Mỗi giây, mỗi phút trên thế giới lại có hàng tỉ văn bản được tạo ra bởi những chiếc máy in khắp mọi nơi, từ cơ quan chính phủ tới tổ chức cá nhân, văn phòng, thậm chí là hộ gia đình. Có rất nhiều thứ cần in ấn như tài liệu tham khảo, hóa đơn, chứng từ, bảng kê, sổ sách, hợp đồng… tất cả đều chứa thông tin quan trọng.
Tuy vậy, tại các doanh nghiệp hiện nay có một thực tế rằng mặc dù bảo mật thông tin được quan tâm sát sao nhưng lại bỏ qua một nguy cơ tiềm ẩn trong hệ thống: những chiếc máy in kém bảo mật.
Nguy cơ tiềm ẩn
Những chiếc máy in nối mạng tuy tiện lợi nhưng lại ít được bảo vệ. Chúng trở thành miếng mồi béo bở cho tin tặc. Rất nhiều hệ thống bảo mật doanh nghiệp được xây dựng công phu nhưng dường như lại đánh giá thấp một thành phần mà theo họ không mấy quan trọng: máy in.
Trong khảo sát1 về bảo mật máy in được thực hiện cuối năm 2016, IDC nhận định rằng máy in nối mạng đang mở toang cánh cửa cho tin tặc phá vỡ cấu trúc an ninh đằng sau bức tường lửa mà doanh nghiệp dày công thiết lập.
Những chiếc máy in này thường do bộ phận mua sắm nội bộ trang bị và hầu hết không nằm trong kế hoạch củng cố an ninh bảo mật doanh nghiệp. Và vì thế, việc xây dựng chiến lược an ninh thông tin doanh nghiệp vẫn chưa thể coi là toàn diện.
Khảo sát của IDC cũng cho thấy 53,6% doanh nghiệp tại khu vực châu Á – TBD không bao gồm Nhật Bản (APEJ) đánh giá tầm quan trọng của việc xây dựng một chiến lược an ninh CNTT toàn diện là dưới mức trung bình. Việc không đưa bảo mật máy in vào chiến lược tổng thể thực tế là một quan điểm chủ quan mà không sớm thì muộn doanh nghiệp sẽ hứng chịu tổn thất.
Xét về chức năng hoạt động, máy in không khác gì một chiếc máy tính hoặc thiết bị đầu cuối trong mạng doanh nghiệp. Máy in cũng có hệ điều hành, bộ nhớ, ổ cứng, kết nối mạng, đảm nhận chức năng chia sẻ chung nhưng lại không được bảo vệ chu đáo. Máy in đang là mục tiêu của rất nhiều loại hình tấn công từ bên ngoài. Nó có thể bị tấn công qua BIOS và firmware. Tin tặc có thể cài cắm mã ẩn vào tác vụ in ấn, đồng thời đánh cắp thông tin từ các tác vụ in ấn thông qua mạng.
Bít lỗ hổng máy in trong doanh nghiệp số
Các lãnh đạo CNTT nên coi máy in là một thành phần như chiếc máy tính trong hệ thống mạng doanh nghiệp, để có chính sách bảo vệ phù hợp. Việc cài đặt mật khẩu cho máy in, quét tìm lỗ hổng, nâng cấp phần mềm định kỳ và theo dõi chặt chẽ các tác vụ in ấn nên được áp dụng ngay lập tức.
Việc mua sắm, trang bị những chiếc máy in có bảo mật nên được ưu tiên. IDC khuyến cáo doanh nghiệp cần chắc chắn rằng nhà cung cấp máy in cho họ là đáng tin cậy và có khả năng thiết lập môi trường in ấn an toàn và đảm bảo.
HP, công ty đi đầu trong ngành công nghiệp in ấn trên toàn thế giới đã sớm nghiên cứu về những lỗ hổng bảo mật ẩn mình trong máy in doanh nghiệp. Hiện nay, các sản phẩm máy in Enterprise và một số dòng Pro chọn lọc của HP đã được trang bị hàng loạt công nghệ và tính năng bảo mật an toàn như HP JetAdvantage Security Manager, HP Printing Security Advisory Services, HP Managed Print Services (HP MPS) và HP Access Control.
Chẳng hạn, HP JetAdvantage Security Manager cho phép dễ dàng thiết lập chính sách bảo mật tổng thể, trong khi HP Printing Security Advisory Services giúp đánh giá xây dựng chiến lược in ấn bảo mật toàn diện để từ đó đề xuất các giải pháp tối ưu cho doanh nghiệp.
HP Managed Print Services kết hợp với HP Access Control sẽ giúp đảm bảo an toàn cho công tác in ấn. Các tác vụ in sẽ được mã hóa và chỉ có những người dùng được xác thực mới được quyền tiếp cận.
Những tính năng bảo mật cao cấp này có thể tìm thấy trong nhiều mẫu máy in của HP như PageWide Enterprise Color 556dn, HP LaserJet Enterprise M506dn hay HP Color LaserJet Pro MFP M477fdw.
Các công nghệ này cho phép doanh nghiệp xây dựng lá chắn bảo vệ toàn diện, ngăn chặn hiệu quả mọi nỗ lực đột nhập từ bên ngoài qua cửa ngõ máy in. Từ đó giúp bảo vệ an toàn mọi thông tin và dữ liệu quý giá của doanh nghiệp.
Để tìm hiểu thêm về Bảo Mật In Ấn HP, vui lòng truy cập tại đây hoặc gọi đến tổng đài hỗ trợ 1800 58 88 68 (24/7 miễn phí).
Theo Trí Thức Trẻ
Theo cafebiz.vn
Nguồn: Ictnews.vn
Công Ty Cổ Phần GreenFeed Việt Nam
Location: Hồ Chí Minh
Salary: Competitive
CVCC Quản trị Hạ tầng Mạng & Bảo mật - MSB - KCN - 3I097
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải Việt Nam (MSB)
Location: Hà Nội
Salary: Competitive
Chuyên gia An ninh thông tin (Security)
Location: Hà Nội
Salary: Competitive
Chuyên viên An ninh thông tin - BP. Giám sát an ninh thông tin
Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Nam Á (Nam A Bank)
Location: Hồ Chí Minh
Salary: Competitive
Project Manager (IT Security Department)
Location: Hồ Chí Minh
Salary: 1,000 - 2,400 USD
Nhân Viên An Ninh - Giám Sát Camera tại Quận 2
Location: Hồ Chí Minh
Salary: 8 Mil - 10 Mil VND
Chuyên viên Đánh giá An toàn bảo mật hệ thống CNTT
Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội ( SHB )
Location: Hà Nội
Salary: Competitive
Location: Hồ Chí Minh
Salary: Competitive
Network Security Engineer (Fresher)
Tổng công ty Công nghệ - Viễn thông Toàn cầu
Location: Hà Nội
Salary: Competitive
IT Infrastructure & Security Manager
Công Ty CP Vàng Bạc Đá Quý Phú Nhuận - PNJ
Location: Hồ Chí Minh
Salary: Competitive