Hello,

Sign in to find your next job.

Blog IT

Meta muốn chi 10 tỷ USD làm cáp quang biển vòng quanh thế giới

Meta muốn chi 10 tỷ USD làm cáp quang biển vòng quanh thế giới

Tập đoàn Meta được cho là đang lên kế hoạch xây dựng một hệ thống cáp quang biển khổng lồ, trải dài gần 25.000 dặm vòng quanh thế giới. Dự án này, ước tính trị giá hơn 10 tỷ USD, sẽ do Meta toàn quyền sở hữu và vận hành, đánh dấu một bước tiến lớn trong chiến lược kết nối toàn cầu của tập đoàn.

Theo thông tin từ TechCrunch, Meta, công ty mẹ của Facebook, Instagram và WhatsApp, đang ấp ủ một dự án đầy tham vọng: xây dựng một tuyến cáp quang biển bao quanh địa cầu. Nguồn tin thân cận với Meta tiết lộ dự án này có thể tiêu tốn hơn 10 tỷ USD cho gần 25.000 dặm cáp và Meta sẽ sở hữu 100% dung lượng của tuyến cáp này. Vai trò của trí tuệ nhân tạo (AI) trong dự án này vẫn chưa được làm rõ.

Hiện tại, dự án vẫn trong giai đoạn đầu, thông tin về lộ trình và dung lượng cáp vẫn chưa được công bố. Văn phòng Meta tại Nam Phi được cho là đang dẫn dắt quá trình này. Việc xây dựng tuyến cáp này sẽ mất nhiều năm để hoàn thành do nguồn lực hạn chế, đặc biệt là số lượng tàu chuyên dụng.

Cáp quang biển thường được sử dụng để truyền tín hiệu viễn thông trên những khoảng cách lớn dưới nước. Meta đã tham gia sở hữu một số tuyến cáp biển, bao gồm 2Africa, một tuyến cáp viễn thông chạy dọc bờ biển châu Phi. Trong khi đó, Google sở hữu độc lập 17 tuyến cáp biển, Amazon và Microsoft cũng đồng sở hữu một số tuyến cáp khác, theo nhà phân tích viễn thông Teleography.

Doanh nhân Sunil Tagare là người đầu tiên đưa tin về kế hoạch này trên TechCrunch. Ông cho rằng chi phí ban đầu của dự án là 2 tỷ USD nhưng sẽ tăng lên hơn 10 tỷ USD trong vòng 5 đến 10 năm tới. Ông Tagare cũng suy đoán rằng khả năng xây dựng trung tâm dữ liệu với chi phí thấp hơn của Ấn Độ so với Mỹ có thể là lý do tuyến cáp kết thúc tại quốc gia này.

Trên LinkedIn, ông Tagare viết: "Tuyến cáp sẽ bắt đầu từ Bờ Đông nước Mỹ, đi thẳng đến Ấn Độ với điểm dừng chân tại Nam Phi (cho mục đích cung cấp năng lượng và khôi phục). Từ Ấn Độ, cáp sẽ đi thẳng đến Bờ Tây nước Mỹ với điểm dừng chân tại Darwin (Australia)".

Việc tránh các khu vực căng thẳng địa chính trị, nơi cáp có thể bị hư hại như Biển Baltic hoặc Biển Đỏ, cũng được xem là một yếu tố chiến lược trong việc lựa chọn lộ trình. Meta chưa đưa ra bất kỳ bình luận nào về thông tin này.

 

GenK.

 

 

 
 

Similar blogs