter từ chối một đề nghị gián tiếp với trị giá 500 triệu đô từ Facebook để có được những dịch vụ “nghiêm túc hơn”. Điều kỳ lạ là tại thời điểm này, Twitter vẫn không đem về được cho mình một đồng nào cả.
Khi được hỏi về vấn đề này, Ev Williams nói Twitter nhận được các cuộc gọi liên tục từ các công ty muốn đặt quảng cáo trên trang, nhưng Twitter từ chối bởi “không muốn kiếm tiền từ các quảng cáo.”
Vào cuối năm, Dorsey bị ban điều hành sa thải.
Ông dần trở nên thất thường và chỉ tập trung vào những sở thích cá nhân như may vá, các lớp vẽ và không giao tiếp với các nhà đầu tư, cũng như ông tranh cãi với Williams thường xuyên hơn – ông bị sa thải, để tránh việc ông trở thành gánh nặng của công ty.
2009: Cá voi thất thủ
Trong thời gian này, Twitter phải đánh vật với tốc độ phát triển quá nhanh của nó – nó chưa sẵn sàng tiếp nhận quá nhiều người dùng.
Hình ảnh “fail whale” xuất hiện thường xuyên hơn do gặp những vấn đề về dịch vụ,
Nhưng Twitter là đưa ra lý do rất tốt cho điều này: lượng người dùng tăng từ 475,000 lên đến 7 triệu trong chỉ 12 tháng.
Vào cuối năm 2009, Twitter phải vượt qua cuộc khủng hoảng dài nhất khi gặp phải đợt tấn công D.o.S và khiến nó không thể hoạt động trong nhiều giờ liền.
Twitter trở thành công cụ chính để các công ty giữ liên lạc với khách hàng với thông điệp:
“Việc lan truyền thông tin (phim ảnh, ẩm nhạc hay những bài như thế này) sẽ gặp ảnh hưởng lớn nếu mất điện kéo dài, chúng tôi sẽ không nói một lời nào đến việc phát triển của các doanh nghiệp phụ thuộc vào dịch vụ của chúng tôi.”
2010: XSS tấn công Twitter
Người dùng Twitter nhận ra rằng họ không được bảo vệ một cách an toàn trước sự tấn công của XSS và JavaScript có thể xuất hiện trong chỉ một tweet và điều khiển mọi thứ.
Trong lúc người dùng sử dụng chức năng “onMouseOver” để tấn công nhau, bao gồm việc điều hướng đến trang web đen và hiện pop-up đầy màn hình.
Twitter sửa lỗi này rất nhanh, nhưng tin tức về sai lầm ngớ ngẩn đó lại lan nhanh ra khắp nơi. Kể từ đó, Twitter không còn bị những cuộc tấn công như vậy làm ảnh hưởng nữa.
2011: Cắt đứt quan hệ, kết nối với Google
Mở màn cho thái độ thù địch của Twitter nhằm hạn chế các nền tảng khác truy cập vào cơ sở dữ liệu của nó bắt đầu vào năm 2011 khi thoả thuận giữa Twitter và Google hết hạn, khiến tất cả các tweet và thông tin khác biến mất hoàn toàn khỏi các công cụ tìm kiếm.
Hợp đồng này vừa ký vào năm trước và Google đang mong đợi nó được gia hạn.
Cuối cùng, Twitter đã làm điều này để nó có thể hạn chế quyền truy cập vào kho lưu trữ không giới hạn với các dịch vụ như Topsy; buộc người dùng sử dụng công cụ tìm kiếm của riêng Twitter.
Những động thái này chỉ là mở màn của một chuỗi hành động ầm ĩ; kể cả việc Twitter hạn chế tiếp xúc với nền tảng của nó, giới hạn lại những khả năng mà các thông tin giá trị của Twitter có thể bị sử dụng.
2012: Chặn truy cập của các lập trình viên bên thứ ba
Một trong những thời điểm hỗn loạn nhất của Twitter trong năm 2012 đó là khi Twitter quay lưng với các lập trình viên rằng Twitter không còn cho phép dựng những ứng dụng chiếm timeline công ty của họ nữa – và nếu có điều đó xảy ra, ứng dụng sẽ bị vô hiệu hoá.
Các động thái này dù được làm ra để “cung cấp trải nghiệm Twitter phù hợp”, nhưng suy cho cùng, Twitter đã bỏ mặc các lập trình viên đã cùng đồng hành với nó.
Lúc này, Twitter cũng đang theo đuổi “Bức tường” mà Facebook đã dựng nên, không một ứng dụng nào được đưa vào để thay thế trải nghiệm mà nó đang tạo ra.
