Trong khi doanh số bán smartphone giảm hơn 20% trong quý gần đây nhất, kết thúc vào ngày 30 tháng 6, nhu cầu chip tăng trong khi các giám đốc điều hành cắt giảm chi phí SG&A (chi phí bán hàng, tổng hợp và hành chính) được 15%. Kết quả là lợi nhuận từ hoạt động tăng 6%. Cả bộ phận chip và điện tử tiêu dùng đều có thu nhập từ hoạt động cao hơn, trong khi bộ phận IT và bộ phận di động thì có lợi nhuận mỏng hơn.
Dù có lợi nhuận hoạt động được cải thiện, Samsung báo cáo lợi nhuận ròng của quý II là 11,04 nghìn tỷ won (10 tỷ USD), thấp hơn một chút so với mức 11,05 nghìn tỷ won của năm ngoái.
Dù gì đi nữa, hãy đổ lỗi cho người đánh thuế khi mà Samsung có được những con số từ hoạt động được cải thiện nhưng lại có lợi nhuận yếu hơn. Mức thuế của Samsung là khoảng 28,3% thu nhập ròng trước thuế, cao hơn 5% so với một năm trước. Khoản thuế này cũng là khoản đóng thuế lớn nhất kể từ quý IV của năm 2013. Mức thuế mà họ phải trả là mức thuế cao thứ hai trong vòng hơn 1 thập kỷ qua.
Mức thuế từ 2013 đến 2018 mà Samsung phải trả
Mức thuế của Samsung đã tăng lên cao nhất trong vòng 10 quý qua, khiến cho thu nhập ròng bị giảm thiểu dù cho có sự mở rộng.
Nếu Samsung trả cùng mức thuế như hồi quý tháng 6 của năm2017, thu nhập ròng sẽ tăng lên gần 7%, lên mức cao thứ hai trong lịch sử công ty.
Mặc dù Samsung có thể là tên tuổi mạnh nhất trong thị trường chip bộ nhớ, màn hình hiển thị và điện thoại, họ cũng chẳng thể cưỡng nổi thực tế của thuế má. Khi mà các nhà đầu tư mổ xẻ từng bộ phận của Samsung để tìm ra manh mối cho tương lai, họ cần phải để mắt đến yếu tố xoay chuyển mạnh mẽ này.
Tham khảo Bloomberg