Những nhân viên sinh từ 1980 trở về sau đã không còn xem việc sống lâu lên lão làng là động lực nghề nghiệp.
Những người trẻ tuổi nhảy việc ngày càng nhiều. Không giống như những thế hệ trước đây thường ổn định công ăn việc làm để đảm bảo tài chính về lâu dài, thế hệ nhân viên sinh từ 1980-2004 không đi theo guồng này.
Một nhân viên chuyên viết lời quảng cáo cho biết: “Khi làm tại nhiều công ty khác nhau, bạn sẽ dễ dàng nói về sự phát triển bản thân và hành trình nghề nghiệp hơn khi bạn chỉ làm tại một công ty”. Anh đã nhảy việc 3 lần trong nhiều năm để tìm cơ hội thăng chức. “Bạn cũng sẽ dễ dàng giải thích rằng bạn là nhân tố nổi trội, rằng bạn làm ở công ty nào cũng có thể đóng góp cho thành công của công ty đó.”
(Nguồn: Internet)
Một khảo sát của Deloitte trên toàn cầu cho thấy khoảng 2/3 số lượng người khảo sát hy vọng rằng họ sẽ chuyển sang làm việc cho một công ty khác trong vòng 5 năm hoặc ít hơn nữa. Khảo sát cũng nói rằng “Nhân viên sinh năm 1980-2004 lúc nào cũng có một chân đặt ngoài công ty”. Dù rằng những nhân viên này có cùng nguyện vọng như các thế hệ trước về sở hữu nhà riêng, lập gia đình, nhu cầu trau dồi kỹ năng lãnh đạo và sự sẵn sàng nhảy việc mới là hai yếu tốt hoàn toàn mới của thế hệ này.
Cũng theo khảo sát, cứ một trong bốn nhân viên (25%) lứa này sẽ nghỉ việc ngay lập tức nếu có lời mời làm việc từ công ty khác. Tỉ lệ nhân viên nghỉ việc sau 2 năm còn tăng lên đáng kể là 44%. Nhiều sinh viên tốt nghiệp ra trường trong tình hình suy thoái kinh tế và bước vào môi trường làm việc cạnh tranh gay gắt.
Việc phải tự quảng bá bản thân như là một tài sản mà bất cứ công ty nào cũng muốn có, hơn là chỉ trung thành với một công ty duy nhất, là điều tất yếu để sinh tồn trong nghề nghiệp. Trong ngữ cảnh hiện tại, nhiều nhân viên cho rằng họ không có cơ hội phát triển nghề nghiệp tại công ty hiện tại và luôn tích cực tìm việc mới.
Nhân viên sinh từ 1980 trở về sau hiện chiếm đa số trên thị trường lao động. Khi họ đạt được những vị trí nhất định trong nghề nghiệp, việc nhảy việc luôn gây tổn thất không ít cho các công ty. Đánh mất nhân viên vào tay công ty khác và tuyển dụng nhân viên mới đều tốn rất nhiều chi phí của công ty, đặc biệt là các vị trí cao như trưởng bộ phận hoặc quản lý. Các công ty như Patagonia, Allianz, và Echo hiện đều đã sử dụng những phần mềm tương tác để nhận được phản hồi ngay lập tức từ nhân viên.
Trên thế giới, các công ty hạng 1 như Google, Tesla, Facebook sẽ hiếm có trường hợp nhân viên nghỉ việc, nhưng đối với các công ty không thuộc vào hàng này thì nhân viên sẽ thay việc liên tục để làm sao cuối cùng có được một chân trong các công ty hạng 1 danh tiếng này.
Nguồn: Bloomberg