Một trong những việc đầu tiên Twitter làm là chặn truy cập của LinkedIn, người dùng không thể đăng bài trực tiếp từ LinkedIn nữa. Các nạn nhân tiếp theo lần lượt là chế độ “tìm bạn” của Instagram và Tumblr.
Cách làm của Twitter đã tác động lớn đến các lập trình viên bên thứ ba. Flacon Pro và Tweetro, hai khách hàng nổi tiếng mới, đã rất vất vả để có đủ token API cho người dùng sử dụng ứng dụng của họ. IFTTT không cho Tweeter tích hợp. StockTwits chặn Twitter hoàn toàn. Twitpic cũng ra đi từ đó. Sự xáo trộn này là bài học lớn cho Twitter đến tận hôm nay, các lập trình viên không còn tin tưởng Twitter vì họ không biết khi nào Twitter sẽ bỏ rơi họ.
2013: Blue line, blocking
Một thay đổi lớn trong thời gian này của Twitter đó là Twitter thêm vào những “dòng xanh đối thoại”; giúp những đoạn hội thoại liên kết chặt chẽ hơn.
Tính năng mới phải khuyến khích người dùng sử dụng dịch vụ bằng cách giúp họ quản lý những đoạn hội thoại lộn xộn. Rất nhiều người thích tính năng này, và cũng không ít người ghét nó. Những dòng xanh này đến ngày nay vẫn còn là mối quan tâm của người dùng trên toàn thế giới.
Cuối cùng, những dòng xanh này được thiết kế lại để nó gây ít phiền nhiễu hơn, và nó là thay đổi mà mọi người rất thích.
Một thay đổi khác trong tháng 12 thậm chí còn gây nhiều tranh cãi hơn, khi các công ty nhận ra ý nghĩa của nút ‘block’. Thay vì cho phép bạn chặn một người hoàn toàn, Twitter chỉ ẩn họ đi khỏi timeline của bạn.
Sự thay đổi này cho phép người dùng theo dõi những người họ đã tấn công, sự thay đổi này không chỉ làm nản lòng người dùng thích đi tấn công người khác mà còn khiến họ bỏ mặc việc chủ động kết nối.
Sự thay đổi này nhận một luồng phản ứng dữ dội, người dùng cho rằng sự thay đổi này “như hệ thống an ninh cho trang chủ và hệ thống này bịt mắt người dùng thay vì cho họ biết sự thật.”
Twitter cuối cùng cũng chọn quyết định duy trì việc chặn người dùng, nút “block” đặt ở bên phải và điều này không hề lý tưởng bởi “người dùng lo lắng về sau việc chặn này chỉ dùng để trả đũa.”
Một năm sau, Twitter cho ra mắt công cụ tốt hơn để giải quyết các trò đùa.
2014: Quảng cáo ủng hộ thương hiệu, vén màn sự thật về thuật toán thời gian
Một trong những thay đổi lớn về thuật toán hiển thị timeline của Twitter bắt đầu từ năm 2014, trong khi CFO Anthony Noto lại nói rằng “Timeline trên Twitter được tổ chức theo hướng ngược” nhưng nó “không ảnh hưởng lớn đến trải nghiệm người dùng.”
Fan cuồng Twitter nổi giận bởi ý tưởng thuật toán thời gian, nhưng ở thời điểm này không có phản ứng nào thật sự nổi bật.
Tuy nhiên, những trải nghiệm mới ra đời ào ạt như nhìn thấy những bài viết người khác yêu thích trên dòng thời gian, và tự động theo dõi những nhà tài trợ trên Twitter.
Vào thời điểm đó, đồng sáng lập, CEO Dick Costolo phải chịu nhiều áp lực vào cuối năm 2014 vì đã bán phần lớn cổ phần. Một nhà đầu tư cho biết: “Làm sao bạn có thể để mắt đến nhân viên của mình khi bạn còn đang bận tìm cách mưu sinh?” Tuy vậy, khi CFO của Twitter vô tình phạm một lỗi kinh điển là tweet hẳn một tin nhắn công khai đến tất cả mọi người.
2015: Video tự động phát gây hại cho người dùng, Twitter cố gắng giành lại các lập trình viên
Các vấn đề nội bộ, áp lực đầu tư và những vấn đề khác đến vào đầu năm 2015 khi Costolo rút lui vào tháng 6, từ chức và bỏ mặc công ty không có CEO.
Costolo nói vào cuộc gọi cuối cùng với nhà đầu tư: “Nếu tôi tiếp tục giữ vị trí CEO trong lúc quá trình tìm kiếm đang diễn ra thì sự giám sát ở công ty sẽ tăng rất cao.”
Việc tìm người thay thế Costolo kéo dài hơn 4 tháng, trong lúc đó người đồng sáng lập, CEO Jack Dorsey điều hành cả hai công ty cùng một lúc, trước khi chính thức nhận chức CEO và chịu trách nhiệm công ty vĩnh viễn.
Dưới sự điều hành của Dorsey, Twitter có một phát triển mới, mạnh mẽ hơn nhằm xoa dịu các nhà đầu tư ở mức tốt nhất có thể.
Chỉ trong vòng vài tháng, công ty thay thế biểu tượng “ưa thích” với biểu tượng “trái tim”, tăng giới hạn ký tự lên đến 10,000, cho phép người dùng chia sẻ các khoảnh khắc, thay đổi này giúp người dùng theo dõi thông tin tốt hơn.
Bắt đầu ở vị trí CEO, Dorsey đặt ra mục tiêu giành lại những lập trình viên sau nhiều năm bỏ mặc họ. Twitter đưa ra một chuỗi API mới nhằm xoa dịu những lập trình viên, Dorsey nói lời xin lỗi: “Chúng ta sẽ làm lại từ đầu, với hy vọng học hỏi, lắng nghe lẫn nhau và cùng nhau phát triển. […] Chuyện này không diễn ra một sớm một chiều, nhưng tôi hứa rằng chúng ta sẽ đưa ra những quyết định đúng đắn để phục vụ cộng đồng tốt hơn.”
Một trong những quyết định khó khăn nhất mà Dorsey cần đưa ra trong những ngày đầu nhận việc: công ty sa thải 8% nhân viên để “tái đầu tư” phát triển và tập trung vào những điều quan trọng.
2015 không đem đến nhiều biến động cho người dùng, tuy nhiên, những phim quảng cáo tự động chạy đã làm ảnh hưởng đến dịch vụ.
Khi Bryce Williams sát hại hai phóng viên tại Virginia, dư luận về sự kiện này nhanh chóng lan truyền trên dòng thời gian và hiển thị ngay cả với người dùng vô tình xem lại những tin cũ.
Twitter ngay lập tức tìm cách gỡ bỏ các đoạn phim, nhưng tính năng tự động phát của nó đã biến tình hình trở nên tồi tệ hơn.
Twitter trở thành tâm điểm của cuộc tranh cãi vào cuối năm 2015, họ phải vật lộn với những khủng hoảng từ khắp nơi mà không có ai có thể lèo lái hay đứng mũi chịu sào cho nó ngay lúc này.
Kỹ sư Leslie Miley của Twitter viết trên Medium khi rời khỏi công ty, cho biết đó là một cuộc đấu tranh thật sự trong việc thuê nhân sự đa dạng và “Lý do của việc anh rời đi phần nào liên quan đến những khủng hoảng đến từ bên trong của công ty”
2016: Khởi đầu mới
Năm 2016 chỉ vừa bắt đầu, nhưng Twitter đã đưa ra vài thay đổi cơ bản trên nền tảng của nó.
Twitter đang nỗ lực để có nhiều công ty hơn kết nối với truyền thông đại chúng để hỗ trợ khách hàng; trong tháng 2, công ty đã đưa ra thuật toán về thời gian sau hơn 2 năm ấp ủ.
Trong những tính năng mới này, người dùng có thể tắt đi dòng thời gian nếu muốn, giúp bạn dễ theo dõi các tweet đã bỏ lỡ; tính năng này được đông đảo người dùng đón nhận.
Đó là một trong nhiều cách mà các mạng xã hội đang cố gắng làm để thu hút người dùng mới – và cuối cùng cách này cũng tỏ ra khá hiệu quả sau rất nhiều vấn đề đã xảy ra trong nhiều năm qua.
Sử dụng Twitter từ năm 2008, tôi đã từng lo lắng không biết năm 2014 Twitter sẽ như thế nào, và dường như lúc đó Twitter thật sự hỗn loạn và bỏ mặc những người dùng trung thành của nó.
Dưới sự điều hành của Jack Dorsey, đi ngược lại với nhiều lo lắng, năm 2015 Khi Jack Dorsey đã trở thành một thành viên của ban điều hành trong năm 2015, công ty bắt đầu đưa ra những quyết định đúng đắn, dù khó khăn, để phát triển bền vững lâu dài.
Lần đầu tiên sau thời gian dài, tôi rất vui vì những gì Twitter đã đạt được và tôi mong chờ những đổi mới tiếp theo mà Twitter sẽ đưa ra.
TechTalk via thenextweb